$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha Phanxicô: Chúng ta bắt đầu chết khi chúng ta quên đi cái chết.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 215 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2019 10:18:29 PM | RSS

Trong một thông điệp video được gửi đi hôm Thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về ý nghĩa cái chết, nói rằng câu hỏi về cái chết thực sự lại là câu hỏi về sự sống.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp qua video, đến các tham dự viên trong Ngày Họp Người Trẻ Thế Giới lần thứ 4, do Scholar Occurrentes ( Tổ chức Giáo dục Phi lợi nhuận) và World ORT ( Mạng lưới Giáo dục Toàn cầu) tổ chức.

Cuộc gặp gỡ đã bắt đầu hôm 28/10 tại thành phố Mexico. Kết thúc hôm Thứ Năm, trùng với ngày lễ Halloween, và trước ngày Lễ Các Thánh hôm thứ Sáu, và ngày Lễ Các Linh Hồn hôm Thứ Bảy,

( Nguyên bản trong video là tiếng Tây Ban Nha, được Vaticannews chuyển dịch sang tiếng Anh và sau đây là bản Việt ngữ chuyển dịch từ tiếng Anh từ trang https://www.vaticannews.va/

Sau đây là bản dịch từ tiếng Anh

Đức Thánh Cha Phanxicô: Chúng ta bắt đầu chết khi chúng ta quên đi cái chết.

Những người trẻ của Tổ chức Giáo dục phi lợi nhuận đang tập trung từ nhiều nước trên thế giới thân mến,

Cha chúc mừng các con trong ngày kết thúc của cuộc gặp gỡ này. Cha muốn dừng ở đó. Cha muốn dừng lại ở đây : kết thúc

Điều gì sẽ trở thành của cuộc gặp gỡ này nếu nó không có một sự kết thúc? Thậm chí có lẽ nó cũng không phải là một cuộc gặp gỡ. Và những gì sẽ trở thành của cuộc sống này nếu như cuộc sống cũng chẳng có sự kết thúc?

Cha biết một số người sẽ nói: “ Cha ơi, đừng mang đến vẻ mặt của đám tang.” Nhưng chúng ta hãy nghĩ đến điều này. Cha biết có một nguồn tốt rằng các con đã có câu hỏi về cái chết, khi mà nó đang đốt cháy toàn bộ trải nghiệm. Các con đã xử sự, đã suy nghĩ, và tạo nên những sự khác biệt của các con.

Hay lắm! Cha chúc mừng và cám ơn các con về điều này. Cha chúc mừng và cám ơn vì cái gì các con biết không? Bởi chính câu hỏi về sự chết thực sự lại là một câu hỏi về sự sống. Và có lẽ, khi việc nắm lấy câu hỏi về cái chết được mở ra là nghĩa vụ, trách nhiệm lớn nhất của con người đối với câu hỏi về sự sống.

Giống như khi lời nói được phát ra, nó sinh ra từ sự im lặng và kết thúc ở đó, lời nói cho phép chúng ta nghe thấy những ý nghĩa của chúng, vì thế nó có sự sống. Điều này có thể nghe như hơi nghịch lý, nhưng…Đó là cái chết mà nó cho phép sự sống vẫn còn sống, tồn tại.

Đó là mục tiêu cuối cùng cho phép một câu chuyện được viết ra, một bức tranh được vẽ ra, hai phần xoắn kết lại với nhau. Nhưng xem ra, mục tiêu cuối cùng không chỉ được tìm thấy ở nơi kết thúc. Có lẽ chúng ta nên chú ý đến từng mục đích nhỏ của đời sống hằng ngày. Không chỉ là ở phần kết của câu chuyện – vì chúng ta chẳng bao giờ biết khi nào thì nó kết thúc- nhưng là ở chỗ kết thúc của mỗi từ, ở chỗ kết thúc của mỗi khoảng lặng, của mỗi trang mà nó đang được viết ra. Chỉ có một cuộc sống ý thức được thực tế rằng sự chính xác tức thì này sẽ kết thúc những hoạt động và làm cho nó trở nên vĩnh cửu.

Mặt khác, cái chết nhắc cho chúng ta nhớ rằng hiểu và hoàn thành mọi thứ là điều không thể. Cái chết đến như một cái tát vào sự ảo tưởng của chúng ta về sự toàn năng. Cái chết dạy cho chúng ta trong suốt cuộc đời để tham gia bản thân vào mầu nhiệm. Điều này cho chúng ta sự tự tin để nhảy vào khoảng không và nhận ra rằng chúng ta sẽ chẳng bị rơi, chúng ta sẽ không bị chìm, rằng luôn có Ai đó ở đó để đỡ lấy chúng ta. Cả trước và sau kết thúc.

Phần không biết của câu hỏi này dẫn đến sự mong manh, mở ra cho chúng ta đến việc lắng nghe và gặp gỡ người khác. Đó là cái nổi lên trên sự hỗn loạn, kêu gọi chúng ta tạo ra cái gì đó, và thúc giục chúng ta đến với nhau để ca ngợi nó.

Cuối cùng, câu hỏi về cái chết đã, đang thúc đẩy các cộng đồng, dân tộc, và các nền văn hóa khác nhau được hình thành qua các thời đại và trên tất cả các vùng đất. Đó là những tiểu sử, quá khứ đã chiến đấu ở nhiều nơi để sống sót, trong khi đó thì những người khác như chẳng bao giờ được sinh ra. Đó là lý do tại sao ngày nay, chúng ta nên chạm vào câu hỏi này.

Thế giới đã được thành hình rồi, và mọi thứ đã được giải thích rồi. Không còn nơi cho những câu hỏi mở nữa. Điều đó có đúng không? Đúng nhưng cũng không đúng. Đó là thế giới của chúng ta. Nó đã được thành hình hoàn toàn, và chẳng có chỗ nào cho những câu hỏi không được trả lời. Trong một thế giới mà nó tôn sùng sự tự do ý chí, tính tự phụ tự mãn, nhận thức bản thân, thì ở đó dường như chẳng có chỗ cho người khác. Thế giới của những kế hoạch, dự kiến và tăng tốc không có giới hạn của chúng ta – luôn tăng tôc lên và không cho phép bị gián đoạn. Vì thế, nền văn hóa thực dụng mà nó nô lệ cũng cố gắng làm cho chúng ta ngủ quên đến nỗi chúng ta quên đi ý nghĩa của việc dừng lại ở cuối chặng đường.

Nhưng chính sự lãng quên cái chết thì cũng bắt đầu chính cái chết. Và một nền văn hóa quên cái chết thì nó đã bắt đầu chết từ bên trong nó rồi. Ai đó quên đi cái chết thì họ đã thực sự bắt đầu chết.

Đó là lý do tại sao Cha cám ơn các con rất nhiều. Bởi vì các con đã can đảm để đối mặt với câu hỏi này và vượt qua nó – với chính thân xác của các con- qua ba cái chết, bằng việc làm rỗng đi nơi chúng ta, đổ tràn chúng ta với sự sống. “Cái chết” của mọi khoảng khắc. Cái chết của bản ngã. Cái chết của một thế giới nhường cho một thế giới mới.

Các con hãy nhớ, chết không phải là tiếng nói cuối cùng, bởi vì trong cuộc sống chúng ta phải biết học để chết vì một người khác.

Cuối cùng, Tôi muốn đặc biệt cám ơn Mạng lưới Giáo dục Toàn Cầu, từng người và từng học viện đã tổ chức, thực hiện hoạt động này, nơi đó nền văn hóa gặp gỡ đã trở nên hữu hình.

Tôi khẩn nài mỗi người trong các bạn, trong mỗi cách thức riêng, trong niềm tin của riêng mình, đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin được cám ơn tất cả.

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P