$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐTC Phanxicô: TRUYỀN THÔNG BẰNG VIỆC GẶP GỠ CON NGƯỜI Ở BẤT CỨ NƠI NÀO HỌ Ở- Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 211 | Cật nhập lần cuối: 1/30/2021 9:36:06 PM | RSS

ĐTC Phanxicô: Truyền thông bằng việc gặp gỡ con người ở bất cứ nơi nào họ ở

Trong Sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 55, Đức Thánh Cha Phanxicô nói lời mời của Đức Giê su “Hãy đến mà xem” là con đường mà niềm tin Kitô giáo được thông truyền.

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

ĐTC Phanxicô: TRUYỀN THÔNG BẰNG VIỆC GẶP GỠ CON NGƯỜI Ở BẤT CỨ NƠI NÀO HỌ Ở- Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Trong Sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 55, Đức Thánh Cha đã nói “Lời mời ‘đến mà xem’…là phương pháp cho mỗi cách truyền thông năng động của con người.” Hôm Thứ Bảy 23/1/2021, Vatican vừa công bố bản văn Sứ điệp này của Đức Thánh Cha, trước lễ vọng mừng Lễ Thánh Phanxicô de Sale, vị thánh bảo trợ của các nhà báo.

Đức Thánh Cha nói, “Năm nay, tôi muốn dành Sứ điệp này với lời mời “Hãy đến mà xem”, lời mời có thể đóng vai trò như là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi truyền thông cố gắng trở nên rõ ràng và trung thực, trên báo chí, trên internet, nơi các bài giảng hằng ngày trong Giáo Hội, và trong truyền thông chính trị và xã hội.” Chủ đề này nhắc nhớ đến trình thuật trong Tin Mừng về cuộc gặp gỡ ban đầu của các môn đệ với Chúa Giêsu, Đấng đã mời họ “Hãy đến mà xem”, đi vào trong tương quan với Người. Sau đó, một trong những môn đệ này, Thánh Philip, đã nói với bạn của ngài là Nathanael, mời ông “Đến mà xem” Đấng Messia mà Philip đã tìm thấy.

“Đó là cách làm thế nào mà niềm tin Kitô giáo bắt đầu, và làm thế nào để truyền thông: như là hiểu biết trực tiếp, được khai sinh từ trải nghiệm, chứ không phải từ tin đồn,” Đức Thánh Cha nói. Ngài giải thích rằng việc nhìn thấy điều gì đó đối với một người là cách tốt nhất để nhận ra sự thật về mọi thứ, và “là phép thử trung thực nhất của mọi thông điệp, bởi vì, để có thể biết, chúng ta cần phải gặp gỡ, để cho họ đứng trước chúng ta mà nói, để cho lời chứng của anh ấy, chị ấy đến được với tôi.”

Xuống phố

Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ trích mạnh mẽ xu hướng giảm thiểu tin tức thành bản ghi âm được đóng gói sẵn, tự tham thiếu- tự lấy chuẩn, chỉ phản ánh những mối quan tâm và những quan điểm của “những cá nhân/ nhóm người có nắm giữ quyền hạn.”

Điều này dẫn đến một luồng thông tin “được tạo ra trong các tòa soạn”, không phản ánh chính xác thực tế. Hơn nữa, Đức Thánh Cha nói, thay vào đó, chúng ta phải “xuống phố” để có thể nhìn thấy những điều mà nếu không chúng ta sẽ không biết, chúng ta phải chia sẻ kiến thức nếu không nó sẽ không lưu hành, phải có những cuộc gặp gỡ chứ nếu không nó sẽ chẳng diễn ra.

Sự can đảm của các nhà báo

Cụ thể, các nhà báo phải là những người sẵn sàng đi đến những nơi mà không ai đến “để gặp gỡ người tại nơi mà họ ở,” họ phải có một khao khát để thấy chính những điều này – một “sự tò mò, một sự mở ra, một đam mê”. Đức Thánh Cha khen ngợi sự can đảm của những nhà báo, những người đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng để chia sẻ những câu chuyện của những người bị áp bức, câu chuyện của những người đau khổ, của người nghèo và của tạo vật, của những cuộc chiến bị lãng quên. “Sẽ là một tổn thất không chỉ cho việc tường thuật tin tức, nhưng còn là cho xã hội và cho nền dân chủ nói chung, nơi mà những tiếng nói của những con người này bị mất dần đi,” Đức Thánh Cha nói. “Toàn thể gia đình nhân loại của chúng ta sẽ bị kiệt quệ, suy nhược.”

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng, ngày hôm nay, nhiều tình trạng lên tiếng kêu gọi ai đó “hãy đến mà xem” những thứ mà sự thật của chúng là vậy. Đức Thánh Cha Phanxicô nói, chúng ta thường có nguy cơ chỉ nhìn thấy những thứ qua con mắt của người giàu hơn trên thế giới. Điều này có thể dẫn đến khoảng cách khác biệt giữa tin tức mà chúng ta nhận được với những gì đang thực sự xảy ra.

Cơ hội và rủi ro của internet

Đức Thánh Cha cũng lưu ý về tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet. “Internet, với những vô số biểu thức mạng xã hội của nó, có thể gia tăng khả năng tường thuật và chia sẻ, với nhiều cái nhìn hơn trên thế giới và giòng chảy tràn lan những hình ảnh và chứng từ liên tục.” Nó cho phép nhiều người chia sẻ những câu chuyện của họ, và trở thành nhân chứng của những gì họ thấy và nghe. Tuy nhiên, đồng thời, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về “nguy cơ thông tin sai lệch được truyền tải trên mạng xã hội,” điều mà bây giờ “đã trở thành chứng cớ rõ ràng với mọi người.” Đức Thánh Cha nói, internet là “một loại công cụ có sức mạnh”, nó đòi buộc chúng ta, cả người sản xuất lẫn người tiêu thụ thông tin, phải rất cẩn trọng và quan tâm một cách có trách nhiệm về cách làm thế nào chúng ta sử dụng internet. “Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm về truyền thông mà chúng ta tạo ra, về thông tin mà chúng ta chia sẻ, về việc kiểm soát đối với những thông tin mà chúng ta cho rằng là tin giả, bằng việc bóc trần nó,” ĐTC nói. “Tất cả chúng ta phải là những chứng nhân của sự thật: ra đi, nhìn xem và chia sẻ.”

Không có gì thay thế bằng việc nhìn thấy tận mắt

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “trong truyền thông, không có cái gì có thể hoàn toàn cho việc nhìn thấy tận mắt những điều đó.” Ngài khẳng định, một số điều “có thể chỉ được học biết qua kinh nghiệm trực tiếp.” Sứ điệp của Chúa Giê su không thể tách rời ra khỏi cuộc gặp gỡ mang tính cá vị với Ngài. “Thực vậy, trong Ngài – LỜI –Logos nhập thể- Lời đã mang lấy một khuôn mặt, đã làm cho Thiên Chúa vô hình có thể được chiêm ngưỡng, được nghe thấy, được chạm đến nơi chính Ngài.”

Đức Thánh Cha nói, điều này đúng trong tất cả mọi truyền thông, nó chỉ có thể ảnh hưởng, lôi cuốn người khác vào một cuộc gặp gỡ, một kinh nghiệm, một đối thoại. Tin Mừng được loan truyền qua những cuộc gặp gỡ mang tính cá vị, được nhìn thấy trong trải nghiệm của những người đã gặp gỡ Đức Giêsu, hay những người đã nghe sứ điệp của Thánh Phao lô “Cũng thế, Tin Mừng trở nên sống động trong thời đại của chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta đón nhận lời chứng thuyết phục của những người mà đời sống của họ đã biến đổi nhờ vào cuộc gặp gỡ của họ với Đức Giêsu.”

Đức Thánh Cha nói, “Trong hai thiên niên lỷ, một chuỗi những cuộc gặp gỡ như thế đã, truyền tải sức hấp dẫn của cuộc phiêu lưu Ki tô giáo.” “Từ đó, thách đố đang đợi chờ chúng ta, là truyền thông bằng việc gặp gỡ con người, nơi họ ở và bất cứ nơi nào họ cư ngụ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc sứ điệp bằng lời cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết đi ra khỏi chính mình,

và lên đường tìm kiếm sự thật.

Xin dạy chúng con biết ra đi và nhìn xem,

dạy chúng con biết lắng nghe,

không nuôi dưỡng những thành kiến,

hoặc đưa ra những kết luận vội vàng.

Xin dạy chúng con đi đến nơi mà không ai muốn đi,

biết dành thời gian để hiểu,

biết chú ý đến điều thiết yếu,

đừng để bị phân tâm bởi những thứ không cần thiết,

biết phân biệt vẻ ngoài của sự lừa dối với sự thật.

Xin ban cho chúng con ân sủng để nhận ra những nơi Chúa cư ngụ trên thế giới của chúng con,

và ban cho chúng con sự trung thực để nói với người khác về những gì chúng con đã xem thấy.

Nguồn: https://www.vaticannews.