$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Dòng Đa Minh

Cha Timothy Radcliffe,OP : LẠY CHÚA, ĐẾN BAO GIỜ? - Chuyển dịch: Nt. Maria Trần Thị Sâm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 532 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2021 10:56:14 AM | RSS

LẠY CHÚA, ĐẾN BAO GIỜ?

"Lạy Chúa, đến bao giờ?" là bài giảng của Cha Timothy Radcliffe, Nguyên Bề Trên Tổng Quyền Dòng Đa Minh, trong Tuần Thánh 2020 tại Tu viện Blackfriars, Oxford, London.

Chuyển dịch: Nt. Maria Trần Thị Sâm, O.P

Trong một Giờ Kinh Trưa, chúng ta hát “Lạy Chúa, đến bao giờ?” (Tv 12). Trước nạn dịch Covid – 19, mỗi lần hát những lời này tôi thường nghĩ đến các anh chị em tôi ở Iraq: nỗi khổ đau của họ sẽ tiếp tục đến bao giờ? thập kỷ này đến thập kỷ khác? Còn bây giờ đó lại là những lời thốt ra từ mọi miệng lưỡi chúng ta. Lạy Chúa cơn đại dịch này còn kéo dài đến bao giờ nữa? Các bác sĩ và nhân viên y tế của Dịch vụ Y tế Quốc gia nước Anh đã luôn tự hỏi họ sẽ phải tiếp tục công việc nặng nhọc này, nguy hiểm cho cả tính mạng họ bao lâu nữa. Những người làm việc ở các siêu thị, tiệm bánh, nhân viên bưu điện, tài xế xe buýt và các công nhân thiết yếu khác, phải tiếp cận một cách nguy hiểm với người khác cho đến bao giờ? Các bậc cha mẹ còn phải ở nhà với con trẻ của họ với sự kiên nhẫn và yêu thương chúng bao lâu nữa? Đến bao giờ thì các ông bà có thể vui vẻ gặp gỡ các cháu? Đến bao giờ tôi có thể có kết quả xét nghiệm Virus này? Tôi sẽ còn sống bao lâu nữa?

Cha Timothy Radcliffe,OP : LẠY CHÚA, ĐẾN BAO GIỜ? - Chuyển dịch: Nt. Maria Trần Thị SâmNgay cả trong tu viện rộng rãi Oxford của tôi, tôi cũng tự hỏi, “Lạy Chúa đến bao giờ” tôi được gặp lại những khuôn mặt những người mà tôi yêu mến. Mạng Skype và Zoom không giúp tôi được điều đó. Đến bao giờ tôi mới có thể nắm tay và hôn được những người yêu dấu nhất của tôi?

Một sự vắng mặt ngắn ngủi mài dũa sự chờ mong nhưng khi nó kéo dài thì gặm mòn nhân tính chúng ta. Trong cuốn tiểu thuyết Soif của Amelie Nothomb Chúa Giêsu đã hân hoan trong cơn khát. “Khi hổn hển trong cơn khát, thì đừng uống liền một cốc nước. Hãy cho nước vào đầy miệng, ngậm lại một lúc trước khi nuốt. Hãy thử cho biết nó kỳ diệu thế nào”. Nhưng trên thập giá, cơn khát này trở thành khủng khiếp và nhấn chìm tất cả . Thông thường chúng ta áng chừng “bao lâu” bằng cách quy chiếu với việc sắp xếp thứ tự các sự kiện của chúng ta, chẳng hạn như: các cuộc sum họp gia đình, các mùa phụng vụ, các học kỳ ở trường, các biến cố thể thao. Nhưng thời điểm này thì hoạch định cái gì đây? Nó chẳng có hình dạng gì mà lại khiến chúng ta khó mà chịu đựng được. “Thời gian thì trật khớp” như là anh chàng Hamlet rắc rối đã nhận xét. Dường như chúng ta đang sống với loại virus này cả bao nhiêu năm rồi chứ không phải chỉ là mấy tuần lễ.

Một người bạn viết cho tôi : “Tin tức khiến tôi cảm thấy tệ hơn, nhưng mà không có nó thì tôi lại cảm thấy như thiếu cái gì. Lệnh đóng cửa khiến tôi lo lắng về thế giới bên ngoài nhưng cũng lại là nỗi ám ảnh.” Tôi có cả một đống sách mà lâu nay tôi muốn đọc. Bây giờ tôi có thời gian, nhưng tôi cũng chẳng thể nào ổn định để đọc. Tôi bị cám dỗ là chỉ gửi và nhận email cũng như nghe tin tức. Câu trả lời cho tiếng kêu than “Lạy Chúa đến bao giờ?” không còn phải là một ngày ghi trong nhật ký nhưng là một cách sống trong thời gian. Martin Luther King cũng từng hỏi bao lâu nữa người dân của ông còn bị đàn áp. “Cho dù khó khăn lúc này, cho dù bực bội trong khoảnh khắc kia , thì cũng sẽ không còn bao lâu nữa vì sự thật trên trái đất sẽ lại xuất hiện…Đến bao giờ? Không lâu đâu bởi vì vòng cung của vũ trụ luân lý thì dài nhưng nó lại cong hướng tới công lý…Ngài đã thổi kèn không bao giờ kêu gọi rút lui. Ngài đang nâng trái tim con người lên trước tòa phán xét. Ôi, linh hồn tôi, hãy nhanh nhẹn để trả lời Ngài. Chân tôi hãy hân hoan. Chúa chúng ta đang đến.”

“Không lâu nữa”- không phải bởi vì có một ngày khi định kiến sẽ qua đi nhưng bởi vì Đức Vua đã học để sống mỗi ngày với niềm hy vọng. Thánh John Henry Newman đã nói rằng, một Kitô hữu là người chờ đợi Đức Kitô và như thế thì đã được chạm vào sự xuất hiện của Người. Vào Chúa nhật tuần Bát nhật Phục sinh năm 1945 khi phát xít Đức đến bắt Dietrich Bonhoeffer để xử tử, Ngài chỉ có chút thời gian để nói thầm lời cuối với một bạn tù để nhờ chuyển tin đến bạn của Ngài là Giám mục Bell của địa phận Chichester: “Đây là kết thúc, nhưng đối với tôi là khởi đầu… sự chiến thắng của chúng ta là chắc chắn.”

Vì thế khi lịch sinh hoạt thường ngày của chúng ta bị xé nhỏ và chúng ta không có khái niệm nào khi đại dịch này sẽ qua đi, bí quyết là hãy sống những ngày của chúng ta như đã được định hình bằng niềm hy vọng. Thần học gia Tin lành Baptist, Ian Stackhouse, đã tuyên bố một câu giật mình: “đối với tôi dường như trận chiến cho nền văn minh sẽ xoay quanh thách đố đơn giản một cách khác thường để sống một ngày tốt đẹp.” Ông tin rằng đây là tặng phẩm của phụng vụ giờ kinh.

Cả cha mẹ tôi đều đã khám phá nhịp ban sự sống của Kinh Thần vụ. Một phần tử Huynh đoàn giáo dân Đaminh, bị tù vì làm nghề như là sát thủ cho mafia ,đã kể với tôi rằng anh đã trở nên giống một nữ đan sĩ, khi đọc kinh Thần vụ buổi sáng, trưa, và tối. Có nhiều người cũng có thể tìm thấy những nhịp sống khác hữu hiệu hơn. Một người bạn của tôi, một bác sĩ đa khoa nổi tiếng luôn bận rộn, sắp xếp sinh hoạt ngày sống của mình với các việc trong gia đình, làm vườn, chạy bộ, âm nhạc và thi ca. Chúng ta đang tái khám phá niềm vui của một “đời sống thường nhật”. Tôi đã không sống một đời sống thường nhật như thế từ khi tôi là một tập sinh!

Một ngày sống tốt đẹp như vậy thì như thế nào? Phụng vụ Giờ kinh được sắp đặt để chúng ta quên đi quá khứ với những gánh nặng nề của nó, để mở ra cho tương lai với những hứa hẹn, và vì thế hãy sống giây phút hiện tại. Nó cho chúng ta những cách thế để tất cả chúng ta khi bị đóng kín trong nhà cũng có thể sắp xếp những ngày của mình sống sao trong niềm hy vọng. Phụng vụ mỗi giờ kinh, trừ giờ Kinh Trưa và giờ Kinh Sách, có một thánh ca mời gọi chúng ta sống giây phút đó trong ngày. Trong sách Sáng thế chương 1, một ngày bắt đầu vào buổi chiều, thì bây giờ cũng áp dụng như thế đối với các lễ lớn. John Donne gọi bóng tối là “ anh của ánh sáng”. Bình minh đến như một món quà được chờ đợi. Để chuẩn bị cho một ngày mới, vào buổi chiều và ban đêm, chúng ta phải rũ bỏ quá khứ với những gánh nặng và phẫn nộ.

Đóng lại với người khác, trong một gia đình hay một căn hộ hoặc cả trong một cộng đoàn tu trì, các gánh nặng chồng chất làm gia tăng những căng thẳng. Ở Lockdown Britain, sau vài tuần với nhau, những ý nghĩ giết người sẽ bùng lên. Tại Vũ hán, khi lệnh phong tỏa được tháo gỡ thì tỉ lệ ly hôn tăng. Kinh Magnificat vào giờ Kinh Chiều là một bài ca tri ân của một thiếu nữ nhớ đến những việc vĩ đại mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi cô. Cô sẽ đối diện với tương lai như thế nào? Bằng cách nào chúng ta có thể đánh dấu mỗi ngày với lòng tri ân về những ơn đã trao ban cho chúng ta, và ngay cả ban cho những người mà vào lúc đó đang khiến chúng ta nổi khùng? Chúng ta cần tìm thời gian để dâng lời cảm tạ, ngay khi chúng ta không có thể đi tham dự Bí Tích Thánh Thể. Có nhiều người đang tham dự Thánh lễ trực tuyến tại tu viện Blackfriars hơn cả khi họ có thể đi đến trực tiếp.

Việc cuối cùng vào buổi tối, giờ Kinh Tối, chúng ta được mời gọi để cho một ngày qua đi, và rũ bỏ ngay cả cuộc đời của chúng ta. Giống như cụ già Simeon, chúng ta hát: “Lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ ngài được ra đi bình an” (Lc 2,29). Thánh Phaolo bảo chúng ta: “chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4, 26). Đây là thời gian thanh tẩy tâm trí chúng ta khỏi những tổn thương ban ngày để chúng ta có thể bình an với nhau. Bằng cách này hay cách khác, mỗi ngày chúng ta cần có một hành vi tha thứ cho nhau, một sự chữa lành những vết thương cũ. Nếu không, chúng ta sẽ không ngủ được.

Buổi sáng là thời gian cho những khởi đầu mới. Đó là vào buổi sáng mà Chúa Kitô Phục sinh đã xuất hiện trong vườn. Mỗi giờ Kinh Sáng là một lời mời gọi để mở ra cho lời hứa của Đức Chúa. Thánh ca Benedictus trong đó ông Zacaria nói về đứa trẻ của mình, Gioan Tẩy giả trong tương lai:

Hài nhi hỡi con sẽ mang tước hiệu, là ngôn sứ của Đấng Tối cao;

Con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người,

bảo cho dân Chúa biết Người sẽ cứu độ và tha cho họ hết mọi tội khiên .(Lc 1, 76- 77)

Trẻ em là lời hứa của tương lai. Trong chiến tranh diệt chủng ở Rwanda, một trong những người anh em đã khóc với tôi vì tất cả những người anh yêu mến đã bị hủy diệt. Vào dịp lễ Giáng sinh sau đó anh gởi cho tôi một bức ảnh của anh với hai em bé mập mạp. Đàng sau tấm ảnh anh viết: “ Rwanda có một tương lai”

Giờ Kinh Trưa không có thánh ca. Giờ Kinh này mời gọi chúng ta đối diện với thách đố khó khăn nhất: sống lúc này, hơn là bị bao vây trong quá khứ hoặc là đu đưa trong tương lai. Đức Giêsu là một người đã sống mỗi ngày một cách trọn vẹn. Ngài đi qua một làng khi nhìn thấy Giakeu thấp lùn trên cây. Ngài gọi ông “ Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Tôi phải đến nhà ông” (Lc 19,5). Ngài đã chớp thời cơ “ Hôm nay, ơn cứu độ đã đến nhà này, vì ông ấy cũng là con của Abraham.”

Chờ đợi lệnh phong tỏa chấm dứt có thể là thứ khó khăn nhất chúng ta phải đối diện. Bản thân tôi cũng đang mong chờ thoát ra khỏi sự cách ly để tôi có thể đi bộ trong khu vườn tại Oxford. Nhưng tôi nghe tiếng của Abba Moses, vị thầy sa mạc, đang nhắc nhớ tôi: “Hãy ngồi trong căn phòng của bạn và căn phòng sẽ dạy bạn mọi sự.”

Chúa đang đến. Bao lâu nữa? Không lâu nữa đâu!

Chuyển dịch: Nt. Maria Trần Thị Sâm, O.P