$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy để cho Chúa an ủi chúng ta

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 444 | Cật nhập lần cuối: 12/13/2018 10:31:49 PM | RSS

Chúa an ủi chúng ta bằng sự dịu dàng, giống như những người mẹ chăm sóc con cái của họ khi mà chúng khóc. Trong bài giảng Thánh Lễ hằng ngày hôm đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyên nhủ chúng ta đừng chống cự nhưng hãy để cho Chúa an ủi chính chúng ta.

Đừng chống cự lại sự an ủi

Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy để cho Chúa an ủi chúng taTrong bài đọc thứ nhất, trích từ sách Ngôn sứ Isaia (40,1-11), là một lời mời hướng đến sự an ủi “ Thiên Chúa anh em phán: ”Hãy an ủi, an ủi dân ta,” bởi vì “tội của thành đã đền xong”. Đức Thánh Cha giải thích, điều này hướng đến “sự an ủi của ơn cứu độ”, hướng đến tin vui “chúng ta được cứu rỗi”. Đức Kitô Phục Sinh, sau khi sống lại đã ở với các môn đệ 40 ngày để làm điều này : Ngài an ủi các ông. Nhưng, chúng ta có khuynh hướng kháng cự lại sự an ủi, như thể “chúng ta vẫn an toàn trong sự chấn động, trong trạng thái náo loạn với những vấn đề của chúng ta”. Chúng ta đặt cược vào trong sự phiền muộn của mình, trong những vấn đề, trong sự thất bại”; Chúa liên tục an ủi chúng ta, nhưng Ngài lại gặp phải sự kháng cự. Điều này có thể thấy được ngay cả với các môn đệ vào buổi sáng hôm Phục Sinh, những con người cần được trấn an, bởi vì họ sợ hãi một thất bại khác.

Sự dịu dàng :một từ đang bị xóa khỏi từ điển

Đức Thánh Cha nói rằng“Chúng ta gắn bó với chủ nghĩa bi quan tâm linh này”. Ngài mô tả làm sao mà thỉnh thoảng trong những buổi tiếp kiến chung có những đứa bé khi tiếp cận gần, nhìn thấy Đức Thánh Cha “chúng hét lên rồi khóc” bởi vì khi nhìn thấy ai đó với quần áo màu trắng, là những đứa bé liền nghĩ ngay đến bác sĩ và y tá, những người vẫn chích thuốc vacin cho chúng, và chúng nhủ thầm liền “Không, không, không ai khác đâu!” Và chúng ta là một đứa trẻ giống như vậy đó, nhưng Chúa nói “Hãy an ủi, an ủi dân ta”.

Và Chúa an ủi thế nào? Ngài an ủi bằng sự dịu dàng. Đó là một ngôn ngữ mà các ngôn sứ của ngày sau cùng đã không nhận ra: sự dịu dàng. Nó là một từ đã bị hủy bỏ bởi tất cả những thói xấu, những thứ đuổi xua chúng ta ra khỏi Thiên Chúa: những thói xấu giáo sĩ , những tệ nạn của một số Ki tô hữu, những người không muốn xê dịch, thói xấu của lãnh đạm, thờ ơ…Sự dịu dàng làm họ sợ. “Kìa ĐỨC CHÚA quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên.” Đây là đoạn kết thúc từ đoạn sách Isaia. “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt. Đây là cách thức mà Chúa an ủi: Ngài an ủi bằng sự dịu dàng. Sự dịu dàng ủi an. Khi một đứa bé khóc, người mẹ sẽ vỗ về chúng bằng sự dịu dàng: một từ mà Đây là cách thức mà Chúa an ủi: Ngài an ủi bằng sự dịu dàng. Sự dịu dàng ủi an. Khi một đứa bé khóc, người mẹ sẽ vỗ về chúng bằng sự âu yếm, dịu dàng: một từ mà xem ra trong tự điển thế giới hôm nay đã bị lấy mất, lược bỏ nó đi mất rồi”

Sự ủi an trong thời đại tử vì đạo

Chúa kêu mời chúng ta hãy để cho Ngài ủi an chúng ta; và điều này cũng có ích trong sự chuẩn bị Giáng Sinh của chúng ta. Đức Thánh Cha nói, và hôm nya, trong lời nguyện nhập lễ, chúng ta đã nài xin ân sủng của niềm vui chân thật, ân sủng của sự giản dị này nhưng lại là niềm vui chân thật.

"Và thực là như thế, tôi muốn nói rằng tình trạng quen thuộc của người Ki tô hữu nên là sự an ủi. Ngay cả trong những giai đoạn tồi tệ: Các vị tự đạo đã bước vào hí trường với tiếng hát; (và) các vị tử đạo ngày nay- tôi nghĩ và những người công nhân giỏi Coptic ở bờ biển Libya, những người bị cắt cổ- dù chết vẫn nói rằng “Giêsu, Giêsu” Có một sự an ủi ở trong đó: một niềm vui ngay cả trong thời khắc của sự tử đạo. Tình trạng quen thuộc của người Kitô hữu nên là sự an ủi, sự an ủi không giống như sự lạc quan, không. Lạc quan là một thứ gì khác. Nhưng sự an ủi, nền tảng tích cực…Chúng ta đang nói về những con người rạng rỡ, hớn hở, tích cực: sự tích cực, sự rạng rỡ hớn của người Ki tô hữu là sự an ủi."

Chúa gõ cửa nhà chúng ta bằng sự âu yếm

Khi chúng ta đau khổ, có thể chúng ta không cảm nhận được sự an ủi; nhưng một Ki tô hữu sẽ không mất đi sự bình an nội tâm “bởi vì sự bình an bên trong là một quà tặng của Thiên Chúa” mà Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người, ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất. Đức Thánh Cha nói rằng, và như thế, trong những tuần lễ này tiến dần đến Giáng Sinh, chúng ta nên cầu xn Chúa ban cho chúng ta ân sủng để để cho Chúa an ủi mình mà không hề sợ hãi. Nhắc ý trở lại bài Tin Mừng (Mt 18,12-14), Đức Thánh Cha nói, chúng ta nên cầu nguyện:

“ Lúc này có thể con cũng đang chuẩn bị bản thân con cho Giáng Sinh bằng sự bình an: sự bình an của tâm hồn, sự bình an của sự hiện diện của Ngài, sự bình an mà Ngài ban cho từ sự chăm sóc của Ngài trên con”. Nhưng [bạn có thể nói rằng] “ Con là một kẻ tội lỗi rất nhiều”.

Đúng. Nhưng Tin Mừng ngày hôm nay nói với chúng ta điều gì? Tin Mừng nói rằng Chúa an ủi giống nhưng người mục tử, nếu bị mất một con trong đàn chiên, người mục tử ấy sẽ đi tìm con chiên lạc, giống như thế, đối với người có một trăm con chiên, nhưng nếu mất một con, ông ta cũng vẫn đi tìm. Thiên Chúa cũng làm y như vậy đối với từng người trong chúng ta. [Nhưng] Tôi không muốn sự bình an, tôi chống lại sự bình an, tôi kháng cự lại sự an ủi…Nhưng Ngài đứng ở cửa. Ngài gõ cửa để chúng ta có thể mở trái tim của chúng ta, để cho chúng ta được Ngài an ủi, và cho chúng ta ở trong tình trạng của sự bình an. Và Ngài làm điều này bằng sự dịu dàng. Ngài gõ cửa bằng sự âu yếm.”

Biên dịch: NT. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va