$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Giáo Hội, giống như Đức Maria, là người nữ và là người mẹ.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 360 | Cật nhập lần cuối: 5/21/2018 8:21:59 PM | RSS

Trong bài giảng hôm thứ Hai, Lễ Đức Maria Mẹ của Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “Giáo Hội mang nữ tính. Giáo Hội là một người mẹ”. Nếu thiếu đặc tính này, Giáo Hội chỉ là “một tổ chức từ thiện, hay là một đội bóng đá”; khi đó Giáo hội là “một Giáo Hội mang nam tính”, và như thế, thật đáng buồn, vì khi đó Giáo Hội trở thành “một giáo hội của những độc thân già nua,” “ không có khả năng yêu thương, không có khả năng sinh hạ”.

Đó là suy tư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ cử hành Lễ Nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội tại Nhà nguyện Matta. Đây là lần đầu tiên cử hành Lễ Nhớ này sau khi Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích công bố Sắc lệnh Ecclesia Mater (“ Mẹ Giáo Hội”) vào 3/2018 vừa qua. Chính Đức Giáo Hoàng đã quyết định cử hành Lễ nhớ này vào Thứ Hai ngay sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống để” khuyến khích sự tăng trưởng về ý thức tâm tình người mẹ của Giáo Hội nơi các linh mục, tu sĩ, giáo dân, cũng như tăng thêm lòng kính trọng chân thành với Đức Maria.”

“Tính người mẹ” của Đức Maria

Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng nói rằng, trong Tin Mừng, Đức Maria luôn luôn được mô tả là “ Mẹ của Đức Giêsu” thay vì là “Quý Bà” hay “goá phụ của Giuse”: tính người mẹ được nhấn mạnh nơi các Tin Mừng, bắt đầu từ biến cố Truyền tin cho đến khi kết thúc. Đây là một phẩm chất đã được các Giáo Phụ ghi nhận ngay lập tức, một đặc tính cũng ngụ ý chỉ đến Giáo Hội.

“Giáo Hội mang nữ tính, bởi vì Giáo hội là “giáo hội” và là “ hiền thê” [ cả hai đều là nữ tính về mặt ngữ pháp]: Giáo Hội mang nữ tính. Và Giáo Hội là mẹ; Giáo Hội trao ban sự sống. Hiền thê và Mẹ. Và các Giáo phụ đi xa hơn khi nói rằng ngay cả linh hồn của bạn là hiền thê của Đức K tô và của mẹ”. Chính từ Đức Maria mà Giáo Hội có thái độ này, Đức Maria là Mẹ của Giáo Hội, với thái độ này chúng ta có thể hiểu chiều kích nữ tính của Giáo Hội, và nếu như mất đi chiều kích nữ tính này, Giáo Hội sẽ trở thành một tổ chức từ thiện hay một đội bóng đá, hoặc bất kỳ cái gì khác, chứ không phải là Giáo Hội.”

Giáo Hội không có tính cách của sự độc thân cằn cỗi, không thể sinh hạ

Chỉ khi nào là một Giáo Hội mang trong mình chiều kích nữ tính, Giáo Hội sẽ có thể “sinh hoa trái” theo ý định của Thiên Chúa, Đấng chọn “để được sinh ra từ người phụ nữ để dạy chúng ta và mong muốn chúng ta có thái độ của người mẹ.”

“ Điều quan trọng là Giáo Hội phải là như một người nữ, có cái nhìn, thái độ của một hiền thê và của một người mẹ. Khi mà chúng ta quên mất điều này, Giáo hội là một Giáo hội với nam tính. Thật đáng buồn nếu như Giáo Hội không có chiều kích nữ tính, Giáo Hội trở nên một Giáo Hội của những người độc thân già nua, người sống trong sự cô độc, không có khả năng yêu thương, không có khả năng sinh sản. Không có phụ nữ, Giáo Hội không tiến bước- bởi vì Giáo hội là một người nữ. Và Giáo Hội có thái độ của người phụ nữ là bởi vì thái độ này đến từ Đức Maria, bởi vì Đức Giêsu muốn như vậy.”

Sự dịu dàng của một người mẹ

Đức tính phân biệt một người phụ nữ là sự dịu dàng, giống như sự dịu dàng của Đức Maria, khi Mẹ “sinh con đầu lòng, lấy tã bọc con và đặt nằm trong máng cỏ.”Mẹ đã chăm sóc con Mẹ, với sự hiền lành và khiêm nhường, bằng những nhân đức vĩ đại của những người mẹ.

“ Một Giáo Hội là một người mẹ đi suốt chặng đường với sự dịu dàng. Giáo Hội đó biết ngôn ngữ của sự khôn ngoan tuyệt vời của sự trìu mến, của thinh lặng, của cái nhìn biết cảm thông, biết thinh lặng. Đó cũng ngôn ngữ của tinh thần, một con người sống tính thuộc về trong tư cách là một phần tử của Giáo Hội, để biết rằng họ giống như một người mẹ (và) phải đi trên con đường như thế: một con người với sự hiền lành, dịu dàng, tươi cười và đầy tràn tình yêu.”

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/