$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐTC Phanxicô: ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT, HÃY TRỞ NÊN CÓ LÒNG XÓT THƯƠNG - Bài giảng Thánh Lễ Kính LCTX

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 189 | Cật nhập lần cuối: 4/13/2021 3:06:05 PM | RSS

Bài giảng của ĐTC Phanxicô Thánh Lễ Kính Lòng Chúa Thương xót.

Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Trong ngày lễ Lòng Chúa Thương Xót vào Chủ Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu mở lòng đón nhận lòng thương xót của Chúa Kitô, mà Ngài ban qua sự bình an, sự tha thứ và những thương tích của Ngài. Để rồi tiếp tục, các Kitô hữu được yêu cầu cần phải chia sẻ lòng thương xót này với những người khác.

Sau đây là bài giảng của ĐTC được dịch từ bản tiếng Anh trên trang http://www.vatican.va/

ĐTC Phanxicô: ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT, HÃY TRỞ NÊN CÓ LÒNG XÓT THƯƠNG - Bài giảng  Thánh Lễ Kính LCTX

Chúa Sống lại hiện ra với các môn đệ trong nhiều trường hợp. Người kiên nhẫn xoa dịu trái tim đang rối bời của họ. Chính Đấng Sống lại, lúc này, Người đem đến “sự phục sinh của các môn đệ”. Người nâng dậy tinh thần và đời sống của họ đã bị thay đổi. trước đó, những lời và mẫu gương của Chúa đã không thay đổi được các ông. Nhưng lúc này, nơi Lễ Phục Sinh, có cái gì đó mới xảy ra, và điều đó xảy ra trong ánh sáng của lòng thương xót. Chúa Giêsu đã nâng dậy họ bằng lòng thương xót. Đón nhận lòng thương xót đó của Chúa, họ lần lượt trở nên có lòng thương xót hơn. Thật khó để có lòng thương xót nếu không có kinh nghiệm trước của việc đón nhận lòng thương xót.

Đầu tiên, họ đón nhận được lòng thương xót qua ba quà tặng. Thứ nhất, Chúa Giêsu đã trao tặng cho họ sự bình an, sau đó là Thánh Thần, và cuối cùng là những thương tích của Người. Các môn đệ buồn rầu. Họ nhốt kín mình vì sợ hãi, sợ bị bắt và có một cái kết sẽ giống như thầy. Nhưng họ không chỉ là ở cùng nhau trong một căn phòng, nhưng cũng còn bị mắt kẹt trong hối hận của chính mình. Họ đã bỏ rơi và chối từ Chúa Giêsu. Họ cảm thấy bất lực, mất uy tín, chẳng có ích lợi gì. Chúa Giêsu đến và nói với họ hai lần, “Bình an cho anh em!” Chúa không đem đến thứ bình an giúp loại bỏ những vấn đề, nhưng là đem đến sự bình an đặt sự tin tưởng vào bên trong đó. Đó không phải là thứ bình an bên ngoài, nhưng là bình an trong tâm hồn. Chúa nói với họ “Bình an cho anh em! Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Điều Chúa nói với họ cũng có thể được nói như thế này, “Thầy đang sai anh em bởi vì Thầy tin ở anh em”. Những môn đệ đang thất vọng đó được ban cho sự bình an vào trong chính tâm hồn họ. Sự bình an của Chúa Giêsu đã làm cho họ đi từ sự hối hận đến sứ mạng. Sự bình an của Chúa Giêsu đánh thức sứ mạng. Sự bình an không đưa đến sự thanh thản và thoải mái, nhưng là thách đố để thoát ra khỏi chính mình. Sự bình an của Chúa Giêsu giải thoát sự ích kỷ, loại ích kỷ khiến con người chỉ quan tâm đến thứ làm mình bị tê liệt; sự bình an phá vỡ những ràng buộc giam hãm con tim. Các môn đệ đã nhận ra rằng họ đang được thấy lòng thương xót: họ nhận ra rằng Thiên Chúa không kết án hoặc hạ thấp họ, nhưng thay vào đó, lại tin tưởng họ. Thực vậy, Thiên Chúa tin nơi chúng ta hơn cả chúng ta tin ở chính mình. “Ngài yêu chúng ta hơn chúng ta yêu bản thân chúng ta (x. Thánh Gioan Henry Newman, Những bài suy niệm và lòng sùng kính, III. 12,2) Với Thiên Chúa, chẳng ai là vô dụng, bị mất uy tín hay là kẻ bị ruồng bỏ. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta “Bình an cho anh em! Trong mắt Thầy, anh em thật quý giá. Bình an cho anh em! Với Thầy, anh em quan trọng biết chừng nào. Bình an cho anh em! Anh em có đó một sứ mạng. Không ai có thể thay thế chỗ của anh em. Anh em không thể thay thế được. Và Thầy tin nơi anh em”.

Thứ hai, Chúa Giêsu cho các môn đệ thấy lòng thương xót của Chúa bằng việc ban tặng cho họ Thánh Thần. Ngài ban Thánh Thần để được tha tội (x. cc 22-23). Các môn đệ đã có tội; họ đã trốn chạy, họ đã bỏ mặc Thầy. Tội lỗi mang đến sự dày vò, cái ác có cái giá của nó. Tội của chúng ta, như Vịnh gia nói (x. TV 51,5), nó luôn ở trước mắt chúng ta. Tội của chính chúng ta, chúng ta không thể nào loại bỏ nó. Duy chỉ có một mình Thiên Chúa mới gỡ tội của chúng ta, chỉ có Ngài, bằng lòng thương xót của Ngài, mới có thể làm cho chúng ta thoát ra khỏi những hố sâu của sự khốn cùng nơi chúng ta. Giống như các môn đệ, chúng ta cần để cho mình được tha thứ, nài xin thật chân thành sự tha thứ của Chúa trên tội lỗi của mình. Chúng ta cần mở lòng mình để được tha thứ. Sự tha thứ trong Thánh Thần là quà tặng Phục sinh cho phép sự phục sinh nội tâm chúng ta. Chúng ta hãy xin ơn để đón lấy món quà đó, đón nhận Bí tích của sự tha thứ. Và hiểu rằng Bí tích Giải tội không phải là quy chiếu về chính chúng ta và tội của chúng ta, nhưng là về Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài. Chúng ta không xưng thú tội để hạ thấp mình, nhưng là để được nâng lên. Chúng ta, tất cả chúng ta, cần lắm điều này. Giống như trẻ nhỏ, bất cứ khi nào chúng bị té ngã, chúng cần được cha mẹ đỡ dậy, và chúng ta cũng cần điều này. Chúng ta cũng thường xuyên bị té ngã. Và đôi tay của Cha chúng ta luôn sẵn sàng đỡ nâng đôi chân của chúng ta lên lần nữa và giữ cho chúng ta tiếp tục bước đi. Bàn tay chắc chắn và tin cậy đó là Giải tội. Giải tội là bí tích nâng chúng ta lên; không để chúng ta nằm trên đất, khóc trên đá sỏi chai cứng mà chúng ta bị té ngã. Giải tội là Bí tích của sự phục sinh, lòng thương xót tinh tuyền. Tất cả những ai nghe lời xưng tội cần phải truyền đạt sự ngọt ngào của lòng thương xót. Đây là những gì mà người giải tội phải làm: truyền đạt sự ngọt ngào của lòng thương xót nơi Chúa Giêsu, Đấng tha thứ mọi sự. Thiên Chúa tha thứ mọi sự.

Cùng với sự bình an đem đến sự phục hồi và tha thứ nâng chúng ta lên, Chúa Giêsu cũng trao ban cho các môn đệ món quà thứ ba của lòng thương xót: Người cho họ xem những thương tích của Người. Nhờ bởi những vết thương này, chúng ta được chữa lành (x 1Pr 2,24; Is 53,5) Nhưng những vết thương tích đó chữa lành chúng ta bằng cách nào? Bằng lòng thương xót. Nơi những thương tích này, giống như Tôma, chúng ta có thể chạm vào sự thật là Thiên Chúa yêu chúng ta đến tận cùng. Người đã làm cho những vết thương của chúng ta trở thành vết thương của Ngài và ôm lấy những yếu đuối của chúng ta vào trong thân thể Người. Những thương tích của Người là những con đường mở ra giữa Người với chúng ta, tuôn trào lòng thương xót trên sự khốn khổ của chúng ta. Những thương tích của Chúa là những lộ trình mà Thiên Chúa đã mở ra cho chúng ta đi vào bên trong tình yêu dịu dàng của Người và “chạm” vào chính Người. Chúng ta đừng bao giờ nghi ngờ nữa về lòng thương xót của Chúa. Khi thờ lạy và hôn kính những vết thương của Chúa, chúng ta đi tới việc nhận ra rằng trong tình yêu dịu dàng của Chúa, tất cả sự yếu đuối của chúng ta được đón nhận. Điều này xảy ra nơi mỗi Thánh Lễ, khi Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta Thân Xác đã bị thương tích và sống lại của Người. Chúng ta chạm vào Người và Người chạm vào cuộc sống của chúng ta. Người từ trời xuống với chúng ta. Những thương tích rạng ngời chiếu vào vùng tăm tối mà chúng ta đang mang trong mình. Giống như Thánh Tôma, chúng ta nhận ra Ngài gần gũi với chúng ta thế nào và chúng ta được thúc đẩy để thốt lên “Ôi lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20,28). Mọi thứ đến từ điều này, từ ân huệ đón nhận lòng thương xót. Đây là điểm khởi đầu của hành trình Kitô hữu nơi chúng ta. Nhưng nếu chúng ta tin tưởng vào khả năng của chính mình, vào hiệu quả của những kết cấu và dự án của mình, chúng ta sẽ chẳng đi xa được. Chỉ khi nào chúng ta chấp nhận tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta sẽ có thể trao tặng cho thế giới điều gì đó mới mẻ.

Và đó là những gì mà các môn đệ đã làm: đón nhận lòng thương xót, để rồi đến lượt họ, trở nên lòng xót thương. Chúng ta nhận ra điều này trong bài đọc thứ nhất. Sách Công vụ Tông đồ thuật lại rằng “Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung.” (Cv 4,32) Đây không phải là chủ nghĩa cộng sản, mà là Kitô giáo. Càng ngạc nhiên hơn khi chúng ta nghĩ rằng những người này trước đó là những người đã tranh luật về phần thưởng và giá trị, và về ai là người lớn nhất ở giữa họ (x. Mt 10,37; Lc 22,24). Lúc này họ chia sẻ mọi sự; họ “một lòng một ý” (Cv 4,32). Làm thế nào mà họ thay đổi được như vậy? Lúc này, họ đã nhìn thấy nơi những người khác cùng một lòng thương xót, lòng thương xót đã thay đổi cuộc đời họ. Họ khám phá ra rằng họ đã chia sẻ cùng một sứ mạng, sự tha thứ và Thân Thể của Đức Giêsu, và vì thế việc chia sẻ của cải trần gian này là điều tự nhiên. Bản văn viết tiếp “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn” (Cv 4,34). Nỗi sợ hãi của họ đã được xua tan bằng việc chạm vào những thương tích của Chúa, và bây giờ họ đã vượt qua nỗi sợ, và rồi chữa lành những vết thương của những người khác đang cần sự chữa lành. Bởi vì ở đó, họ nhìn thấy Chúa Giêsu. Bởi vì Chúa Giêsu ở đó, trong những vết thương của những người đang cần đến sự chữa lành.

Anh Chị Em thân mến, anh chị em có muốn bằng chứng là Thiên Chúa đã chạm vào cuộc đời của anh chị em không? Hãy nhìn xem nếu như anh chị em có thể cúi xuống để băng bó những vết thương của người khác. Hôm nay là ngày để chúng ta cật vấn “Tôi, người thường được đón nhận bình an của Thiên Chúa, lòng thương xót của Người, có xót thương người khác hay không? Tôi, người vẫn được nuôi dưỡng nhờ bởi Thân Mình Chúa Giêsu, có thể làm nên nỗ lực nào để giải tỏa cơn đói của người nghèo? Chúng ta đừng thờ ơ. Chúng ta đừng sống kiểu đức tin một chiều, một đức tin chỉ nhận mà không cho đi, một đức tin nhận lãnh quà tặng nhưng không cho đi để đền đáp lại. Đón nhận lòng thương xót, lúc này, chúng ta hãy trở nên có lòng xót thương. Vì nếu tình yêu chỉ dành cho chúng ta mà thôi, đức tin sẽ trở nên khô cằn, đức tin đó không sinh hoa trái và ủy mị. Không có người khác, đức tin sẽ trở thành trống rỗng, không có sự nối kết. Không có những hành vi của lòng thương xót, đức tin sẽ chết (x. Gc 2,17). Anh chị em thân mến, chúng ta hãy để cho mình được làm mới lại nhờ sự bình an, sự tha thứ và những thương tích của Chúa Giêsu đầy lòng thương xót. Chúng ta hãy xin ơn để trở thành những chứng nhân của lòng xót thương. Chỉ bằng cách này, đức tin của chúng ta sẽ sống và cuộc sống của chúng ta mới thống nhất. Chỉ bằng cách này, chúng ta sẽ loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa, Tin Mừng của lòng thương xót.

***

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2021/documents/papa-francesco_20210411_omelia-divinamisericordia.html