$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Dòng Đa Minh

THƯ CỦA CHA BTTQ GERARD F.TIMONER,OP. Dịp Kỷ niệm 800 năm Các Tổng hội đầu tiên của Dòng- Phần cuối

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 302 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2021 10:40:00 AM | RSS

THƯ CỦA CHA BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN GERARD F.TIMONER,OP.

Dịp Kỷ niệm 800 năm Các Tổng hội đầu tiên của Dòng (1220, 1221)

TỔNG HỘI DÒNG ANH EM THUYẾT GIÁO:

CẤU TRÚC CỦA SỰ HIỆP THÔNG VÀ SỨ VỤ

( tiếp theo và hết)

Dịch: Nt. Maria Trần Thị Sâm, OP

Br. Gerard Timoner, OP

Tôi biết ơn anh Timothy, anh Carlos và Anh Bruno vì những hồi ức và suy tư sâu sắc của các ngài về các Tổng hội của chúng ta. Chắc chắn, giống như Thánh Đa Minh, các ngài đã phục vụ Dòng như những người anh em lưu động, thăm viếng anh chị em trên khắp thế giới. Thật vậy, một khía cạnh đáng chú ý trong sự “lưu động” của các Vị là không chỉ đi trên đường “hành hương” của Dòng, tức là, đi thăm các tỉnh dòng và các tu viện, mà còn bước đi- với- Dòng từ Tổng hội này sang Tổng hội tiếp theo. Họ không chỉ tường thuật cho chúng tôi về “những điều tốt mà họ đã thấy và đã nghe” (xc.CV 4,20) trên đường đi mà còn trình bày cho chúng tôi những bài học và lý do quan trọng để cùng đi với nhau trên con đường đến với Chúa. Động lực của hành trình đi với nhau này được nêu rõ trong Qui Luật mà Thánh Đa Minh đã áp dụng cho Dòng “để có một lòng một ý trên đường đến với Thiên Chúa” . Đối với Thánh Au-gu-tinh , sự hợp nhất một ý một lòng, tức là, sự hiệp thông dường như tĩnh, không rõ ràng. Vì vậy, ngài nói thêm: trên đường đến với Chúa.

THƯ CỦA CHA BTTQ GERARD F.TIMONER,OP.  Dịp Kỷ niệm 800 năm Các Tổng hội đầu tiên của Dòng-  Phần cuốiChúa Giê-su kêu gọi các môn đệ tiên khởi đi theo Ngài, đồng hành với Ngài trên con đường (hodos), học hỏi từ Ngài, Đấng là Sự thật, là Đường và Sự sống (Ga 14,6). Vào lúc họ bỏ tất cả để theo Ngài, các môn đệ không hoàn toàn hiểu được một cuộc hành trình như vậy sẽ đưa họ đến đâu, hay nó sẽ thay đổi cuộc đời của họ hoặc của những người khác như thế nào. Nhưng thời gian sống với Chúa Giê-su và lắng nghe Chúa Giê-su đã hình thành họ thành một cộng đòan các môn đệ và, cuối cùng, họ trở thành những nhân chứng và người rao giảng về sự phục sinh. Ở với Chúa Giê-su trên đường đi là một tiêu chuẩn quan trọng: "điều cần thiết là một trong những người đã đồng hành với chúng ta trong suốt thời gian Chúa Giê-su đến và đi giữa chúng ta, ... trở thành nhân chứng với chúng ta cho sự phục sinh của ngài.” Tương tự như vậy, việc đào tạo trong đời sống và sứ mệnh của Dòng là điều kiện thiết yếu để tham gia đầy đủ vào việc quản trị Dòng. Vì lý do này, chỉ sau nhiều năm đào tạo, một người anh em mới trở thành thành viên của tu viện hội.

Câu chuyện của hai môn đệ trên đường đến Emmaus trình bày những yếu tố có thể giúp chúng ta phát triển trong “quyền bính cộng thể” (LCO VII) hay “quyền bính hội đồng” (RFG, 16). Hai người đang đi cùng nhau, giống như điều Chúa Giê-su nói với những người ngài sai đi rao giảng Nước Trời. Tuy nhiên, họ bỏ đi khỏi Giê-ru-sa-lem, cộng đoàn các tông đồ, vì họ đã mất niềm hy vọng: “chúng tôi hy vọng rằng Ngài sẽ là Đấng cứu chuộc dân Is-ra-el”. Sau đó, Chúa Giê-su đi bộ với họ, giải thích Kinh thánh và bẻ bánh. Việc lắng nghe Lời đã mở mang trí óc của họ, việc bẻ bánh đã khôi phục lại niềm hy vọng của họ!

Trong Giáo hội, buổi hội họp Thánh Thể (synaxis) là cơ bản nhất, do đó là cách diễn đạt phổ quát nhất và hiện thực hóa đặc tính “đồng nghị” của Giáo hội . Có lẽ chính vì vậy mà Tổng hội Trogir năm 2013 đã cổ võ anh em: “Hiến pháp của chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng Thánh lễ Tu viện là dấu chỉ rõ ràng nhất về sự hiệp nhất của chúng ta trong Giáo hội và trong Dòng; do đó, ‘tốt nhất là Thánh Lễ Tu viện phải được đồng tế’ bởi các anh em linh mục ”. Khi chúng ta kết thúc bức thư này, tôi mời anh chị em suy tư về các phần của Thánh lễ, bí tích gắn kết chúng ta lại với nhau mỗi ngày, và xem những điều này sẽ giúp chúng ta phát triển hơn trong hình thức quyền bính cộng thể của chúng ta như thế nào.

Được qui tụ nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Thánh lễ bắt đầu bằng dấu thánh giá và lời khẩn cầu Thiên Chúa Ba Ngôi. Cha Bruno nhìn một cách sâu sắc vào sự đảo ngược của việc điểm danh các nghị huynh và lời cầu nguyện khai mạc tại Tổng Hội cuối cùng ở Biên Hòa: “Chính Thánh Thần đã mang chúng ta đến với nhau và làm cho sự đa dạng của chúng ta trở thành một dấu hiệu của sự hiệp thông, và ở trong chân trời này mà chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang 'cử hành' Tổng hội của chúng ta. "

Một cuộc tập họp được triệu tập nhân danh Thiên Chúa, biểu thị rằng hành động của nó được thực hiện trong Danh Ngài. Theo một nghĩa sâu xa, Hội Thánh trở nên một bí tích của Chúa Ki-tô vì Hội Thánh trở thành người mang sự Hiện diện của Ngài: “Vì nơi nào có hai hoặc ba người tập họp với nhau nhân danh Ta, thì Ta ở giữa họ” (Mat 18:20) . Do đó, khi sự chia rẽ nảy sinh hoặc những đường rạn nứt trở nên rõ ràng trong một cộng đoàn do sự khác biệt về niềm tin hoặc sự thuyết phục, thì đã đến lúc dừng lại và tận tâm xem xét liệu việc gắn kết vào những niềm tin gây chia rẽ như vậy có thực sự được thực hiện nhân danh Thiên Chúa và bày tỏ sự hiện diện của Chúa Ki-tô ở giữa họ hay không.

Hòa giải. Một cuộc tập họp được triệu tập nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi cổ vũ sự hiệp thông bằng một hành động hòa giải với Thiên Chúa và với nhau. Việc thú tội ca tụng tình yêu thương xót của Thiên Chúa và bày tỏ ước muốn không cho phép khuynh hướng chia rẽ của tội lỗi cản trở sự hợp nhất: “Vì vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” ( Mat 5: 23-24). Nếu những quyết định mà chúng ta đề ra trong Tổng hội chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta rao giảng Tin Mừng, thì niềm xác tín rằng “hòa giải là con đường quan trọng dẫn đến việc tân phúc âm hóa” đáng để chúng ta xem xét nghiêm túc.

Đối thoại trong cầu nguyện. Trong buổi cử hành Thánh Thể, chúng ta lắng nghe việc công bố Lời Chúa và làm sáng tỏ Lời Chúa trong bài giảng. Về cơ bản, việc giảng thuyết lời của Chúa mang tính đối thoại: để việc rao giảng thực sự chuyển tải sứ điệp của Chúa, người rao giảng và những người nghe phải chiêm niệm lời của Chúa; để việc rao giảng chạm đến trái tim của mọi người, người giảng phải chăm chú lắng nghe những hoàn cảnh sống của người dân mình. Cấu trúc đối thoại trong phụng vụ này là một khuôn mẫu cho việc đối thoại trong sự phân định cộng đoàn: trước khi chúng ta lắng nghe nhau, trước tiên chúng ta phải lắng nghe lời Chúa, trong sự chiêm suy nguyện cầu , để chúng ta có thể thực sự phân định ý muốn của Ngài đối với cộng đoàn của chúng ta. Nói với Chúa hoặc nói về Chúa , Thánh Đa Minh thể hiện sự lắng nghe gấp-hai- lần này. Anh Timothy đã chỉ ra rằng “cơ cấu dân chủ” của chúng ta thực sự là của người Đa-minh: “nếu việc tranh luận và bỏ phiếu của chúng ta là một nỗ lực để nghe Lời Chúa kêu gọi chúng ta bước đi trên con đường làm môn đệ”. Anh Carlos đã nêu bật chiều kích “hàng ngang” của cuộc đối thoại này bắt nguồn từ lòng thương xót: “lòng trắc ẩn mang lại sự khiêm tốn cho việc giảng thuyết của chúng ta - sự khiêm tốn bởi đó mà chúng ta sẵn sàng lắng nghe và nói, lãnh nhận và cho đi, để chúng ta có thể ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng, được phúc âm hóa và truyền giáo ”.

Hiệp thông. Ân sủng (res tantum) của Bí tích Thánh Thể là sự hiệp thông với Chúa và với nhau. “Bí tích Thánh Thể tạo nên sự hiệp thông và nuôi dưỡng sự hiệp thông” . Giáo hội được sinh ra vào Lễ Ngũ Tuần là một biến cố nơi con người tiến đến , theo nghĩa đen, từ các con đường khác nhau để hội tụ. Khả năng ân sủng của Hội thánh (ekklesia) này trong việc đón nhận sự đa dạng, để trở thành công giáo (katholikos) thực sự đã đưa nhiều dân tộc từ “những con đường và lối sống khác nhau” đến một hướng đi riêng biệt, như những người nam và người nữ, là những người được biết trước tiên như những người thuộc về Con Đường,(hodos) ( Cv 9,2;19,9,23;22,4; 24: 14,22).“

Sứ mệnh. Lễ xong, anh chị em lên đường. Hiệp lễ nhắm tới việc được sai đi, hướng tới việc truyền giáo. Ai rước lễ là được thúc đẩy để chia sẻ, để mang Chúa Giêsu đến với người khác. Tương tự như vậy, sự hiệp thông huynh đệ của chúng ta luôn hướng đến vượt lên khỏi bản thân chúng ta, hướng tới sứ mệnh, để rao giảng Tin Mừng đến tận cùng trái đất (Cv 1, 8).

Trong một tổng hội, anh em đến từ khắp nơi trên thế giới để cử hành sự hiệp thông của chúng ta như những người Đa Minh. Sau khi kết thúc tổng hội, họ trở về các tỉnh dòng của họ. Dường như là nghịch lý, ngay cả khi họ chia tay nhau và đi về những hướng khác nhau, họ vẫn tiếp tục bước đi cùng nhau, vì tất cả chúng ta đều thuộc về gia đình của Thánh Đa Minh, lumen ecclesiae, ánh sáng của Giáo hội,và chúng ta có một sứ mệnh: làm rạng rỡ ánh sáng của Chúa Kitô , Ngôi Lời-Nhập thể, trên thế giới.

Nguồn: https://www.op.org/letter-of-the-master-of-the-order-8th-centenary-of-the-firs-general-chapters/