$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Hai đặc điểm của những người môn đệ truyền giáo

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 267 | Cật nhập lần cuối: 7/18/2018 12:21:02 PM | RSS

Một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh ý tưởng của người môn đệ truyền giáo. Dựa vào Tin Mừng Chúa Nhật XV Thường Niên B, khi Máccô trình thuật Chúa Giêsu sai từng hai người một đi thi hành sứ vụ. ĐTC nói rằng đây là “một loại trải nghiệm” trong sự hy vọng về sứ mạng của các môn đệ sau khi Phục Sinh.

Đức Thánh Cha nói rằng người môn đệ truyền giáo, trong “phong cách” truyền giáo, có thể được tóm tắt trong hai điểm: “sứ vụ” có một tâm điểm, và có một “khuôn mặt”.

Điểm đầu tiên nhắc rằng trung tâm của sứ vụ là chính Con người Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu sai các Tông đồ với sứ mạng của họ, các ngài đã không đi trước để truyền loan sứ điệp của các tông đồ, hay là cho thấy những khả năng của các tông đồ. Nhưng hơn bao giờ hết, giống như các tia sáng phát ra từ một nguồn sáng duy nhất trọng tâm, các môn đệ công bố sứ điệp của Đức Giêsu, và đem sự hiện diện, công việc của Ngài vào trong thế giới. Các môn đệ được kêu gọi để nói và hành động như là những sứ giả của Đức Giêsu.

Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng dành cho mỗi người trong chúng ta, không chỉ dành cho các linh mục, nhưng là cho tất cả mọi Ki tô hữu, những người được kêu gọi “để trở nên nhân chứng của Tin Mừng Đức Giêsu vào trong mỗi khía cạnh của đời sống. Với chúng ta cũng vậy, sứ mạng truyền giáo “chỉ có sức năng động khi truyền giáo của chúng ta tập trung vào Đức Giêsu. Đây là “sứ mạng của Giáo Hội, không tách rời ra khỏi sự kết hiệp với Chúa”. Không có người Ki tô hữu nào công bố Tin Mừng theo sáng kiến của mình nhưng “họ chỉ được Giáo Hội sai đi, một Giáo Hội đã nhận lãnh sự ủy thác từ chính Chúa Kitô.”

Đặc điểm thứ hai của phong cách truyền giáo là sứ vụ có “một khuôn mặt”, một khía cạnh mà truyền giáo sẽ cho thế giới này xem thấy. Đó là “ khuôn mặt” bao gồm sự “khó nghèo về phương tiện”. Những người môn đệ nhận lệnh truyền “ không mang gì khi đi đường, chỉ trừ cái gậy”. Đức Thánh Cha nói rằng, điều này có nghĩa là “Đức Giêsu muốn các môn đệ của Ngài thanh thoát, tự do với của cải, chỉ phụ thuộc vào tình yêu của Ngài, Đấng đã sai họ, và được ban sức mạnh nhờ Lời của Ngài Lời mà họ đã công bố, rao giảng.” Những môn đệ truyền giáo không “phải là những nhà quản lý toàn năng, cũng chẳng phải là các viên chức bất động, cũng chẳng phải là đang thực hiện chuyến lưu diễn. “

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va