$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha Phanxicô: Truyền giáo là quà tặng nhưng không của Thánh Thần, không phải là kết quả của các chiến lược.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 337 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2021 10:30:10 AM | RSS

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đến các Hội Truyền giáo Giáo hoàng, và thúc giục họ hãy tránh việc tự thể hiện mình, nhưng là tạ ơn Thiên Chúa về quà tặng vì là những nhà truyền giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô: Truyền giáo là quà tặng nhưng không của Thánh Thần, không phải là kết quả của các chiến lược.Loan báo Tin Mừng là “một cái gì đó khác biệt với tất cả những hình thức hoạt động chính trị, văn hóa, tâm lý hay tôn giáo với kiểu chiêu mộ tín đồ, lôi kéo người khác theo phe, đảng…” Sứ mạng là quà tặng nhưng không của Thánh Thần, và không thể được ủy thác cho “những chương trình đào tạo huấn luyện” hay “ những cơ quan, cơ sở của giáo hội”, khi mà sứ mạng truyền giáo “xem ra bị nuốt chửng bởi việc ám ảnh thúc đẩy bản thân và các sáng kiến của chính những chương trình, hay cơ quan, và quảng cáo cho những sáng kiến của các Hội Truyền giáo Giáo hoàng này”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về những nền tảng truyền giáo của người Kitô hữu trong một thông điệp gửi cho các Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), mà lẽ ra các vị đứng đầu của các hội này đã có cuộc gặp gỡ tại Rôma cho kỳ Đại Hội hằng năm của mình. Tuy nhiên, vì đại dịch Covid-19, Đại Hội này đã phải hoãn lại.

Những nền tảng của truyền giáo

Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ lại rằng điểm trọng tâm nhất nơi truyền giáo của Giáo Hội là “Chúa Thánh Thần, chứ không phải là kết quả của những ý tưởng và các dự án của chúng ta.” Đón nhận niềm vui của Thánh Thần “là ân sủng” và “chỉ có sức mạnh nơi Thánh Thần mới có thể làm cho chúng ta rao giảng Tin Mừng”.

Ơn cứu độ “không phải là kết quả của những sáng kiến truyền giáo của chúng ta, cũng chẳng phải là việc chúng ta nói về sự nhập thể của Ngôi Lời”. Ơn cứu độ “có thể chỉ diễn ra qua những lăng kính của một cuộc gặp gỡ với ai đó đã kêu gọi chúng ta”, và vì thế, đó là kết quả của sự bùng nổ niềm vui và lòng biết ơn. Rao loan Tin Mừng có nghĩa là làm chứng cho vinh quang của Đức Kitô Phục sinh.

Những yếu tố phân biệt của truyền giáo

Trích lại Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả những đặc điểm để phân biệt truyền giáo.

Trước hết, là sự thu hút, lôi cuốn: Giáo Hội lớn lên trong thế giới nhờ qua sự hấp dẫn, lôi cuốn chứ không phải nhờ vào kiểu chiêu dụ tín đồ. “Nếu một ai đó đi theo Đức Giêsu, là bởi vì họ cảm thấy hạnh phúc vì thấy mình bị Chúa Giêsu thu hút; còn với những người khác sẽ là sự gây chú ý. Thậm chí họ có thể bị ngạc nhiên.”

Những nét đặc trưng khác là lòng biết ơnsự nhưng không, bởi vì “lòng nhiệt thành truyền giáo không bao giờ có thể có được do kết quả của lý luận hay tính toán.” Cũng chẳng có nghĩa của bổn phận. Truyền giáo là “sự phản chiếu của lòng biết ơn”.

Tiếp sau đó là sự khiêm tốn. Vì hạnh phúc và sự cứu rỗi “không phải là những sở hữu, tài sản của riêng chúng ta” hay là một mục tiêu đạt được do bởi công trạng của chúng ta. Tin Mừng của Chúa Kitô “chỉ có thể được rao loan bằng sự khiêm tốn”, không có sự kiêu ngạo ở đó.

Đặc trưng khác của truyền giáo là sự năng động, là làm cho thuận tiện, chứ không phải là làm cho phức tạp. Truyền giáo không chất thêm “những gánh nặng không cần thiết” trên những người mà họ đã mệt mỏi, cũng không áp đặt “những chương trình huấn luyện bắt buộc, nhằm để tận hưởng những gì Chúa ban cho một cách dễ dàng.”

Ba đặc điểm phân biệt khác của truyền giáo là gần gũi với cuộc sống “trong tiến trình” – bởi vì truyền giáo có nghĩa là tiếp cận mọi người “ngay tại nơi họ ở và chính họ là” – và “cảm thức đức tin” của Dân Chúa, sự chăm sóc đặc biệt đối với những người bé nhỏ và người nghèo, đó không là phải là sự tùy ý, muốn hay không muốn.

Những tài năng để phát triển

Hướng sự chú ý vào tương lai, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ rằng các Hội Truyền giáo Giáo hoàng “nảy sinh một cách tự nhiên, từ lòng nhiệt thành truyền giáo được biểu tỏ bởi đức tin của những người đã chịu phép rửa tội.” Ngài nói rằng luôn luôn có đó một mối tương quan sâu xa với cảm thức đức tin của Dân Chúa. Các Hội Giáo hoàng truyền giáo đã, đang hoạt động trên hai hoạt động song đôi là cầu nguyện và làm việc bác ái. Họ luôn được Giáo Hội Rôma nhìn nhận. Ơn gọi của các Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) là một sự phục vụ trong việc hỗ trợ với các Giáo hội địa phương. Đức Thánh Cha nói rằng PMS đã trở thành một mạng lưới lan rộng khắp các châu lục, và thêm rằng đa số các hoạt động của PMS có thể phục vụ như là một biện pháp bảo vệ chống lại “đồng nhất hóa ý thức hệ”.

Những cạm bẫy cần tránh

Sau đó, Đức Thánh Cha liệt kê ra những cạm bẫy nằm ngay trên con đường thi hành truyền giáo của Hiệp Hội này.

Đầu tiên, Đức Thánh Cha kể đến cạm bẫy tự quy chiếu, chỉ nghĩ đến mình, thứ cạm bẫy mang đến sự nguy hiểm của việc tự đề cao và quảng cáo những sáng kiến riêng của mình.

Cạm bẫy khác nữa là lo lắng điều hành: mong muốn chiếm lấy quyền tối cao và kiểm soát trên “các cộng đồng mà thân mình của giáo hội có nghĩa là phục vụ”.

Chủ nghĩa tinh túy cũng được Đức Thánh Cha liệt kê là một trong những cạm bẫy: “khái niệm bất thành văn thuộc về những người thuộc giai cấp quý tộc.”

Tách biệt khỏi đoàn dân là cạm bẫy khác. Cạm bẫy này dẫn những nhà truyền giáo đi tới việc nhìn Dân Thiên Chúa như là “một khối, số đông ì ệ, chậm chạp, và nghĩ rằng số đông ì ạch ấy luôn luôn cần được đánh thức và được động viên qua “sự nâng cao ý thức” bao gồm tranh luận, kêu gọi và dạy dỗ.”

Đức Thánh Cha cũng liệt kê sự trừu tượng và chủ nghĩa hiệu năng như là những nguy hiểm tiềm ẩn mà PMS đang đối mặt. Ngài nói rằng những cạm bẫy này đưa các nhà truyền giáo bắt chước “các mô hình thế tục mang tính hiệu năng trần gian”.

Những khuyến nghị cho hành trình

Đức Thánh Cha tiếp tục thúc giục các Hội Truyền giáo Giáo hoàng “hãy gìn giữ hay phục hồi vai trò của PMS như là một phần của dân Thiên Chúa lớn hơn từ nơi mà hội đã nảy sinh”.

Ngài nói họ nên dìm mình và trong những hiện trạng thực của cuộc sống và “phục hồi mạch dẫn ảnh hưởng của những hoạt động và nối kết của PMS trong mạng lưới lớn hơn của các tổ chức Giáo Hội.” Đức Giáo Hoàng yêu cầu PMS tiếp tục bén rễ trong cầu nguyện và tập trung các nguồn lực cho việc truyền giáo, khi họ tìm kiếm những con đường truyền giáo mới, và không làm phức tạp tất cả “những gì mà trong thực tế là khá đơn giản”.

Các Hội Truyền giáo Giáo hoàng “là và phải được trải nghiệm như là một công cụ của sự phục vụ cho việc truyền giáo của các Giáo hội địa phương.” Đức Thánh Cha nói rằng không cần thiết để lý thuyết hóa về các siêu chiến lược hay truyền giáo với “những nguyên tắc chỉ đạo cốt lõi”. PMS phải hoạt động, tiếp xúc với vô số những thực tế, mà không trở thành cằn cỗi do sự chuyên nghiệp mang tính quan liêu.

Đức Thánh Cha yêu cầu các Hội truyền giáo hãy nhìn ra bên ngoài, chứ đừng soi mình trong gương, và hãy làm sáng lên những cơ cấu thay vì đè nặng nó xuống.

Quyên góp

Đức Thánh cha Phanxicô cũng yêu cầu các Hội Truyền giáo Giáo hoàng không được chuyển đổi thành một tổ chức phi chính phủ dành hoàn toàn cho việc gây quỹ.

Nếu ở một số khu vực, “việc thu thập quyên góp có giảm đi, thậm chí vì sự suy yếu ký ức Kitô giáo, sự cám dỗ có thể nảy sinh để tự giải quyết vấn đề bằng cách che đậy tình hình và hành động liều lĩnh trên một số hệ thống gây quỹ tốt hơn, do được phát triển bởi các nhóm chuyên về các nhà tài trợ lớn.” Thay vào đó, tất cả những người đã rửa tội nên tham gia vào trong việc truyền giáo.

Ngày Thế Giới Truyền Giáo diễn ra hằng năm vào tháng Mười, là cơ hội tốt để đạt tới mục tiêu này.

Trong việc sử dụng ngân quỹ phát triển, Đức Thánh Cha nói, các Hội Truyền giáo Giáo hoàng nên chú ý đến” những điều cần thiết cơ bản nhất của các cộng đồng trong cùng một thời điểm để tránh văn hóa phúc lợi.”

“Đối với người nghèo, bạn cũng không được quên họ.”

Đức Thánh Cha nói, mạng lưới của PMS, phản ánh sự đa dạng phong phú của “dân với hàng ngàn khuôn mặt”. Vì thế, họ không được áp đặt một hình thức văn hóa cụ thể nào cùng với việc rao giảng Tin Mừng. “Bất kỳ nỗ lực nào để chuẩn hóa thông điệp của chúng ta có thể che khuất tính phổ quát của niềm tin Kitô giáo, thậm chí là quảng bá cách sáo rỗng và khẩu hiệu thời thượng trong những vòng tròn nhất định và trong những quốc gia cụ thể mà sự thống trị của nó thuộc về văn hóa và chính trị.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc rằng Các Hội Truyền giáo Giáo hoàng không phải là một thực thể tự trị trong Giáo hội. Đặc điểm nổi bật của Hiệp Hội này luôn được trau dồi và đổi mới trong mối liên kết đặc biệt kết hợp họ với Giám mục Rôma.

Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp của mình gợi lại những lời của Thánh Inhaxio

“Hãy suy nghĩ về thực hiện tốt công việc của bạn, như thể mọi thứ phụ thuộc vào bạn, trong khi biết rằng mọi thứ trên thực tế đều phụ thuộc vào Chúa.”

Đức Thánh Cha Phanxicô: Truyền giáo là quà tặng nhưng không của Thánh Thần, không phải là kết quả của các chiến lược.

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-05/pope-francis-pontifical-mission-society-message.html