$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha: CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN CHO MỖI NGƯỜI CHÚNG TA.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 243 | Cật nhập lần cuối: 4/24/2020 11:51:59 AM | RSS

Tại Nhà Nguyện Thánh Marta, khi Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh Lễ, ngài đã cầu nguyện cho sự hoán cải của những người cho vay nặng lãi đang hưởng lợi từ những khó khăn bắt nguồn từ đại dịch, và Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy tín thác vào Chúa Giêsu, Đấng khẩn cầu cho chúng ta.

Dâng Thánh lễ vào sáng Thứ Năm, 23/4, Đức Thánh Cha đã quay trở lại những suy tư của ngài đến với những người đang đau khổ vì đại dịch Covid-19.

“Tại nhiều nơi, một trong những ảnh hưởng, tác động của đại dịch này chính là quá nhiều gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, và nhiều người đang đói,” Đức Thánh Cha nói. Ngài đã đưa ra những lời nhận định này ngay từ khi bắt đầu Thánh lễ hôm sáng Thứ Năm. Đức Thánh Cha tiếp tục lưu ý rằng, thật đau buồn thay, những người cho vay nặng lãi lại đang kiếm nhiều lợi nhuận từ tình cảnh khó khăn này.

“Đó là một thứ đại dịch khác, loại virus khác: nó là một đại dịch xã hội,” Đức Thánh Cha nói. Nhiều gia đình vì không có việc làm và không có thực phẩm, thức ăn trên bàn ăn cho con cái mình, lại là những con mỗi cho những kẻ cho vay nặng lãi, những người tận diệt những thứ nhỏ nhoi mà các gia đình túng thiếu này có.

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình này, cho phẩm giá của họ, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những người cho vay nặng lãi: Xin Chúa hãy đụng chạm đến con tim của họ và biến đổi những người này.”

Sau đó, trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã suy tư về những bài đọc phụng vụ trong ngày Thứ Năm, Tuần II Phục Sinh (Sách Công vụ Tông đồ 5,27-33)

Sự can đảm của Phêrô

Đức Thánh Cha nói, bài đọc thứ nhất nói về việc khi các Tông đồ bị những người lính bắt đem đi, đứng trước Thượng Hội Đồng và những tư tế, các ngài bị tra hỏi rằng” Chúng tôi đã ra lệnh để nghiêm cấm các ông không rao giảng về danh đó, danh của Giê su. Thế mà các ông đã làm cho Giê ru sa lem tràn ngập lời giảng của các ông, và còn muốn cho máu của người ấy đổ trên đầu chúng tôi.”

Nhưng các Tông đồ, đặc biệt là Phêrô, “rất can đảm và cứng rắng” để giữ vững niềm tin và nói “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa. Chúng tôi vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm, và các ông là những người có tội,” Đức Thánh Cha chia sẻ tiếp.

Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha lưu ý, nếu mà trước đây là người đã chối Chúa, “quá nhát đảm, đầy nỗi sợ hãi, thậm chí là một con người hèn nhát”. Vậy thì , “làm thế nào mà Phêrô đã đạt tới điểm này, nghĩa là can đảm, không sợ sệt?” Đức Thánh Cha cật vấn.

Đó là nhờ Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha giải thích khi trích dẫn sách Công vụ Tông đồ “Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho những ai vâng lời Người.” (Cv 5,32).

Phêrô đã có thể chọn cách thỏa hiệp, chọn lấy một giọng điệu nhẹ nhàng hơn khi rao giảng với mọi người để có được sự bình an.

Nhưng không, Thánh Phêrô đã chọn lấy một hành trình mà nơi đó, Phêrô cho thấy sự can đảm và táo bạo, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng và lưu ý rằng “trong lịch sử của Giáo hội, đoàn dân của Giáo hội đã thường thực thi điều này để cứu lấy dân của Thiên Chúa.” Vào những thời điểm khác, đã có những lãnh đạo Giáo Hội chọn cách thỏa hiệp để cứu lấy mình, chứ không phải là để cứu lấy “Hội Thánh”.

Ủng hộ hình ảnh của Phêrô khi từ chối sự thỏa hiệp đức tin, nhưng là chọn sự can đản, Đức Thánh Cha nói “Ngài đã yêu cách say mê, nhưng cũng có sự hãi.” “Thánh Phêrô là một con người mở ra với Thiên Chúa, với điều mà Thiên Chúa mặc khải cho ngài rằng Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa, nhưng sau đó, Phêrô lại vị vấp ngã trong cám dỗ của việc chối Chúa Giê su, nhưng sau đó, ngài đã chuyển từ cám dỗ đến ân huệ, ân sủng.

Bí mật của Phêrô

“Vậy thì sức mạnh, bí mật của Phêrô đến từ đâu?”, Đức Thánh Cha hỏi.

Có một câu, Đức Thánh Cha giải thích, sẽ giúp chúng ta hiểu, “Trước cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu nói với các tông đồ “Satan xin sàng các con như sàng gạo”, đó là thời điểm của cám dỗ, và các con bị Satan nó sàng như sàng gạo.

Và với Phêrô, Chúa Giêsu nói “Nhưng Thầy cầu nguyện cho con, để con không bị mất lòng tin”, Đức Thánh Cha nói.

Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói rằng, Chúa Giêsu không chỉ cầu nguyền cho Phêrô, nhưng Người cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Và Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu không chỉ cầu nguyện với Chúa Giêsu để xin Ngài “ban cho chúng ta ân huệ này hay ân huệ khác”, nhưng cũng cầu nguyện xin được chiêm ngắm Chúa Giê su, Đấng bày tỏ Chúa Cha những vết thương của Người.

“Chúng ta hãy suy nghĩ về Phêrô, làm thế nào để có thể tiến bộ trên con đường này, từ một người nhát đển một người can đảm với quà tặng của Chúa Thánh Thần. Nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giê su, “Nhưng Thầy cầu nguyện cho con, để con không bị mất lòng tin”, và chúng ta hãy tạ ơn vì Ngài cầu nguyện cho mỗi người chúng ta.

“Chúng ta cần có sự tự tin hơn”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại “tự tin hơn trong những lời cầu nguyện của chúng ta”, trong những lời cầu nguyện mà Chúa Giê su, Đấng khẩn cầu, nói với chúng ta “Chúng ta hãy cầu xin cho được ân sủng để cho Chúa dạy chúng ta biết cách làm thế nào để nài xin Người về ân ban của lời câu nguyện cho từng người chúng ta.”

Chuyển dịch: Nt Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/