$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐTC Phanxicô: Yêu có nghĩa là phục vụ người khác, chứ không phải là kiểm soát họ

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 72 | Cật nhập lần cuối: 5/10/2021 10:32:09 AM | RSS

Trong buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương hôm Chúa Nhật 9/5/2021, Đức Giáo Hoàng Phan xi cô đã suy niệm dựa trên ý nghĩa của việc ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu, nói rằng, tình yêu được thể hiện tốt nhất trong việc cho đi bản thân để phục vụ những người khác.

Sau đây là nguyên văn bài suy niệm của ĐGH chuyển dịch từ bản tiếng Anh trên trang http://www.vatican.va/

Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

ĐTC Phanxicô: Yêu có nghĩa là phục vụ người khác, chứ không phải là kiểm soát họ

Chào thăm Anh Chị Em,

Trong đoạn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, (Gioan 15,9-17), sau khi ví bản thân Người với cây nho và chúng ta là những cành nho, Chúa Giêsu giải thích những hoa trái được sinh ra thuộc về những người ở lại, hiệp nhất với Người: hoa trái đó là tình yêu. Chúa Giêsu lập lại động từ chìa khóa: ở lại. Chúa mời gọi chúng ta ở lại trong tình yêu của Người để niềm vui của Người có thể ở trong chúng ta và để niềm vui của chúng ta được trọn vẹn (cc 9-11). Ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu.

Chúng ta tự hỏi: tình yêu này là gì mà Chúa Giêsu nói với chúng ta hãy ở lại để có niềm vui của Người? tình yêu này là gì? Đó là tình yêu phát xuất từ Chúa Cha, vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Tình yêu này của Thiên Chúa, của Chúa Cha, đổ xuống như dòng sông trong Con của Người là Đức Giêsu và qua Người chảy trên chúng ta, những thụ tạo của Người. Thực vậy, Chúa nói: “Như Chúa Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu anh em như vậy” (Ga 15,9). Tình yêu mà Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta cũng cùng tình yêu mà Chúa Cha yêu Người: tình yêu thuần khiết, tình yêu vô vị lợi, tình yêu cho đi cách nhưng không. Tình yêu đó không thể bị mua bán, đó là tình yêu nhưng không. Bằng việc trao ban tình yêu này cho chúng ta, Chúa Giêsu đối xử với chúng ta như là những người bạn- với tình yêu này- làm cho chúng ta biết Chúa Cha, và Người lôi kéo chúng ta vào trong cùng sứ mạng của Người cho cuộc sống của thế giới.

Và tiếp đến, chúng ta có thể tự hỏi bản thân mình câu hỏi, chúng ta có thể ở lại tình yêu này như thế nào? Chúa Giêsu nói “Nếu các con tuân giữ những lệnh truyền của Thầy, các con sẽ ở lại trong tình yêu của Thầy” (c. 10). Chúa Giêsu tóm tắm những lệnh truyền của Người trong một câu đơn “Đây là điều răn của Thầy anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (c.12) Yêu như Chúa Giêsu nghĩa là trao tặng chính bản thân mình để phục vụ, phục vụ anh chị em mình, như Người đã làm khi rửa chân cho các môn đệ. Yêu như Chúa yêu cũng có nghĩa là đi ra khỏi bản thân mình, tách mình ra khỏi những sự an toàn, chắc chắn theo kiểu con người của chúng ta, ra khỏi những tiện nghi của trần thế, để mở chính mình cho những người khác, đặc biệt với những người đang cần nhiều hơn nhất. Điều đó có nghĩa là chúng ta làm cho bản thân của chúng ta luôn sẵn sàng, như chúng ta là và với những gì chúng ta có. Điều này có nghĩa là yêu không phải bằng lời nói nhưng là bằng hành động.

Yêu giống như Đức Ki tô nghĩa là nói “không” với “những tình yêu” khác mà thế gian dành cho chúng ta: yêu tiền bạc- những người mê say tiền bạc sẽ chẳng yêu như Chúa Giêsu yêu đâu- yêu thích sự thành công, phù phiếm, [yêu] quyền lực…Những con đường lừa dối của “tình yêu” này khiến chúng ta xa rời tình yêu của Chúa và dẫn chúng ta đi tới chỗ ngày càng trở nên ích kỷ hơn, tự yêu mình, hống hách. Và sự hống hách dẫn tới sự thoái hóa tình yêu, tới việc lạm dụng người khác, làm cho những người thân yêu của chúng ta đau khổ. Tôi đang nghĩ đến thứ tình yêu không lành mạnh khi mà nó biến thành bạo lực – mà ngày nay, biết bao người phụ nữ đang trở thành nạn nhân của bạo lực. Đó không phải là tình yêu. Yêu như Chúa yêu chúng ta nghĩa là biết ơn người ở bên cạnh chúng ta, là tôn trọng sự tự do của họ, là yêu họ như họ là, chứ không phải như yêu cách vô cớ như chúng ta muốn họ là. Cuối cùng, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta ở lại trong tình yêu của người, sống trong tình yêu của Người, chứ không phải trong những ý tưởng của chúng ta, không phải trong sự tôn thờ của chúng ta. Những người sống trong sự tôn thờ bản thân là sống trong trong tấm gương: luôn nhìn vào chính mình. Những ai vượt qua được sự tham vọng kiểm soát và quản lý người khác sẽ đi tới chỗ phục vụ họ. Hãy mở trái tim của chúng ta cho người khác, đó là tình yêu, cho người khác chính bản thân chúng ta.

Anh Chị Em thân mến, ở lại trong tình yêu của Chúa dẫn đi đến đâu? Tình yêu dẫn chúng ta đi đâu? Chúa Giêsu nói với chúng ta “để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và để niềm vui của anh em được trọn vẹn” (c.11) Và Thiên Chúa muốn niềm vui mà Người có, bởi vì Người ở trong sự hiệp thông trọn vẹn, hoàn toàn với Chúa Cha, ở trong chúng ta chừng nào khi chúng ta được kết hiệp với Người. Niềm vui của sự hiểu biết rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương dù chúng ta không chung thủy, cho phép chúng ta tự tin để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, khiến chúng ta sống tốt hơn vượt qua những cơn khủng hoảng. Việc chúng ta trở thành những chứng nhân đích thực hệ tại trong việc sống niềm vui này, bởi vì niềm vui là một dấu đặc biệt của một Ki tô hữu đích thực. Những Ki tô hữu đích thực không buồn phiền; họ luôn có đó niềm vui từ bên trong, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu và làm lớn lên trong tình yêu đối với mọi người, làm chứng cho niềm vui Chúa Sống Lại.

***

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_regina-caeli_20210509.html