$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Dòng Đa Minh

Cha Timothy Radcliffe,OP : SỐNG TRONG CÁCH LY - Chuyển dịch: Nt. Maria Trần Thị Sâm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 555 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2021 10:55:20 AM | RSS

SỐNG TRONG CÁCH LY

"Sống trong cách ly", một bài giảng của Cha Timothy Radcliffe,OP Nguyên Bề Trên Tổng Quyền Dòng Đa Minh, trong Tuần Thánh 2020 tại Tu viện Blackfriars, Oxford, London.

Chuyển dịch: Nt. Maria Trần Thị Sâm, O.P

Hai ngày trước, khi đang đợi qua kiểm tra an ninh tại phi trường Tel Aviv, tôi để ý đến cách dịch chuyển của một thanh niên đứng xếp hàng trước tôi. Khi chúng tôi lết đi , anh luôn đặt một vali cao khoảng 1m50 đằng trước và đằng sau anh để không ai có thể sát gần. Có thể là anh khôn ngoan, nhưng đó lại là một biểu tượng mạnh mẽ về cái con virus gây ảnh hưởng đến hàng triệu người: sự cách ly; giữ khoảng cách với người khác. Chính sự hiện diện của người khác lại là một mối đe dọa, như người ta có thể nghĩ như thế.

Sự cách ly có thể kinh khủng hơn là sự chết. Tất cả chúng ta phải chết, và đối với nhiều người thì cái chết như là một sự giải thoát được chào đón. Nhưng sự cách ly lại bào mòn chính nhân loại của chúng ta: ông bà bị cách ly khỏi con cháu, các người yêu nhau phải chia cách. Chúng ta được chạm đến cuộc sống của nhau từ những cái đụng chạm nhỏ bé để biểu lộ tình yêu. Một nhân vật trong tiểu thuyết của Jonathan Safran Soer nói: “chạm đến anh luôn luôn rất quan trọng đối với tôi. Đó là điều mà tôi sống vì nó. Tôi không bao giờ có thể giải thích được. Một chút, chẳng có gì khác hơn là những đụng chạm. Các ngón tay của tôi chạm đến bờ vai của anh,…”. Khi virus corona đe dọa thì những cái đụng chạm đem lại sự sống lại có thể trở thành chết chóc!

Buổi chiều trước khi tôi bay , tôi đi đến Mộ Thánh ở Gierusalem, và bước vào ngôi mộ được cho là nơi đã đặt Đức Giêsu trong ba ngày. Mấu chốt của niềm tin Kitô giáo là một con người đã chết trong sự cách ly hoàn toàn. Ngài được nâng lên cây thập giá bên trên đám đông, qua khỏi những cái đụng chạm, trở thành một đối tượng trần truồng. Dường như Ngài còn cảm thấy như bị tách lìa khỏi Cha của Ngài, rồi những lời cuối cùng của Ngài, theo Tin Mừng Marco và Mattheu: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Ngài bỏ rơi con?”. Trong giây phút đó Ngài đã ôm trọn tất cả hơn là chỉ những cái chết của chúng ta. Ngài đã lấy làm của riêng mình cái sự cô đơn mà tất cả chúng ta đôi khi cũng chịu đựng và ngày hôm nay cả mấy chục triệu người đang phải sống.

Cha Timothy Radcliffe,OP : SỐNG TRONG CÁCH LY - Chuyển dịch: Nt. Maria Trần Thị SâmVào đêm trước khi Đức Giêsu chết, sự cô đơn này đã rõ ràng. Ngài quy tụ những người bạn thân hữu nhất bên mình cho bữa tối cuối cùng. Một người trong nhóm đã bán Ngài cho những kẻ muốn giết Ngài; Phê-rô, Đá Tảng của Ngài , cũng sẽ chối Ngài ngay cả khi biết rõ về Thầy, và đa số những người khác cũng trốn chạy . Trong giây phút run sợ nhất này, Ngài đã làm một việc sửng sốt lạ lùng, Ngài cầm lấy bánh và rượu, rồi nói: “Đây là Mình và Máu Thầy, hiến thân vì anh em.

Khi một cộng đoàn bị tan rã và mọi người phải đối diện với tương lai một mình, Đức Giêsu đã thực hiện lời hứa về một sự hiệp thông mới, mạnh mẽ hơn cả sự bội phản và hèn nhát , và không gì có thể hủy diệt sự hiệp thông này, kể cả cái chết. Khi các nhà thờ bị đóng và việc cử hành phụng tự công cộng bị ngưng một thời gian, lời hứa đó vẫn còn và ân huệ vẫn được trao ban.

Vâng, vì thế con Virus khủng khiếp này có thể cắt chúng ta khỏi nhau một cách thể lý, và đó là một sự tước lột sâu xa. Nhưng các Kitô hữu tin rằng tất cả sự cô đơn của chúng ta đã được bao bọc trong một sự hiệp thông xuyên thủng mọi rào chắn. Chúa Phục sinh đã bước vào qua cánh cửa bị khóa kín, mà bên trong các môn đệ đã tự nhốt mình, và Chúa đã cất đi nỗi sợ hãi và cô đơn của họ.

Ngay cả nếu chúng ta không thể đến với Bí tích Thánh Thể, chúng ta vẫn có thể tạo ra những biểu tượng của sự hiệp thông. Tại miền Bắc Ái Nhĩ Lan, một khách sạn đã cung cấp những bữa ăn miễn phí cho những người bị mắc kẹt trong nhà: “Hãy gọi chúng tôi trước 1 giờ chiều và đặt một bữa ăn. Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn – không phải trả phí cho đồ ăn cũng như việc chuyên chở.” Tại Ý người ta đi ra ngoài ban công và hát với nhau. Âm nhạc đã lọt vào mọi căn phòng để ôm ấp người ta trong sự cô đơn của họ

Thật vậy, âm nhạc có khả năng diễn tả một niềm hy vọng vượt qua ngôn từ. Một buổi nhạc kịch về biên cố 11/9, Between Worlds, của Tansey Davies, đã ra mắt năm 2015. Một số người bị sốc khi có người lại có thể biên soạn một nhạc kịch về một biến cố kinh hoàng như vậy, nhưng có lẽ đó là cách duy nhất để đối diện với sự tàn khốc của nó. Nicholas Drake, một người sáng tác cho nhạc cụ, nói rằng “ hãy đặt sức mạnh biến đổi của âm nhạc vào con tim của kịch nghệ, chúng ta nghĩ, có thể cho phép chúng ta suy nghĩ về bi kịch của những gì đã xảy ra vào ngày 11/9, và đồng thời khám phá ra vài thứ ánh sáng trong bóng tối đó. Âm nhạc vào ngày đó dường như cũng giúp một số người. Một anh bảo vệ đã hát các thánh thi khi những người đang bước xuống cầu thang, để cho họ thêm can đảm. Vài thân nhân, đã nghẹn ngào không thốt nên lời khi gọi điện thoại cho những người thân yêu của họ, nhưng lại cùng hát với nhau.”

Vâng, hàng triệu người chúng ta phải chịu đựng sự cách ly này, nhưng chúng ta có thể có những cử chỉ nào để liên hệ với những người chúng ta không thể chạm đến? Có thể bằng cách mua đồ ăn cho những người không thể ra ngoài rồi đặt ở bệ cửa nhà họ, hoặc là gọi điện thoại hay nhắn tin. Những cử chỉ nhỏ bé như thế có thể nói lên sự thuộc về nhau sâu xa

Mỗi Thánh lễ gợi lại điều mà Chúa Giêsu đã làm khi đối diện với cái chết, bất chấp mối đe dọa của sự cách ly tận cùng. Tôi chưa bao giờ ý thức về vấn đề này như là khi tôi dâng Thánh lễ ở Syria, cách chiến tuyến chưa tới 5 dặm, khi nghe tiếng súng không xa lắm. Mối đe dọa của bạo lực luôn hiện diện, tuy nhiên niềm hy vọng vẫn được thấy biểu lộ trong những ca hát của chúng ta và trong sự tái hiện cử chỉ của sự tự hiến mà không gì có thể hủy diệt. Ngay cả khi tôi không có thể đi ra tham dự cầu nguyện với cộng đoàn, thì Thiên Chúa vẫn hiện diện, như Thánh Augustino viết: “trong nội tâm sâu xa nhất của tôi”. Mặc dù tôi cảm thấy cô đơn, nhưng tôi không đơn độc, vì tại cốt lõi của chính hữu thể của tôi là một Đấng Khác.

Chuyển dịch: Nt. Maria Trần Thị Sâm, O.P