$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Dòng Đa Minh

NHỮNG THỊ KIẾN XUẤT THẦN CỦA THÁNH CATARINA SIENA

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1263 | Cật nhập lần cuối: 4/20/2020 7:40:02 PM | RSS

NHỮNG THỊ KIẾN XUẤT THẦN CỦA THÁNH CATARINA SIENA [1]

Chuyền ngữ: Sr. Martina

Khi chiêm niệm, chúng ta bỏ qua một nơi trong thế giới hữu hình hay trong tâm trí chúng ta, hoặc có thể cả hai, để suy tư, quan sát và suy niệm. Sau khi mặc tu phục của Dòng Ba Hãm Mình Thánh Đa Minh, trừ những lúc cần đến nhà thờ để tham dự thánh lễ và xưng tội, Catarina đã trải qua ba năm sống ẩn dật tĩnh lặng trong căn phòng bé nhỏ của gia đình. Chính căn phòng ấy, ngài đã biến đổi thành một đền thờ cho việc cầu nguyên liên lỉ, ăn chay, thinh lặng, đánh tội và học hành. Ngay từ nhỏ, Catarina đã được đánh động và bị cuốn hút bởi đời sống cầu nguyện của vị ẩn tu trong sa mạc thời xưa. Theo Chân phước Raymonđô, Catarina đã thiết lập một sa mạc ngay trong bốn bức tường của căn phòng của chị, và sống tĩnh lặng giữa chốn đông người.”

Thật là lạ lùng và kỳ diệu, vì tính đến thời điểm Catarina sống trong những năm ẩn dật, vị tiến sĩ vĩ đại của Giáo hội không học đọc và viết. Lý do là vì Catarina không thông minh đủ để tự học, thêm vào đó, chị cũng muốn mình tiếp tục ở trong tình trạng không biết chữ, đồng thời, Catarina cũng muốn suy niệm về Chúa theo những cách khác nếu điều đó không là ý muốn của Người. Thế nên, vào một buổi sáng nọ, Catarina đã xin Đức Kitô dạy cho chị biết đọc và biết viết, để có thể đọc thánh vịnh và hát các lời cầu nguyện của Người. Khi tỉnh dậy, Catarina nhận ra rằng chị có thể đọc một cách lưu loát. Chị đọc nhanh đến nỗi không thể đọc tách rời các âm tiết và cũng khó mà đánh vần được các từ ngữ. Và Catarina đã nhận ra đây là dấu chỉ của một phép lạ.

NHỮNG THỊ KIẾN XUẤT THẦN CỦA THÁNH CATARINA SIENACatrina biết đọc tiếng Latinh nhưng lại không biết nói. Mãi cho đến năm 1377 khi đã 30 tuổi, chị mới có thể viết bức tâm thư đầu tiên. Khả năng viết của Catarina được ban tặng như là món quà của Đức Kitô trong một thị kiến, cùng với Đức Kitô còn có sự hiện diện của thánh Gioan – tông đồ Chúa yêu, và thánh Tôma Aquinô - tiến sĩ các Thiên thần. Các thư và cuốn Đối Thoại của Catarina được viết bằng tiếng Ý, và với một ngôn ngữ tuyệt đẹp như thế, các tác phẩm của chị đã được so sánh cùng với các tác phẩm của đại thi hào Dante.

Những Cuộc Xuất Thần Bí Nhiệm

Trong những năm sống ẩn dật cũng như suốt cuộc đời còn lại, Catarina đã trải qua rất nhiều cuộc xuất thần bí nhiệm với những thị kiến về Đức Kitô và các thánh. Theo chân phước Raymonđô kể lại, chỉ với một vài từ ngữ, những chứng cứ thần học mạnh mẽ nhất trong thị kiến đầu tiên về Đức Kitô được định nghĩa cách đơn giản nhưng lại rất sâu sắc.

Trong một thị kiến đầu tiên của thánh Catarina, Đức Kitô đã hỏi Catarina: “Hỡi ái nữ, con là ai và Cha là ai? Nếu con biết được hai điều này, con sẽ được hạnh phúc. Con là hư vô, còn CHA LÀ ĐẤNG HẰNG HỮU.” Những lời đơn giản này đã là một Tổng luận thần học làm phong phú và tăng triển sự khôn ngoan và hiểu biết của Catarina. Như Chân phước Raymonđô giải thích: “Mọi thụ tạo đắm chìm trong cõi hư không, được tạo thành từ hư không, và hướng chiều về sự hư không.” Tội là hư không, là thiếu sự tốt lành thánh thiện mà đúng ra phải tồn tại. Vì thế, khi chúng ta phạm tội, chúng ta trở về hư không. Đây là lý do tại sao Đức Kitô đã nói, “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Gioan 15, 5). Chúng ta phải có lòng khiêm tốn trong việc nhận ra tiềm năng của sự hư không của chúng ta, và lòng sốt mến của Đức Ái mà chúng ta dành cho Đấng đã cho chúng ta sự sống và không ngừng gìn giữ bảo vệ chúng ta.

Cuộc “hôn nhân thần bí” là một trong những thị kiến quan trọng nhất của Catarina. Trong cuộc hôn nhân này, chị đã được kết hôn với Đức Kitô. Trong tiệc cưới có sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Maria, thánh sử Gioan tông đồ, thánh Phaolô, thánh Đaminh, và thánh vương Đavit, người đã chơi đàn cầm trong bữa tiệc. Đức Kitô trao cho Catarina chiếc nhẫn cưới. Ngoại trừ một mình Catarina ra, không một ai khác có thể nhìn thấy chiếc nhẫn này, và chị đã được nhìn thấy nó trong suốt cuộc đời của mình.

Cũng trong một thị kiến quan trọng khác mà Catarina đã tiết lộ với cha linh hướng, chị đã cầu xin Đức Kitô hãy lấy trái tim và ý chí của mình, và Đức Kitô đã lấy đi trái tim của Catarina. Vài ngày sau đó, Đức Kitô hiện ra với chị lần nữa và đặt trái tim của Người vào trong lồng ngực của Catarina. Thánh Tôma đã nói rằng, sự hiểu biết là một phẩm chất tuyệt vời của tri thức có thể thẩm thấu vào trong trái tim của sự vật. Chính Đức Kitô cũng đã nói rằng trái tim trinh khiết sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Nhờ ơn hiểu biết của Chúa Thánh Thần, Catarina đã được ban cho những thị kiến về Đức Kitô, và trong ý nghĩa thần bí ngài còn được nhìn thấy chính Trái Tim Cực Thánh của Người.

Hoa trái mà ơn hiểu biết của Catarina mang lại được kết tinh hoàn thiện nhất trong tác phẩm Đối Thoại mà chính chị đã đọc lại cho người khác viết. Trong Đối Thoại, Catarina đã khẩn cầu lên Thiên Chúa Cha bốn điều sau: cho chính mình, cho Giáo Hội, cho thế giới, và cho mọi sự được bảo đảm có được sự quan phòng của Thiên Chúa. Các câu trả lời của Thiên Chúa được diễn tả trong tác phẩm hơn 200 trang, với bốn chuyên luận về sự quan phòng của Thiên Chúa, sự phân định, đời sống cầu nguyện, và sự vâng phục.

Cuốn Đối Thoại đề cập đến rất nhiều chủ đề về đức tin và luân lý mang tính căn bản, thiết yếu, tuyên tín, và giáo lý. Những chủ đề này được trình bày bằng những cách thức đầy tính sáng tạo, gần gũi, và đầy cảm xúc. Chúng để lại những ẩn dụ đáng ghi nhớ, chứa đựng những chân lý vĩ đại và bí nhiệm.

Chuyên Luận Về Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa

Catarina nói về “nhân đức khát khao”; “ngọn lửa khát khao thánh thiện” của linh hồn đã làm cho chúng ta ăn năn hối lỗi trong tâm hồn về những tội đã phạm, và khao khát tình thương yêu vô bờ và lòng thương xót của Thiên Chúa nhờ vào cái chết của Đức Kitô trên thập giá. Khát khao thánh thiện của chúng ta mang lại ơn tha tội. Ở đây, người say mê thánh thiện của Thiên Chúa còn nói đến sự “nhạy bén của lương tâm”:

“Ta đã đánh thức trong họ sự nhạy bén của lương tâm, làm cho họ cảm nhận được hương thơm của nhân đức, và vui sướng trong các cuộc nói chuyện của các tôi tớ của Ta.”

Catarina còn cung cấp những tư tưởng về bản chất của các nhân đức, những đau khổ và các thương tích, lưu ý rằng, các nhân đức được diễn tả và được cũng cố thêm vững mạnh bởi chính những tội đối nghịch với chúng. Ví dụ đức kiên nhẫn được thiết lập và được củng cố khi một người bị tổn thương bởi người thân cận của mình. Chính qua những tổn thương như thế mà sự kiên nhẫn có cơ hội được biểu lộ và lớn lên. Chúng ta xây dựng sự công bằng ngay trong tâm hồn chúng ta khi bị đối xử cách bất công. Nhân đức khiêm nhường chiến thắng được tội kiêu ngạo, bởi người khiêm tốn thì không quan tâm đến danh tiếng ở thế gian này nên không bị kẻ kiêu ngạo làm hại.

Trong sự quan phòng của Người, Thiên Chúa sắp đặt thế giới như thế, để từ tội lỗi của những người này phát sinh ra những nhân đức của những người khác; từ việc sám hối ăn năn vì tội đã phạm phát sinh ra lòng thương xót vô bờ; và từ sự đau khổ đời này đưa tới niềm vui trên nước trời.

Chuyên Luận Về Sự Phân Định

Ở đây, thánh Catarina cho biết cơn khát của người tu sĩ Đa Minh, đó là đưa các linh hồn về với Đức Kitô. Thiên Chúa đã nói với thánh nữ rằng các công việc của chúng ta khi được thực hiện “với lòng khao khát và ước muốn để tôn vinh Chúa và cứu độ các linh hồn”, sẽ trở nên thánh thiện và dịu ngọt trước mặt Chúa. Cũng vậy, trong ẩn dụ rất nổi tiếng về Đức Kitô, Đấng được ví như Cây Cầu để con người có thể bước qua trần thế này mà vào thiên đàng, Catarina giải thích rất chi tiết về công cụ Thiên Chúa đã ban cho như những phương tiện để mang ơn ơn cứu độ cho chúng ta.

NHỮNG THỊ KIẾN XUẤT THẦN CỦA THÁNH CATARINA SIENACây Cầu này có ba “bậc” diễn tả ba tình trạng của linh hồn mà chúng ta phải trải qua để tiến lên từ đất tới trời: Bậc thứ nhất được xem là “đôi chân của linh hồn,” đại diện cho lòng yêu mến của chúng ta. Cũng như đôi chân mang lấy thân thể, ước muốn và lòng yêu mến của chúng ta cũng mang lấy linh hồn mình. Những vết thương nơi chân của Đức Kitô – Cây Cầu, là những phương tiện giúp chúng ta tiến lên bậc thứ hai, ngay tại cạnh sườn của Người, là nơi chúng ta được mạc khải về những bí mật của trái tim Người. Khi linh hồn khao khát để nếm cảm tình yêu của trái tim Đức Kitô, và chiêm ngưỡng trái tim Người với đôi mắt của lý trí, nó sẽ nhận ra rằng, trái tim của Người “được đốt cháy bởi tình yêu vô bờ bến.” Khi được cảm nếm tình yêu này, linh hồn đạt tới bậc thứ ba, nơi miệng của Đức Kitô. Cuối cùng, linh hồn đạt được sự bình an từ những cuộc chiến thảm khốc để chống lại tội lỗi. Như vậy, nơi bậc thứ nhất, linh hồn từ bỏ những tình yêu trần thế và loại trừ tội lỗi. Nơi bậc thứ hai, linh hồn lấp đầy chính mình bằng tình yêu và nhân đức. Ở bậc thứ ba, linh hồn cảm nếm sự bình an.

Vì thế, Cây Cầu đưa tới thiên đàng này được nâng lên cao cho chúng ta khi Người Con của Chúa Cha được giương lên cao trong cây gỗ thánh giá, “Bản tính Thần linh vẫn kết hợp với bản tính bụi đất nhân loại thấp hèn của con.”

Chuyên Luận Về Đời Sống Cầu Nguyện

Thánh Tôma Aquinô đã viết: cầu nguyện là một điều hợp lý nhất để làm. Trích dẫn nhà thần học Roma Cassiodorus, Tôma đồng ý rằng, “Cầu nguyện là lý lẽ được nói ra”, và việc nói này là một chức năng của lý trí, là một sức mạnh mà không một thụ tạo nào khác được Thiên Chúa ban tặng. Theo Thánh Tôma, cầu nguyện là “nâng tâm hồn lên tới Chúa.” Các “thành phần” của cầu nguyện bao gồm cầu xin (những yêu cầu khiêm tốn) những phúc lành cụ thể của Thiên Chúa, và lời Tạ ơn vì biết bao ơn lành Chúa đã ban cho.

Thánh Catarina cho thấy những tư tưởng sâu sắc về tương quan giữa lý trí, Kinh thánh và đời sống cầu nguyện. “Lý trí đã có trước khi Kinh thánh được hình thành; trong khi đó, lý trí phát sinh khoa học, bởi vì khi nhìn thấy chúng phân định.” Thiên Chúa đã soi sáng lý trí của các ngôn sứ xưa và các tông đồ trước khi tất cả Kinh thánh được viết xuống. Cũng vậy, sau khi chúng ta đã lãnh nhận Kinh thánh, Thiên Chúa lại ban ánh sáng cho con mắt lý trí của những người có đời sống cầu nguyện và thánh thiện, ví dụ như thánh Tôma Aquinô, thánh Augustinô, và thánh Giêrômiô. Vì thế, cho dù là ánh sáng đến từ Kinh thánh cũng phải đi qua ánh sáng siêu nhiên của nguồn ánh sáng.

Và Thiên Chúa cảnh báo chúng ta rằng nếu chúng ta tìm kiếm sự hướng dẫn đời sống thiêng liêng từ một người thánh thiện và có lương tâm đúng đắn thì sẽ tốt hơn là từ một người tri thức, kiêu căng, thiếu ánh sáng siêu nhiên của Chúa. Những ai không có sánh sáng của Chúa thì bị mắc kẹt trong bóng tối của một tình yêu ích kỷ, là thứ tình yêu “của một cây không thể lớn lên được trừ việc sinh những quả khô, hoa héo tàn thối rữa, lá cây úa vàng, cành lá rủ xuống, và thân cây bị quật ngã bởi những cơn gió mạnh.

Bảy mối tội đầu thực sự chính là loại cây vừa nói ở trên, bao gồm bảy nhánh cây ủ rũ héo tàn. Chúng rũ xuống đất bởi vì chỉ có những gì thuộc về đất mới có thể nuôi chúng được, và chúng không bao giờ được thánh hóa và biến đổi. Mặc dù con người đã được đặt để không phải ở dưới nhưng ở trên cao hơn tất cả các loài thụ tạo khác, nhưng nếu không ở lại với Thiên Chúa hằng có đời đời, thì con người cũng không thể được biến đổi.

Chuyên Luận Về Sự Vâng Phục

Ở đây, thánh Catarina ra khơi vào trong biển thần học của sự vâng phục với ý muốn của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta nói chung và cụ thể hơn là những tu sĩ thuộc các Dòng tu khấn hứa các lời khấn vâng phục, khiết tịnh và khó nghèo. Catarina so sánh các Dòng tu với những con thuyền lớn đang giương cánh buồm để tiến về bến cảng của ơn cứu độ. Các con thuyền vĩ đại này rất giàu có đến nỗi các tu sĩ không cần phải lo lắng về những nhu cầu vật chất hay nhu cầu tâm linh, vì ai vâng phục sẽ nhận được tất cả những gì họ cần qua Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn họ.

Chúa đã nói với thánh Catarina rằng, “Bây giờ con hãy nhìn vào con thuyền của cha thánh Đa Minh”. Con thuyền đó đã được xắp đặt rất hoàn hảo. Thánh Đa Minh đã chỉ có một ước muốn rằng, “với ánh sáng của khoa học”- nền tảng chính yếu của Dòng, các con cái của ngài sẽ nỗ lực không ngừng để tôn vinh Thiên Chúa và tìm kiếm ơn cứu độ cho các linh hồn. Ánh sáng ấy cũng trân quý và yêu mến sự khó nghèo, không coi khó nghèo tự nó như là cùng đích, nhưng nó giúp cho người giảng thuyết, trong khi chiến đấu chống lại những lạc giáo và truyền bá Chân lý của Chúa, không bị phân tâm bởi những điều tạm bợ chóng qua. Ba cánh buồm của vâng phục, khiết tịnh và khó nghèo làm cho con thuyền của thánh Đa minh trở thành một con thuyền của sự trung thành, và làm cho con thuyền ấy rộng lớn, hân hoan và đầy hương thơm.

Những người con ưu tú của Dòng là thánh Tôma và thánh Phêrô tử đạo. Các ngài đã được tôn vinh ca ngợi vì nguồn ánh sáng phát xuất từ sự vâng phục của họ. Người bạn thân thiết trong Đức Kitô của thánh Đaminh là thánh Phanxicô cũng được tôn vinh ca ngợi vì Dòng tu của ngài: “Một sự thật về thánh Đa Minh và thánh Phanxicô, các ngài là hai trụ cột của Hội thánh. Phanxicô với nếp sống khó nghèo đặc biệt là khó nghèo của chính bản thân ngài, và Đa minh với việc học hành.”


[1] Reprinted and translated with permission from The Ecstatic Visions of St. Catharine Siena, by Dr. Kevin Vost. https://catholicexchange.com/the-ecstatic-visions-of-st-catherine-of-siena.