$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐTC Phanxicô: Cách kêu gọi và sự ban thưởng thật ngạc nhiên của Thiên Chúa đối với con người.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 355 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2021 10:13:08 AM | RSS

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 20/9/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy niệm về dụ ngôn ông chủ kêu gọi những người thợ làm vườn nho – trong bài Tin Mừng hôm nay Mt 20, 1-16, và giải thích về hai thái độ của ông chủ, cũng là cách hành xử của Thiên Chúa khi Ngài gọi con người làm việc cho Ngài.

Anh Chị Em thân mến,

Trang Tin Mừng hôm nay (x.Mt 20,1-16) kể lại dụ ngôn ông chủ vườn nho gọi mướn những người thợ đi làm vườn nho của ông. Qua trình thuật này, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thấy cách thức thật ngạc nhiên mà Thiên Chúa hành động, nói đến hai thái độ của ông chủ: việc kêu gọi và sự ban thưởng.

ĐTC Phanxicô: Cách kêu gọi và sự ban thưởng thật ngạc nhiên của Thiên Chúa đối với con người.Đầu tiên, đó là việc kêu gọi. Có đến năm lần, ông chủ vườn nho đi ra và gọi (người) đi làm việc cho ông: lúc 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 3 giờ và lúc 5 giờ chiều. Hình ảnh về ông chủ vườn nho đi ra ngoài nhiều lần trong ngày để tìm kiếm những người thợ làm vườn nho cho ông, thật là cảm động. Ông chủ đó đại diện cho Thiên Chúa, Đấng gọi tất cả mọi người và luôn luôn gọi mời, vào bất kỳ giờ nào. Thậm chí ngày hôm nay, Thiên Chúa đang hoạt động theo cách thức này: Người tiếp tục gọi mời bất kỳ ai, vào bất kỳ giờ nào, mời gọi họ đi làm trong Vương quốc của Người. Đây là phong cách của Thiên Chúa, đến lượt chúng ta, chúng ta được kêu gọi để tiếp nhận và bắt chước. Thiên Chúa không đón kín trong thế giới của Người, nhưng là “đi ra”: Thiên Chúa luôn đi ra, tìm kiếm chúng ta; Ngài không đóng kín cửa – Thiên Chúa đi ra ngoài. Thiên Chúa tiếp tục tìm kiếm con người, bởi vì Người không muốn bất kỳ ai bị loại trừ ra khỏi kế hoạch tình yêu của Người.

Các cộng đoàn của chúng ta cũng được kêu mời để đi ra ngoài tới những loại “ranh giới” khác nhau có thể có, để trao tặng cho mọi người lời cứu độ mà Chúa Giê su đã đem đến cho nhân loại. Điều này có nghĩa là mở ra những chân trời trong cuộc sống, mang lại hy vọng cho những người bị đặt vào nơi những vùng ngoại biên hiện sinh, những người chưa từng trải nghiệm, hay đã mất, sức mạnh và ánh sáng đến từ việc gặp gỡ Đức Ki tô. Giáo Hội cần trở nên giống như Thiên Chúa: luôn đi ra ngoài; và khi Giáo Hội không đi ra ngoài, Giáo hội trở nên ốm yếu với nhiều cái xấu mà chúng ta có trong Giáo Hội. Và tại sao lại có những căn bệnh này trong Giáo Hội? Là bởi vì Giáo Hội không đi ra ngoài. Sự thật là khi ai đó đi ra ngoài, thì có nguy cơ bị tai nạn. Nhưng bị tai nạn thì tốt hơn cho Giáo Hội bởi vì Giáo Hội đi ra ngoài loan báo Tin Mừng thì tốt hơn là một Giáo Hội ốm yếu vì ở trong nhà. Thiên Chúa luôn đi ra ngoài bởi vì Ngài là Cha, bởi vì Ngài yêu con người. Giáo Hội phải làm theo giống như vậy: luôn phải đi ra ngoài.

Thái độ thứ hai của ông chủ vườn nho, là hình ảnh nói lên thái độ của Thiên Chúa, là cách thức ban thưởng của ông đối với những người thợ. Thiên Chúa ban thưởng thế nào? Ông chủ thỏa thuận “một đồng” (c.2) với những người thợ đầu tiên mà ông mướn làm vào buổi sáng. Thay vào đó, với những người ông chủ gọi mướn họ sau cùng, ông nói “Tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.” (c. 4) Vào cuối ngày, ông chủ vườn nho ra lệnh rằng, mọi người đều lãnh lấy phần tiền lương như nhau, nghĩa là, một đồng. Những người thợ làm việc từ sáng sớm tỏ ra phẫn nộ và phàn nàn chống lại ông chủ, nhưng ông khẳng định: ông muốn trả lương tối đa cho mọi người, kể cả những người đến giờ sau cùng (cc8-15). Thiên Chúa luôn luôn ban thưởng điều tối đa: Ngài không trả một nửa. Ngài trả công, thưởng mọi sự. Theo cách này, người ta không hiểu là Chúa Giê su đang nói về công việc và tiền lương – nhưng là Người nói đến vấn đề khác- Nước Thiên Chúa và sự tốt lành của Cha trên trời, Đấng đi ra ngoài tiếp tục gọi mời con người, và Ngài ban thưởng cho mọi người phần thưởng tối đa.

Thực vậy, Thiên Chúa hành xử giống như thế này: Ngài không nhìn vào thời gian và những kết quả, nhưng là nhìn vào cái sẵn có, Ngài nhìn vào lòng quảng đại mà chúng ta đặt mình vào khi phục vụ Ngài. Cách thức hoạt xử của Thiên Chúa hơn sự công bằng, theo nghĩa là vượt xa khỏi sự công bằng và được thể hiện trong Ân Sủng. Mọi sự đều là Ân Sủng. Sự cứu rỗi của chúng ta là Ân Sủng. Sự thánh thiện của chúng ta là Ân sủng. Khi ban Ân sủng, Thiên Chúa ban cho chúng ta nhiều hơn những gì mà chúng ta lập công, công trạng của chúng ta. Và vì thế, những người lập luận theo kiểu logich của con người, rằng, tính hợp lý của công trạng có được nhờ bởi sự lớn lao của người đó, từ người đầu tiên, cho đến người sau cùng. “Nhưng mà tôi đã làm rất nhiều, tôi đã, đang làm rất nhiều cho Giáo Hội, tôi đã giúp đỡ nhiều lắm, thế mà họ trả công cho tôi giống như người đi làm sau cùng vậy…” Chúng ta hãy nhớ vị thánh đầu tiên trong Giáo Hội: Người Trộm lành. Vị này đã “ăn cắp” Thiên Đàng vào phút cuối cùng của cuộc đời: đây là Ân sủng. Thiên Chúa là như vậy, ngay cả với chúng ta. Thay vào đó, những người tìm cách nghĩ đến những công lao của họ, sẽ thất bại; còn những ai khiêm nhường tin cậy vào lòng thương xót của Cha, từ những người sau cùng – giống như người Trộm Lành- sẽ tìm thấy hàng đầu. (xem c.16)

Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp đỡ chúng ta cảm thấy niềm vui và sự ngạc nhiên mỗi ngày của việc được Thiên Chúa kêu gọi đi làm cho Ngài, trong cánh đồng của Thiên Chúa là thế giới, trong vườn nho của Ngài là Giáo Hội. Và để chúng ta được ban thưởng tình yêu và tình bạn duy nhất với Chúa Giêsu.

Chuyển dịch: Nt.. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/events/event.dir.html/content/vaticanevents/en/2020/9/20/angelus.html