$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha kêu gọi sự liên minh giáo dục để bảo vệ ngôi nhà chung

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 203 | Cật nhập lần cuối: 9/13/2019 12:14:20 PM | RSS


Vào ngày 14/5/2020, tại Hội Trường Thánh Phao lô VI, Vatican sẽ tổ chức một hội nghị để phản ánh về chủ đề “ Tái tạo Liên Minh Giáo dục Toàn cầu”

Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo rằng, Đức Thánh Cha đã mời các đại diện của nhiều tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ, học viện, và các nhà lãnh đạo văn hóa và chính trị đến tham dự, trong hy vọng tán thành, xác nhận “Giao kèo, kết ước Toàn Cầu về Giáo dục”.

Đổi mới đối thoại.

Đức Thánh Cha Phan xi cô đã thêm sự hỗ trợ của Ngài vào sáng kiến hôm Thứ Năm.

Trong thông điệp bằng văn bản Đức Thánh Cha viết ghi rằng hội nghị “sẽ khơi gợi sự cống hiến của chúng ta cho và với người trẻ, đang làm mới lại sự nhiệt huyết của chúng ta về một nền giáo dục toàn diện và cởi mở hơn, và bao gồm việc lắng nghe cách kiên nhẫn, đối thoại mang tính xây dựng và hiểu biết lẫn nhau tốt hơn”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, mục đích của hội nghị là để phát triển “ một sự đoàn kết mang tính phổ quát và một xã hội thân thiện hơn,” và ngài thêm rằng, giáo dục là chìa khóa để thúc đẩy sự thay đổi tích cực.

Trong một ngôi làng giáo dục

Từ trước, chưa bao giờ có một sự cần thiết như thế để liên kết những nỗ lực của chúng ta trong một sự liên minh giáo dục rộng hơn, để đào tạo, huấn luyện những cá nhân trưởng thành có thể vượt qua sự chia rẽ và đối kháng, và khôi phục lại kết cấu của những mối quan hệ vì lợi ích của một nhân loại huynh đệ hơn.”

Trích dẫn một tục ngữ Châu Phi “ Để giáo dục một đứa trẻ, đòi hỏi cả một ngôi làng cùng giáo dục”, Đức Thánh Cha Phanxi cô đã kêu gọi cho việc xây dựng một “ ngôi làng giáo dục”.

Đức Thánh Cha nói rằng, trong một hệ thống giáo dục như thế, mỗi người sẽ tham gia theo những vai trò, vị thế tương ứng của mình để thiết lập một” mạng lưới của những mối quan hệ con người cởi mở.”

Đức Thánh Cha đã gọi đó là một sự liên minh “ tích hợp và tôn trọng tất cả mội khía cạnh của con người, hợp nhất các nghiên cứu và đời sống con người hằng ngày, các giáo viên, học sinh- sinh viên và gia đình của họ, và xã hội dân sự trong các khía cạnh trí tuệ, khoa học, nghệ thuật, chính trị, kinh doanh và từ thiện.”

Và Đức Thánh Cha đã đặt ra một số bước hướng tới việc xây dựng “ ngôi làng giáo dục” này.

Những con đường dài của tình huynh đệ

Để dự án này thành công, Đức Thánh Cha nói rằng, tình huynh đệ phải được cho phép phát triển và sự phân biệt đối xử phải bị gạt sang một bên, như khi Ngài đã khẩn nài trong Tài liệu về Tình Huynh Đệ Nhân Loại mà Đức Thánh Cha đã ký với Grand Imam của Al- Azhar ở Abu Dhabi

Đức Thánh Cha nói rằng, bước đầu tiên là tìm kiếm “ sự can đảm đặt con người ở vào vị trí trung tâm”. Điều này có nghĩa là nhận ra sự nối kết nội tại của thế giới và suy nghĩ lại về những vấn đề kinh tế, chính trị, phát triển và sự tiến bộ, mang lại niềm tự hào cho một hệ sinh thái không thể tách rời , loại trừ đi nền văn hóa loại bỏ.

Kế đến, Đức Thánh Cha kêu gọi tập hợp “ sự can đảm để tận dụng những năng lượng tốt nhất của chúng ta”. Hiện trạng nên được thay thế bằng cách cung cấp cho giáo dục “ một tầm nhìn dài hạn”, xây dựng một chủ nghĩa nhân văn mới. Ngài thêm rằng, kết quả sẽ là có “ những con người- đàn ông, phụ nữ- cởi mở, có trách nhiệm, được chuẩn bị để lắng nghe, đối thoại, và phản ánh với những người khác và có khả năng dệt nên những mối quan hệ với gia đình, giữa các thế hệ, và với xã hội dân sự.”

Đức Thánh Cha nói rằng, một bước tiếp xa hơn là “ sự can đảm để đào tạo những cá nhân sẵn sàng cống hiến bản thân mình trong việc phục vụ cộng đồng. Ngài nói rằng “phục vụ là cột trụ của nền văn hóa gặp gỡ” và có nghĩa là giúp đỡ những nhu cầu cần thiết nhất của con người và khám phá ra rằng “khi họ cho đi, niềm vui sẽ nhiều hơn khi nhận được”.

Định hướng lịch sử

Đức Thánh Cha kết luận bằng việc mời gọi từng người cam kết cải thiện cộng đồng và thúc đẩy“ các sáng kiến hướng về tương lai, điều mà có thể đưa ra định hướng lịch sự và thay đổi nó cho điều tốt đẹp hơn.

“Chúng ta hãy cùng nhau tìm kiếm những giải pháp, mạnh dạn thực hiện những quá trình thay đổi, và hướng về tương lai với niềm hy vọng.”

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P