$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Bài Giáo lý của ĐTC Phanxicô LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CÁC THÁNH VỊNH- Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 334 | Cật nhập lần cuối: 10/17/2020 9:15:14 AM | RSS

Chuyển dịch; Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Hôm Thứ Tư 14/10/2020, trong buổi Tiếp kiến Chung, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ bài giáo lý đầu tiên về chuỗi bài giáo lý với chủ đề “Lời cầu nguyện của các Thánh Vịnh”. Sau đây là nguyên văn bài Giáo lý của Đức Thánh Cha.

Anh Chị Em thân mến,

Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta đọc thấy nhiều lời cầu nguyện ở những dạng thức khác nhau. Nhưng chúng ta cũng tìm thấy một cuốn sách chỉ gồm những lời cầu nguyện, một cuốn sách đã trở nên một vùng đất tự nhiên, để thực hành và là nơi cho biết bao nhiêu người nam, nữ cầu nguyện. Đó là cuốn Thánh Vịnh, bao gồm 150 Thánh vịnh để cầu nguyện.

Cuốn Thánh vịnh là một phần từ các sách khôn ngoan, bởi vì cuốn sách này truyền đạt cách thức “làm thế nào cầu nguyện” qua kinh nghiệm đối thoại với Thiên Chúa. Trong các Thánh vịnh, chúng ta tìm thấy nơi đó tất cả những tình cảm của con người: niềm vui, buồn phiền, nghi ngờ, hy vọng, sự cay đắng những thứ tô màu cho cuộc sống của chúng ta. Sách Giáo lý khẳng định rằng, mỗi Thánh vịnh “có thể phản ánh một biến cố đã qua, nhưng vẫn bình dị đến nỗi con người mọi thời, mọi hoàn cảnh, đều có thể dùng để cầu nguyện. “(GLCG, 2588) Khi chúng ta đọc đi đọc lại các Thánh vịnh, chúng ta học biết được ngôn ngữ của cầu nguyện. Thực vậy, Thiên Chúa Cha, với Thánh Thần của Người, đã soi dẫn vào trong tâm hồn của Vua Đa Vít và những người khác, những con người cầu nguyện, để dạy cho từng người nam, người nữ biết cách làm thế nào để ca ngợi Thiên Chúa, để tạ ơn Thiên Chúa và cầu xin Ngài ra sao, làm thế nào để khẩn xin Thiên Chúa trong khi hân hoan và cả trong khi đau khổ, và làm thế nào để kể lại những công trình của Thiên Chúa và Luật của Ngài. Tóm lại, các Thánh Vịnh là lời của Thiên Chúa mà chúng ta, con người nhân loại, dùng để nói chuyện với Thiên Chúa.

Trong cuốn Thánh Vịnh, chúng ta không gặp gỡ những con người trên mây, những con người trừu tượng, những người nhầm lẫn giữa cầu nguyện với mỹ học, hay kinh nghiệm của sự xa lánh. Các Thánh vịnh không phải là những bản văn được viết trên giấy; nhưng các thánh vịnh là những lời nài xin, thường mang tính bi thương, khởi đi từ hiện sinh của con người. Với chúng ta, cầu nguyện với các Thánh vịnh quả là trọn vẹn với những gì mà con người chúng ta là. Chúng phải nhớ rằng, cầu nguyện chỉ tốt khi chúng ta cầu nguyện như chính chúng ta là, mà không tô điểm, hay làm màu chi cả. Một người cầu nguyện không được thêu dệt, hay làm mầu linh hồn mình khi đang cầu nguyện. Chúng ta đến trước Chúa như chúng ta là “Chúa ơi, con là như vậy đó”, với tất cả cái tốt và cả những điều tệ hại mà chỉ chúng ta biết, chứ chẳng ai thấu tỏ. Trong các Thánh vịnh, chúng ta nghe thấy những tiếng cầu nguyện của người nam, người nữ bằng xương bằng thịt của họ, giống như tất cả mọi người chúng ta, họ đầy dẫy những vấn đề, những khó khăn, với những chông chênh, chẳng có gì bảo đảm. Các Thánh Vịnh đã không phản đối nỗi đau khổ này, bởi tác giả Thánh vịnh biết rằng đau khổ là phần của cuộc sống của con người. Tuy nhiên, trong các Thánh Vịnh, đau khổ được chuyển vào trong câu hỏi. Từ đau khổ đến nghi vấn.

Và trong giữa những nghi vấn, vẫn có một câu hỏi vẫn bị treo lơ lửng, giống như tiếng kêu than không ngừng xuyên suốt toàn bộ cuốn sách từ đầu đến cuối. Một câu hỏi mà chúng ta lập lại nhiều lần:” Lạy Chúa, đến bao giờ, đến bao giờ, Chúa ơi?” Mọi đau khổ đều cất tiếng kêu mong chờ một sự giải thoát, mọi nước mắt đều van xin sự an ủi, mỗi thương tích đều chờ đợi sự cứu chữa, mỗi lời vu khống, phỉ báng đều cầu xin sự tha tội. “Chúa ơi, đến bao giờ? Lạy Chúa, con phải chịu đựng đau khổ này sao? Xin nghe tiếng con, Lạy Chúa!” Biết bao lần chúng ta cũng cầu nguyện với lời cầu nguyện như thế này, “Đến bao giờ?” Lạy Chúa, giờ là đủ rồi Chúa ơi!”

Bằng việc kêu xin liên tục, các Thánh vịnh không dạy chúng ta cách quen chịu đựng đau khổ, nhưng đúng hơn là nhắc nhớ chúng ta rằng,cuộc đời của chúng ta chỉ được cứu trừ khi chúng ta được chữa lành. Sự tồn tại của mỗi người chỉ là hơi thở, câu chuyện cuộc đời của mỗi người chỉ là thoáng qua, nhưng người cầu nguyện biết rằng họ thật quý giá trong ánh mắt của Thiên Chúa, và vì thế, thật có lý để kêu than đến Chúa. Và đây là điều quan trọng. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta kêu than lên Chúa, là bởi vì chúng ta biết mình quý giá dường nào trong đôi mắt của Thiên Chúa. Đó là ân sủng mà Chúa Thánh Thần đã khơi dậy trong chúng ta để nhận ra điều quan trọng này: sự quý giá trong ánh mắt của Thiên Chúa. Và đây là lý do thúc đẩy chúng ta cầu nguyện.

Lời cầu nguyện của các Thánh Vịnh minh chứng cho tiếng kêu khóc này: tiếng kêu khóc nhiều thật nhiều bởi vì trong cuộc sống, nỗi đau có muôn hình vạn trạng dưới nhiều tên gọi của nó: bệnh tật, hận thù, chiến tranh, bắt bớ, ngờ vực…Cho đến “xì-căng-đan” đỉnh điểm là cái chết. Cái chết xuất hiện nơi các Thánh Vịnh như kẻ thù phi lý nhất của con người: con người phạm tội ác nào mà đáng để bị trừng phạt tàn nhẫn như vậy, tội ác liên quan đến hủy diệt và kết cục? Lời cầu nguyện của các Thánh vịnh đã cầu xin Thiên Chúa can thiệp vào nơi mà tất cả nhân loại đang nỗ lực vượt ra nhưng lại vô ích. Đó là lý do cầu nguyện, trong và chính lời cầu nguyện, đó là con đường cứu độ và là khởi đầu của sự cứu độ.

Mọi người trong thế giới này đều đau khổ, bất kể họ tin Thiên Chúa hay chối từ Ngài. Nhưng nơi sách Thánh vịnh, đau khổ trở thành mối liên hệ, mối giao tiếp: một tiếng kêu khóc cầu xin sự trợ giúp, chờ đợi, để chặn lại đôi tai đang lắng nghe. Đau khổ không thể vẫn vô nghĩa, không có mục đích. Ngay cả những nỗi đau mà chúng ta phải gánh chịu cũng không thể chỉ là những trường hợp cụ thể của quy luật phổ quát: những đau khổ luôn là nước mắt “của tôi”. Hãy suy nghĩ về điều này: nước mắt không mang tính toàn thể, chúng là nước mắt “của tôi”. Mọi người đều có nước mắt riêng của mình. Nước mắt “của tôi” và đau khổ “của tôi” thúc đẩy tôi đi về phía trước trong sự cầu nguyện. Đó là nước mắt “của tôi” và chưa ai từng chảy, rơi nước mắt xuống trước tôi. Vâng, họ đã khóc, khóc rất nhiều. Nhưng nước mắt “của tôi” là của tôi, nỗi đau “của tôi” là nỗi đau của riêng của tôi, đau khổ “của tôi” là khổ đau của chính tôi.

Trước khi bước vào Hội Trường, tôi đã gặp Ông Bà Cố của một linh mục thuộc Giáo phận Como, vị linh mục đã bị giết chết: cha đã bị giết chết trong khi phục vụ người khác. Nước mắt của Ông Bà Cố là của riêng họ, và từng người trong hai cha mẹ của linh mục biết rằng họ đau khổ nhiều như thế nào khi thấy con trai mình đã trao tặng mạng sống của mình cho người nghèo. Khi chúng ta muốn an ủi ai đó, chúng ta không thể tìm thấy từ ngữ, lời nào để an ủi. Tại sao? Bởi vì chúng ta không thể đi đến được nỗi đau của họ, bởi vì đau khổ của bà ấy là của chính người phụ nữ đó, nước mắt của người đàn ông đó là nước mắt của chính ông. Điều này cũng tương tự như vậy với chúng ta: nước mắt, đau khổ, những nước mắt đó là của tôi, và với những giọt lệ này, với đau khổ này, tôi hướng về Chúa.

Với Thiên Chúa, mọi nỗi đau của con người đều được thánh hóa. Vì thế, lời cầu nguyện trong Thánh vịnh 56 “Bước đường con lận đận, chính Ngài đã đếm rồi. Xin lấy vò mà đựng nước mắt con. Nào Ngài đã chẳng ghi tất cả vào sổ sách?” (c.9). Trước Thiên Chúa, chúng ta không phải là những người xa lạ, hay là những con số. Chúng ta là những khuôn mặt và những trái tim, được Thiên Chúa biết đến từng người một, bằng tên riêng của mỗi chúng ta.

Trong các Thánh Vịnh, người tin tưởng tìm thấy câu trả lời. Họ biết rằng ngay cả khi tất cả mọi cách cửa con người đều bị cấm, bị đóng, thì cánh cửa của Thiên Chúa vẫn mở. Ngay cả nếu như toàn thế giới ra phán quyết để kết án, thì vẫn có đó ơn cứu độ nơi Thiên Chúa.

“Chúa lắng nghe”: đôi khi chỉ trong cầu nguyện là chúng ta đủ để biết điều này. Những vấn đề không phải luôn luôn được giải quyết. Những người cầu nguyện không bị đánh lừa: họ biết rằng nhiều câu hỏi, vấn nạn của đời sống ở đây vẫn chưa được giải đáp, không có lối thoát; đau khổ sẽ đi cùng chúng ta và, sau mỗi trận chiến, những cái khác sẽ chờ đợi chúng ta. Nhưng nếu chúng ta được Chúa lắng nghe, mọi thứ trở nên dễ chịu hơn.

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là phải chịu đựng sự bỏ rơi, không được nhớ đến. Lời cầu nguyện này cứu thoát chúng ta. Bởi vì nó thể xảy ra và thậm chí thường xuyên xảy ra, điều mà chúng ta không hiểu kế hoạch của Thiên Chúa. Nhưng tiếng kêu khóc của chúng ta không dừng lại ở đây, tiếng kêu khóc của chúng ta vươn lên tới Thiên Chúa, Đấng có trái tim của một Người Cha, và chính Ngài cũng khóc với từng đứa con trai, con gái của Ngài đang phải chịu đau khổ và phải chết. Tôi sẽ nói với các bạn một vài điều gì đó: tốt cho tôi, là trong những tình huống khó khăn, tôi nghĩ đến Chúa Giêsu đang khóc; Ngài khóc khi nhìn thấy thành Giêrusalem, Ngài khóc trước mộ của Lazaro. Thiên Chúa khóc vì tôi, Thiên Chúa khóc, Ngài khóc vì những đau khổ chúng ta gánh chịu. Bởi vì Thiên Chúa đã muốn làm cho chính Ngài thành con người – một nhà thiêng liêng thường nói – để có thể khóc. Hãy nghĩ rằng Chúa Giêsu khóc với tôi trong đau khổ của tôi, và đó là một ủi an: điều đó giúp chúng ta tiếp tục tiến bước. Nếu chúng ta duy trì mối tương quan với Chúa, cuộc sống không làm miễn cho chúng ta khỏi phải đau khổ, nhưng chúng ta mở ra một chân trời rộng lớn về sự tốt lành và hướng tới sự viên mãn của nói. Hãy can đảm, kiên trì cầu nguyện. Chúa Giêsu luôn ở bên cạnh chúng ta.

Bài Giáo lý  của ĐTC Phanxicô LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CÁC THÁNH VỊNH- Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: http://www.vatican.va/