$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Dòng Đa Minh

THƯ CỦA CHA BTTQ GERARD F.TIMONER,OP. Dịp Kỷ niệm 800 năm Các Tổng hội đầu tiên của Dòng - Phần hai

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 265 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2021 10:46:38 AM | RSS

THƯ CỦA CHA BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN GERARD F.TIMONER,OP.

Dịp Kỷ niệm 800 năm Các Tổng hội đầu tiên của Dòng (1220, 1221)

TỔNG HỘI DÒNG ANH EM THUYẾT GIÁO:

CẤU TRÚC CỦA SỰ HIỆP THÔNG VÀ SỨ VỤ

(Phần hai)

Dịch: Nt. Maria Trần Thị Sâm, OP

Br. Carlos Azpiroz Costa, OP

Các Tổng hội trong hình thức điều hành của Dòng

Tôi rất vui khi biết rằng giữa rất nhiều lễ hội, thì việc kỷ niệm 800 năm của hai Tổng Hội đầu tiên, do Thánh Đa Minh chủ trì, sẽ được ghi nhớ. Trong cả hai Tổng hội, sự hiệp nhất của Dòng được đảm bảo dưới quyền của Vị Tổng quyền, và sự lan rộng của Dòng qua các Tỉnh dòng - sự đa dạng - để đảm bảo cho việc lan rộng và hội nhập văn hóa của sứ điệp Tin Mừng, tin cậy vào Chúa Thánh Thần, trong sự trưởng thành của những người anh em, trong hệ thống điều hành đã hỗ trợ họ. Tất cả điều này đảm bảo một đời sống tông đồ thực sự.

Thánh Đa Minh đã không “phát minh” ra Hiến pháp của mình. Ngài không phải là một trong những vị thánh khiến mọi người ngạc nhiên,THƯ CỦA CHA BTTQ GERARD F.TIMONER,OP.  Dịp Kỷ niệm 800 năm Các Tổng hội đầu tiên của Dòng  - Phần hai một vị thánh “khai sáng”. Ơn gọi riêng của Ngài không phải là đột ngột, chúng ta không tìm thấy ở Ngài một “sự hoán cải bão táp hay gian nan”. Kinh nghiệm rộng của ngài về giáo hội ngay từ tuổi niên thiếu đã cho ngài một kiến ​​thức sâu sắc về những biểu hiện quan trọng và đa dạng nhất của truyền thống “kinh sĩ” (đan tu và kinh sĩ ) và của đời sống giáo phận vào thời của ngài, trong địa bàn ngài ở (Palencia và Osma ), sau đó là tại miền Trung nước Pháp (Fanjeaux, Toulouse, v.v.) và ở vùng hiện nay là nước Ý. Kinh nghiệm này đã giúp cha đưa ra hình thức pháp lý cho việc lập Dòng, kết hợp cả các quy tắc giáo luật cổ xưa nhất và luật pháp gần nhất của Giáo hội, thành quả của Công đồng Lateran IV về việc giảng thuyết, giảng dạy thần học và nhu cầu tổ chức các Tỉnh hội và Tổng hội cho những dòng Đan tu và Kinh sĩ hiện hữu. Thêm vào đó là kinh nghiệm “đầu tay” của Cha về sức sống mạnh mẽ của các hiệp hội giáo sư và sinh viên trong giới đại học, hiệp hội các nghệ nhân và của sự khởi đầu của các cấu trúc “đô thị” (xã) dựa trên chính quyền vừa phải và có sự tham gia. Cuối cùng, trước mắt cha là sự thách đố của những nhà giảng thuyết Cathar lưu động, nghèo khó. Họ đã khiến Cha khám phá ra, giống như Thánh Phanxicô, nhu cầu phải làm một điều gì đó tương tự và mới mẻ, nhưng là trong chính Giáo hội!

Một trở ngại “rõ ràng”, chẳng hạn như khoản luật XIII nổi tiếng của Công đồng Lateran IV, ngăn cấm việc đặt nền móng cho các “Dòng” mới, cuối cùng, một cách Chúa quan phòng, lại trở thành động lực thúc đẩy sự mới mẻ của các Nhà giảng thuyết. Cùng với nhau, qui tụ trong hội đồng, Thánh Đa Minh và nhóm anh em tiên khởi đã chọn Tu luật Thánh Augustinô, một trong những Tu luật lâu đời nhất trong Giáo hội. Họ áp dụng các tục lệ của Dòng Prê-mon-tê và đưa vào tính cách mới của sự nghèo khó khất sĩ với tính lưu động, việc học hành và giảng thuyết. Bằng cách này, các tu sĩ đã được liên kết vào truyền thống tu trì cổ xưa nhất của Giáo hội và đồng thời đảm bảo tính mới mẻ tuyệt đối của kế hoạch. Ba nguồn năng lượng được rút ra từ Giáo hội vào thế kỷ 13 hoặc từ toàn bộ lịch sử của Giáo hội được kết hợp trong Dòng. Một sứ vụ chính thức: giảng thuyết. Một hình thức tu trì: truyền thống kinh. Một ý tưởng nền tảng (ý tưởng – sức mạnh): đời sống tông đồ hoặc noi theo các Tông đồ.

Tổng hội năm 1220 đã tạo ra mô hình hiến pháp vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay, đảm bảo cho sự hiệp nhất của Dòng. Tổng hội 1221 đã phác thảo mô hình đầu tiên cho việc phân chia Dòng thành các Tỉnh dòng. Do đó, nó thúc đẩy một cơ quan dân chủ, tập trung và có tổ chức cao, là một Dòng, không chỉ là một tập hợp các nhà hay các Tỉnh dòng! Pháp chế này, được soạn thảo theo từng giai đoạn và dựa theo các bài học rút ra từ kinh nghiệm, được xác định và trình bầy rất sớm, trong một tập hợp các văn bản, các luật lệ của cộng đoàn và sự tuân phục mà một ngày nào đó cho phép vị sáng lập biến đi mà không có bất kỳ rủi ro nào đối với Dòng.Thật vậy, Thánh Đa Minh qua đời ngày 6 tháng 8 năm 1221 và Dòng đã được ban cho một cơ cấu tối thiểu, nhưng vững chắc để thực hiện sứ mệnh của mình trong Giáo hội. Thánh Đa Minh không để lại bút tích nào, chỉ có Dòng và một hình thức quyền bính được phác thảo rõ ràng. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng phần lớn văn bản của Hiến pháp Nguyên thủy đã được chính tay Ngài viết nên.

Hãy để tôi phác thảo một số “nét chính” của kiểu mẫu quyền bính dựa trên tự do và trách nhiệm. Trước hết, cần phải nhấn mạnh nguyên tắc pháp định thời trung cổ - có lẽ hơi bị lãng quên – diễn tả kiểu cách quyền bính của chúng ta: “Quod omnes tangit ab omnibus sugarari et Approbari debet” “ điều được chấp thuận bởi tất cả cũng ảnh hưởng đến tất cả”. Chân phước Humberto Romano, người kế vị thứ tư của Thánh Đa Minh, bình luận về tu luật này, rất ý thức khi viết: “Thực tế, điều tốt được mọi người chấp nhận,thì được thúc đẩy một cách nhanh chóng và dễ dàng”.

Các Tổng hội kế tiếp nhau với tần suất thay đổi. Vào năm 1228, quy trình lập pháp mới mà Dòng vẫn giữ cho đến ngày nay đã được thiết lập: một quy luật chỉ trở thành hiến pháp khi có ba Tổng Hội liên tiếp phê chuẩn với các diễn đạt kỹ thuật sau: khởi xướng, phê chuẩn và xác nhận. Chúng ta hãy nhớ lại rằng ba Tổng hội này là gồm các thành phần khác nhau:

a) Tổng Hội bầu cử (bầu chọn Bề trên Tổng quyền; tham dự viên là các Bề trên Giám Tỉnh và các Giám định viên hoặc các đại biểu được bầu trong Tỉnh hội); b) Tổng hội của các Giám định viên; c) Tổng hội của các Giám tỉnh, v.v. Đây là điều mà đã được gọi là "hệ thống lưỡng viện Đa Minh" nổi tiếng. Nó là lưỡng viện theo một số nghĩa: 1) trước hết, để một qui luật trở thành hiến pháp, nó phải được xử lý, xác định và biểu quyết bởi ba hội đồng lập pháp liên tiếp khác nhau (các Tổng hội); 2) thứ hai, những hội đồng này gồm có các anh em khác nhau: những người không nắm quyền trong Tỉnh Dòng ( các giám định viên ); các Giám tỉnh và các anh em cùng cấp với họ; thứ ba, một hội đồng các nghị huynh gồm có cả 2 “nhóm” tu sĩ.

Các Tổng hội luân phiên nhau, và mỗi Tổng hội đều có quyền hạn như nhau. Một cách ngắn gọn: các hội nghị khác nhau, gồm các tu sĩ khác nhau, với các chức năng khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, bỏ phiếu về các khoản luật khác nhau điều hành đời sống của chính Dòng. Sự hiệp thông huynh đệ này của hệ thống nghị trường cũng được thể hiện trong sự tham gia hữu cơ và tương xứng của tất cả các thành phần (tu viện, tỉnh dòng) để đạt được mục đích phù hợp với Dòng. Đây là lý do tại sao chúng ta nói rằng quyền bính của chúng ta là mang tính cộng đoàn theo cách riêng của nó, vì các bề trên thường nhận được chức vụ qua việc anh em bầu chọn, được bề trên cấp cao hơn chuẩn y. Hơn nữa, trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng, các cộng đoàn tham gia theo nhiều cách trong việc cai quản của riêng họ, thông qua Công hội hoặc Hội đồng (ở cấp địa phương, tỉnh dòng và toàn Dòng). Dòng là “đồng nghị” bởi vì ngay từ đầu, các anh em đã sống, ca tụng, cai quản, rao giảng như những người anh em.

Như một giả thiết, chúng ta đang đối diện với một truyền thống thần học về lời khấn vâng lời có lẽ “khác” với những gì chúng ta quen thuộc trong tưởng tượng hoặc từ - chỉ như một ví dụ - quan điểm của Dòng Biển Đức hoặc Dòng Tên. Thật vậy, oboedire (vâng lời) được liên kết mật thiết trong truyền thống của chúng ta với ob-audire (lắng nghe), đó là lý do tại sao lời khấn vâng lời là lời khấn duy nhất được thể hiện trong công thức tuyên khấn của tu sĩ Đa Minh! Đó là chức năng của mọi thẩm quyền trong Dòng: lắng nghe Thiên Chúa, lắng nghe Người và làm cho Người được nghe qua tiếng nói của các anh em. Chúng ta tin chắc rằng khi lắng nghe anh em, chúng ta lắng nghe tiếng Chúa. Đó là lý do tại sao cũng có một mối liên hệ mật thiết giữa lời khấn chúng ta tuyên đọc (lời khấn vâng lời ) và việc giơ tay biểu thị sự đồng ý” hoặc “không”, hoặc những lá phiếu có ghi tên như một biểu hiện của việc bỏ phiếu của mỗi anh em khi đưa ra quyết định, định rõ các vấn đề, công việc phải giải quyết, hoặc bầu anh em vào một số chức vụ hoặc phụ trách. Cụm từ “Fratres, votemus” “Anh em, chúng ta hãy bầu chọn” thường được nghe từ vị chủ tịch hoặc thư ký của Tổng Hội, ngay từ thuở khai nguyên của Dòng, diễn tả một cách sinh động ý thức của lời khấn vâng lời liên kết chúng ta một cách cá nhân với Vị Tổng quyền Dòng. Chúng ta cũng cam kết vâng theo những luật lệ mà chúng ta bỏ phiếu và những người anh em mà chúng ta cũng bầu chọn bằng lá phiếu của chúng ta.

Trong suốt thời gian qua, chúng ta luôn cố gắng đảm bảo các phương tiện sinh kế và phương tiện cho cộng đoàn… nhưng điều gì sẽ xảy ra với những phương tiện sinh kế này, chúng ta không thể biết hoặc nói trước được; thực vậy , có những thứ hoặc chiều kích của cuộc sống (giống như chính văn hóa) là "không thể lên kế hoạch được". Tất cả những gì có thể làm là tạo ra những không gian giúp tôn trọng và tạo điều kiện cho những sinh lực không nằm trong tay chúng ta, không thể có kế hoạch! Tính hiệp nhất và đa dạng của Dòng được thể hiện trong một tổ chức phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, đánh giá và thích ứng liên tục. Nó không phải là một hệ thống “đơn giản”, nhưng nó là dấu hiệu của “dân chủ” thực sự, của tự do thực sự. “Hệ sinh thái” mà Thánh Đa Minh trối lại cho Gia đình của Ngài rất mong manh về kết cấu, đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên trì mãnh liệt để trau dồi và phát triển, và cần sự tham gia của tất cả mọi người trong một nhiệm vụ chung và chia sẻ. “Chủ nghĩa đa nguyên” không được nhìn thấy trong Dòng như một căn bệnh nhất thời cần được “khoan dung”, nhưng như một ân phúc làm phong phú di sản chung của chúng ta. Chúng ta là những người hành hương, lưu động, không có nơi ở cố định, và đối với chúng ta, việc lập một cộng đoàn luôn là một cuộc “khám phá”, một cộng đoàn gồm những người - cùng nhau - tìm kiếm sự thật, dù nó được thiết lập ở đâu! Có lẽ đây là lý do tại sao, trong một văn bản luận chiến, Thánh Albertô Cả đã xác định lý tưởng của đời sống Đa Minh: “In dulcedine Societatis, quaerere veritatem” (trong sự hòa hợp dịu dàng của đời sống huynh đệ, hãy tìm kiếm sự thật).

Br. Bruno Cadoré, OP

Tại Tổng hội cuối cùng ( Tổng hội Biên hòa 2019), không biết thực sự tại sao và có lẽ do vô tình, tôi đã đề nghị Vị Tổng Thư ký điểm danh các nghị huynh không phải trước lời nguyện khai mạc mở đầu quy trình bầu cử (theo thông lệ) mà là sau đó. Sau này, tôi lại rất vui vì điều này khiến tôi ý thức hơn bao giờ hết về mầu nhiệm hiệp thông chủ trì các Tổng hội của chúng ta. Chính Chúa Thánh Linh đưa chúng ta đến với nhau và làm cho sự đa dạng của chúng ta trở thành một dấu chỉ của sự hiệp thông, và theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng chúng ta “cử hành” các Tổng hội của chúng ta. Vào thời điểm đó ở Biên Hoà, không có tiếng động lớn cũng không có gió mạnh, nhưng đó thực sự là thời điểm của Lễ Ngũ Tuần, tập hợp các anh em từ tận cùng trái đất về với nhau, tạo thành một cơ thể, sinh động họ hướng đến sự tìm kiếm chung cho con đường mà họ sẽ đề xuất với các anh em trong Dòng rằng họ sẽ tiếp tục cuộc hành trình cùng nhau trong việc loan báo về một Vương quốc đang đến. Khi trả lời Ad Sum,”Hiện diện”, mỗi tu sĩ tuyên bố vị trí của mình trong truyền thống lâu đời của Dòng, và khi họ nghe câu trả lời này, mọi người đều nhận thức được tình trạng của Dòng cũng như những khuôn mặt và địa điểm mới của Dòng; Các anh em là ai và họ ở đâu, những người mà ngày nay Cha Đa Minh đã nói hãy đi, học, giảng thuyết và thiết lập các tu viện! Đây là cơ hội để tạ ơn về công việc của Chúa Thánh Linh, Đấng thúc đẩy và đồng hành với Dòng trong chuyến lữ hành gặp gỡ những người đương thời trên khắp thế giới!

Cha Đaminh đã đúng khi tập hợp các Tổng hội đầu tiên vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Về cơ bản, tôi nghĩ rằng nhiệmTHƯ CỦA CHA BTTQ GERARD F.TIMONER,OP.  Dịp Kỷ niệm 800 năm Các Tổng hội đầu tiên của Dòng  - Phần hai vụ chính của các Tổng hội, cũng như các Tỉnh hội, Dự tỉnh và tu viện hội, là làm vọng lại lời kêu gọi đi theo con đường được mở ra theo sách Công vụ Tông đồ, bởi vì chính theo con đường này mà Giáo hội trở thành điều được gọi là : một cộng đoàn của những anh chị em mà sự hiệp nhất của họ được xây dựng bằng cách mời gọi những người khác đón nhận tin mừng của Chúa Giê-Su Ki-Tô và sống theo tin mừng đó. Đây không phải là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên nhắc nhở chúng ta khi ngài mời gọi chúng ta “bước đi cùng nhau” và kêu gọi chúng ta đến với “tình huynh đệ” sao ? Mầu nhiệm của sự hiệp thông được Thần Khí thúc đẩy ngay tại trung tâm của lịch sử nhân loại!

Nhưng, giống như một bí tích, các Tổng hội là dấu chỉ của mầu nhiệm này bởi vì chúng biểu lộ Lời ân sủng và sự thật là một thực tại rất cụ thể của con người. Có nghĩa là, các Tổng hội cho thấy rằng sự hiệp thông - và chúng ta cũng có thể nói về tình huynh đệ - là một công việc chậm chạp, kiên nhẫn, đôi khi khó khăn. Giống như “công việc” tạo ra một cái gì đó mới, mà Tông đồ Phao-lô đã nói rất hay khi viết về thụ tạo đang rên rỉ như trong cơn đau khi sắp sinh con. Các Tổng hội tập hợp những anh em không biết nhau nhưng lại nhận ra nhau, gặp gỡ và nói về những ý tưởng có thể là riêng của nhau, nhưng khi làm như vậy, họ muốn để một bên bất kỳ tuyên bố độc quyền nào về sự thật để thực sự “tìm kiếm với người khác những con đường mới hướng tới sự thật ”; họ mang những nền văn hóa cách xa nhau lại, tuy nhiên tin chắc rằng mỗi nền văn hóa đều không thể thay thế được và không một nền văn hóa nào là đủ để khám phá ra sự phong phú của việc phúc âm hóa. Khi chúng ta nhìn thấy tất cả những điều này, làm sao chúng ta có thể không thấy trong đó công việc chậm chạp khi mang lại sự tụ họp lớn lao mà ngôn sứ Isaia đã tiên báo (Is. 60)? Đôi khi, thậm chí có lẽ quá thường xuyên, chúng ta có thể bị cám dỗ để nghĩ về các Tổng hội như một “bài tập” hầu hết là lý thuyết, không hiệu quả lắm, quá dài dòng, xa rời thực tế cụ thể. Và, sau đó, chúng ta giản lược các Tổng hội thành văn bản Công vụ, mà đôi khi chúng ta khó đọc, hoặc đôi khi, chúng ta bị cám dỗ để đọc và phê bình như cách chúng ta làm một bài tiểu luận! Nhưng điều này, tôi nghĩ, là để quên đi mầu nhiệm của một Tổng hội như một thứ định hình cho cuộc phiêu lưu của việc đi đến với nhau (ad-venire). Hiệp thông trong Giáo hội không có nghĩa là hình thành một “nhóm làm việc” có thể tuyên bố việc truyền bá phúc âm hóa của mình sẽ có hiệu quả bởi vì nó đã đề ra các mục tiêu và một kế hoạch chiến lược! Đúng hơn, nó có nghĩa là cuộc hành trình cùng nhau của một nhóm người nam và người nữ, khi làm như vậy, họ tràn đầy ước muốn khám phá ra rằng trong Chúa Ki-tô, họ là anh chị em với mục đích mang hy vọng của một mùa gặt vào trung tâm lịch sử. Sự hiệp thông trong Giáo hội hình thành không phải là một tiểu đoàn những người gieo giống nhằm đạt được những kết quả hữu hiệu, nhưng là một tình huynh đệ rất mong manh của những người thợ gặt du mục, những người đi ra ngoài thế giới để tìm kiếm dấu vết của Thánh Linh, tin chắc rằng họ sẽ có thể làm được như vậy. miễn là họ liên tục mở rộng tình huynh đệ cho những người mà họ có cơ hội khám phá mầu nhiệm của tình bạn cho tất cả mọi người. Và, tại trung tâm của sự hiệp thông này trong Giáo hội, Dòng Đa Minh được mời gọi trở thành dấu chỉ của cuộc phiêu lưu này.

Các cuộc hội họp của chúng ta cũng là công cụ của sự hiệp thông khi trở thành những khoảnh khắc mà anh em từ khắp nơi trên thế giới, hoặc từ bốn phương của một Tỉnh dòng, hoặc một lần nữa, lại từ đoàn lớp khác nhau của những con người dấn thân tông đồ địa phương , cùng cử hành ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho họ được trở nên những thợ gặt của Chúa. Sự qui tụ của chúng ta trong các Tổng Hội là cơ hội cho kiểu cử hành này, như có thể thấy trong các cuộc gặp gỡ giữa các anh em, trong những tình bạn mới được hình thành, trong các hội nghị bỗng nhiên được kết hợp trong một động lực tạ ơn duy nhất cho nền tảng tương tự…Đây là những khoảnh khắc đặc biệt khi chúng ta có thể học được rằng, trong khi có một niềm tự hào chính đáng khi kể về những gì chúng ta đang làm ở đây hay ở đó, cũng có một niềm vui sâu sắc và thú vị hơn nhiều, khi khám phá ra sức mạnh của việc giảng thuyết của người khác ; thường họ có một sự bạo dạn tông đồ, sự can đảm truyền giáo, và lòng trung tín với Tin mừng mà có lẽ chúng ta không bao giờ dám nghĩ đến. Chúng ta phải liên tục tìm kiếm những phương thế tốt nhất để vượt ra khỏi sự dán nhãn vội vàng có nguy cơ làm hỏng “chất xác phàm” của sự giảng thuyết thánh.Thay vào đó, chúng ta phải tạo điều kiện cho các Tỉnh Dòng và các đơn vị của Dòng biết nhau khi họ chia sẻ với nhau lịch sử và cách đọc các dấu chỉ thời đại của họ, và như thế, họ chấp nhận nhau và công nhận mình như những thành viên cùng một sứ vụ “giảng thuyết thánh”, được hợp nhất bởi cùng một ơn gọi để loan báo cho thế giới tin mừng về tình bạn của Thiên Chúa cho tất cả mọi người.

Trong nhiệm kỳ của mình, khi lắng nghe anh em này hoặc chị em kia, hoặc khi đến thăm cộng đồng này hoặc cộng đồng nọ, tôi thường cảm thấy, là tôi đang hiện diện với những người nam và người nữ, là những người thực sự bị cuốn hút bởi sức mạnh nhiệm mầu của Lời vì lý do nào mà thôi thì không thể giải thích được, cũng như nó cũng vượt quá khả năng của trái tim con người để đón nhận quá nhiều ân sủng. Sau đó, tôi thấy mình mơ rằng các Tổng Hội của chúng ta phải là nơi mà sự dư tràn của ân sủng của Lời được chia sẻ và truyền đi, vì đây là nền tảng của sự hiệp thông của chúng ta. Để đem vấn đề trọng tâm của Tổng hội được tiến xa,điều mà trí tuệ hướng dẫn sự phân định,thì sự trao đổi ý kiến ​​hay phân tích thực tế thôi chưa đủ, chúng ta còn phải có cho mình những phương tiện để chạm đến những con tim, để chà xát chúng bằng cách nào đó. Ở Creole, người ta hát trước Phúc âm “Pawol Bondye apral blese kè nou” “Lời Chúa sẽ làm trái tim chúng ta đau đớn”. Làm thế nào chúng ta có thể cung cấp cho mình những phương tiện có thể cho phép cuộc phiêu lưu giảng thuyết cho nhau trong một Tổng Hội để “làm tổn thương” trái tim của mọi người? Chẳng phải từ vết thương như vậy mà tình hiệp thông được sinh ra sao?

Các Tổng hội của chúng ta có ba đặc điểm giúp trả lời câu hỏi này. Trước hết, thành phần của Tổng hội. Tính đại diện trong Tổng hội không chỉ tương ứng với số lượng người, mà còn là kiếm tìm cách phản ánh sự đa dạng của việc giảng thuyết. Các Tỉnh Dòng được đại diện như những thực thể, theo cách thức khác nhau tùy theo số lượng tu sĩ, nhưng cũng bằng cách dành không gian cho đặc thù của từng nơi mà Dòng đã sai các tu sĩ đến “học hành, giảng thuyết và thành lập một tu viện”.

Khía cạnh thứ hai là mời toàn thể anh em cùng tham gia trong việc chuẩn bị Tổng hội. Chắc chắn, chúng ta có thể khá tự hào về các yếu tố cấu trúc cách làm việc hiện tại của chúng ta: các phương thức đại diện (bầu cử giám định viên và những phụ tá đại diện không chủ yếu hoặc chỉ một số người,nhưng là thực tại của sứ mệnh giảng thuyết như đã được thiết lập tại những địa điểm cụ thể), sự luân phiên của các Tổng hội bao gồm trong nhiều cách khác nhau ( Tổng hội các giám định viên, các Giám tỉnh, hoặc Tổng hội bầu cử), các ủy ban và các nhóm làm việc trước Tổng hội, các bản tường trình được làm tại Tổng hội được phân phát rộng rãi, các kiến ​​nghị của các anh em gửi đến Tổng hội ( việc thực hành này không nghi ngờ sẽ được thúc đẩy hơn nữa).

Đặc điểm thứ ba gợi lại điều mà Anh Vincent de Couesnongle thích gọi là “cuộc tìm kiếm dân chủ cho sự nhất trí”.Thực vậy, sự gắn bó của chúng ta với “dân chủ” chủ yếu không nhằm vào việc ra quyết định của đa số, mà nhằm thực hiện một phương thức “trò chuyện” giữa chúng ta với nhau để cho phép xuất hiện các định hướng có thể được tất cả mọi người ủng hộ. Vào thời điểm mà ở hầu hết mọi nơi, một sự khủng hoảng niềm tin vào chính trị đang nổi lên, thì lối sống của Dòng thể hiện một niềm tin vững chắc vào khả năng của con người về trò chuyện, tranh biện, tham gia vào các ý tưởng và tranh luận một cách hòa bình, và vì thế mà cố gắng triển khai với nhau một “trí tuệ tập thể” mà tất cả đều có thể dựa vào để cùng nhau xây dựng giải pháp tốt nhất có thể cho một vấn nạn được đưa ra. Thường xảy ra là khi chúng ta bước vào một Tổng hội với một số ý tưởng trong đầu để đối diện và giải quyết một vấn nạn, và khi chúng ta rời cuộc tranh luận Tổng hội thì ngạc nhiên khi thấy cách mà hội nghị đã có một hướng đi từ từ mà không ai nghĩ tới, táo bạo để chuyển câu hỏi, tin tưởng một người anh em hoặc một nhóm mà không ai có thể nghĩ đến, chờ đợi một con đường xuất hiện có thể bất ngờ, nhưng tuy thế lại thấy thích hợp hơn nhiều!

Vì vậy, đối với tôi, dường như các Tổng hội của Dòng đưa ra một chứng từ trong Giáo hội về một cuộc phiêu lưu có thể đến với nhau (ad-venire) trong sự hiệp thông vì lợi ích của việc phúc âm hóa của Lời sự sống và chân lý, trung thành với mục đích ban đầu của Đaminh, người mơ ước được phục vụ sứ mệnh của Giáo hội trong thế giới. Và đây là con đường nên thánh của Ngài…

(còn tiếp)

Nguồn: https://www.op.org/letter-of-the-master-of-the-order-8th-centenary-of-the-firs-general-chapters/