$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha Phanxicô: Sửa lỗi cần mang tính huynh đệ, muốn giúp đỡ, phục hồi người khác- Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 410 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2021 10:13:40 AM | RSS

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Đức Thánh Cha Phanxicô: Sửa lỗi cần mang tính huynh đệ, muốn giúp đỡ, phục hồi người khác- Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.PVào buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật (6/9/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô khám phá lời mời gọi của Chúa Giêsu về việc khuyên răn những thành viên trong cộng đoàn, người mắc lỗi, và nói sự sửa lỗi mang tình huynh đệ xây dựng Giáo Hội, trong khi thói buôn chuyện thì làm mất đi điều đó.

Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin:

Anh Chị Em thân mến,

Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (x. Mt 18, 15-20), được lấy từ bài giảng dạy thứ tư của Chúa Giêsu trong trình thuật của Mathêu, được biết như bài giáo huấn dành cho “cộng đoàn” hay là bài giảng dành cho “giáo hội”. Đoạn Tin Mừng hôm nay nói về sự sửa lỗi mang tính huynh đệ, và mời gọi chúng ta hãy phản chiếu, suy tư vào vào hai chiều kích của sự tồn tại Kitô giáo: cộng đoàn, đòi buộc phải bảo vệ sự hiệp thông, là sự hiệp nhất của Giáo Hội – và cá nhân, đòi hỏi phải chú ý đến việc tôn trọng lương tâm của mỗi cá nhân.

Việc sửa lỗi cho một người anh em, người đã làm một điều sai lỗi, Chúa Giêsu đề nghị một phương cách sư phạm cho sự cải tạo giáo dục. Và sư phạm của Chúa Giêsu luôn luôn là một sư phạm của sự phục hồi, của cứu chuộc. Và sư phạm của sự phục hồi này được trình bày trong ba đoạn. Đầu tiên, Chúa nói “anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi” (c. 15), nghĩa là đừng nói công khai tội của họ ra trước cộng đoàn. Đó là việc đi đến với người anh em của mình với sự thận trọng, không phải là xét xử, nhưng là giúp cho họ nhận ra những gì họ đã làm. Biết bao lần chúng ta đã có được kinh nghiệm này: có ai đó đến và nói với chúng ta: “Nhưng nghe này, bạn đã nhầm về điều này. Bạn nên thay đổi một chút về vấn đề này’. Có lẽ, ban đầu thì chúng ta giận, nhưng sau đó, thì chúng ta nói lời ‘cám ơn’ vì đó là một cử chỉ của tình anh em, của sự hiệp thông, của sự giúp đỡ, của sự phục hồi.

Và thật không dễ để thực hành lời dạy của Chúa Giêsu, vì nhiều lý do khác nhau. Có đó sự sợ hãi nếu như anh/ chị / em có thể phản ứng không tốt; hoặc đôi lúc bạn có thể thiếu tự tin với anh ấy, chị ấy. Và có những lý do khác nữa. Nhưng mỗi lần chúng ta thực hiện điều này, chúng ta cảm thấy chính xác đó là cách của Chúa.

Tuy nhiên, nó có thể xảy ra rằng, mặc dù những ý định của tôi là tốt, nhưng lần đầu can thiệp có thể thất bại. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn không nên từ bỏ và nói “Hãy làm đi, Tôi rửa tay về điều đó’. Không. Đây không phải là Kitô giáo. Đừng từ bỏ, nhưng hãy tìm kiếm sự trợ giúp của những anh chị em khác. Chúa Giêsu nói “ Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.” (c.16) Đây là giới luật của luật Môsê (x. Đệ nhị luật 19,15). Mặc dầu điều này dường như bất lợi cho bị cáo, trong thực tế, nó sẽ phục vụ để bảo vệ người sai lỗi chống lại những người vu cáo giả dối. Nhưng Chúa Giêsu đi xa hơn: hai nhân chứng được kêu gọi không phải là để tố cáo hay xét xử, nhưng là để giúp đỡ. ‘Nhưng đừng để chúng ta đồng ý, bạn và tôi, chúng ta hãy đi nói với người đàn ông, phụ nữ này, là người làm lỗi, người đang gây ấn tượng xấu. Chúng ta hãy đi như là những người anh em để nói với họ’. Đây là thái độ của sự phục hồi mà Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta. Trên thực tế, Chúa Giêsu giải thích rằng ngay cả việc tiếp cận này – là phương thức thứ hai- với những nhân chứng- có thể thất bại luôn- thì không giống luật Môsê, chỉ cần lời chứng của hai hoặc ba chứng nhân là đủ để kết tội.

Thực vậy, ngay cả khi tình yêu của hai hay nhiều người hơn nữa có thể là không đủ, bởi vì người có lỗi là anh chị em của mình cứng đầu. Trong trường hợp này – Chúa Giêsu thêm –“hãy đi thưa với hội thánh” (c.17), nghĩa là cộng đoàn. Trong một vài tình huống, cả cộng đoàn cũng liên quan theo. Có những điều có thể có một ảnh hưởng trên những anh chị em khác: nó cần có tình yêu lớn hơn để phục hồi người anh em. Nhưng thậm chí ngay cả điều này cũng không đủ. Và Chúa Giêsu nói “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.” (c.17). Thực ra thì việc diễn đạt này xem ra đáng khinh miệt, nhưng thực tế thì nó mời gọi chúng ta hãy đặt anh em mình vào trong bàn tay của Thiên Chúa: chỉ có Chúa Cha sẽ có thể bày tỏ một tình yêu lớn lao hơn so với tất cả những tình yêu mà tất cả anh chị em của chúng ta cùng đặt chung vào với nhau.

Lời giáo huấn này của Chúa Giêsu giúp ích rất nhiều cho chúng ta – để cho chúng ta quan tâm, xem xét ví dụ - khi mà chúng ta thấy một sai lầm, một lỗi, một sơ suất nơi người anh chị em đó, thường thì điều đầu tiên mà chúng ta làm là đi kể lỗi của họ cho những người khác, buôn chuyện. Và thói buôn chuyện đóng trái tim lại với cộng đoàn, đóng lại sự hiệp nhất của Giáo Hội. Kẻ buôn chuyện, nói dối lớn là ma quỷ, nó luôn luôn đi kể về những điều xấu của người khác, bởi vì ma quỷ là kẻ nói dối, nó tìm kiếm cách để chia rẽ Giáo Hội, làm cho anh chị em xa cách và không xây dựng được cộng đoàn. Thưa anh chị em, xin làm ơn, chúng ta hãy nỗ lực cố gắng để đừng có thói buôn chuyện. Buôn chuyện là một đại dịch khủng khiếp hơn Covid! Chúng ta hãy nỗ lực: không buôn chuyện. Đây là tình yêu của Chúa Giê su, người đã đón lấy những người thu thuế và dân ngoại, những người gây xì-căng-đan với những người thời đó. Tuy nhiên, đó không phải là một sự kết án mà không có báo trước, nhưng là một sự thừa nhận rằng đôi khi những nỗ lực của chúng ta bị thất bại, và chỉ khi ở trước mặt Thiên Chúa, người anh em có thể đối diện với lương tâm và trách nhiệm của chính họ về những hành động của họ. Nếu điều này không thực hiện được, thì khi đó, hãy thinh lặng và cầu nguyện cho anh chị em mình, người đã làm điều sai lỗi, chứng đừng bao giờ đi nói xấu, buôn chuyện, kể tội họ cho người khác biết.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biến việc sửa lỗi người anh em thành một việc thói quen tốt lành, để những cộng đoàn của chúng ta luôn có những mối quan hệ huynh đệ mới, được thiết lập trên sự tha thứ lẫn nhau và trên hết tất cả là sức mạnh tuyệt đối của lòng thương xót của Thiên Chúa, có thể được thấm nhuần trong cộng đoàn.

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200906.html