$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

TÌM LẠI NHỮNG BƯỚC CHÂN CỦA SỰ HIẾN TẾ

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 152 | Cật nhập lần cuối: 10/18/2022 10:27:38 AM | RSS

TÌM LẠI NHỮNG BƯỚC CHÂN CỦA SỰ HIẾN TẾ

Xinh đẹp thay những bước chân người, những bước chân loan truyền tin vui, tin bình an cho khắp muôn nơi”, đây là lời của một bài hát khá quen thuộc mà chúng ta có thể hình dung về một hình ảnh rất đẹp, hình ảnh của những người hăng say loan báo Tin Mừng cứu độ đến tận cùng trái đất. Là những người nữ thánh hiến, ta cũng được mời gọi bước đi với những bước chân “vui”, những bước chân “loan báo”, hơn thế nữa, ta còn được mời gọi “hãy bước đi” dù đó là bước chân của sự hiến tế, của sự trao ban đến quên mình.

Bước vào ơn gọi thánh hiến, người tu sĩ cũng bắt đầu sống mầu nhiệm hiệp thông của tình yêu hiến tế nơi Đức Kitô. Vì thế, bước chân người tu sĩ bước đi trong hành trình dâng hiến là những bước chân họa lại bước chân của Đức Kitô trên từng chặng đường mà Ngài đã đi qua. Đồng thời, qua những chặng đường đó, họ được trở nên “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, một Đức Kitô của lòng tin, của một tình yêu hiến thân vì nhân loại:

“Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa

Mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Ga 2, 17).

Đức Kitô đã sống sự hiến thân và Ngài kêu mời chúng ta hãy bước vào con đường của Ngài, con đường tình yêu. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống của đời thánh hiến không thiếu những lúc chúng ta bị lạc đường. Người đời vẫn quan niệm cuộc sống tu trì là một cuộc sống bình yên, không phải lo toan vất vả. Chắc hẳn trong đời không ít lần chúng ta được nghe những câu đại loại như: “Woa! Bạn đi tu thích thật, chẳng phải lo lắng điều gì cả!”… Những quan niệm trên cũng phần nào làm chúng ta bị lạc đường nếu chúng ta không thấm nhuần tinh thần tu trì. Chúng ta tìm cho mình một cung cách sống “bình lặng, yên ổn”, hay nói đúng hơn một cung cách sống của người người tu sĩ trẻ “ngại khó”. Chúng ta tìm một cuộc sống “thoải mái, nhẹ nhàng”. Đôi khi chúng ta còn muốn chạy theo thị hiếu của thời đại như: “chạy theo xe”, đổi hết điện thoại này đến điện thoại khác, đồng hồ, trang phục hàng hiệu,… Tất cả những phương tiện đó hoàn toàn không xấu nhưng khi ta bị lôi cuốn chạy theo chúng bằng mọi giá, khi ta quá lạm dụng hay quá lệ thuộc vào chúng thì dần dần ta sẽ đánh mất ý nghĩa đích thực của đời tu.

Như đã nói ở trên, người tu sĩ được mời gọi trở nên “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, nên cuộc sống của họ thể hiện một sự từ bỏ và sống tình yêu hiến tế giữa dòng đời. Là những nữ tu, ta đã được kết giao hôn ước với Chúa Kitô, điều đó có nghĩa là ta đã thuộc về Ngài cả xác hồn và chỉ mong muốn làm đẹp lòng Ngài trong từng khoảnh khắc của cuộc sống: “Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác” (1 Cr 7, 32.34)

Cuộc sống dâng hiến là bước theo Đức Kitô, vì thế chúng ta không được phép ngồi yên một chỗ nhưng là lên đường đi vào giữa nhân loại, đồng cảm với những khó khăn của kiếp người, với những hoàn cảnh đói rách, nghèo khổ, bất hạnh… Người phụ nữ dấn thân đích thực là người sẵn sàng phục vụ nhu cầu và lợi ích mọi người với một tấm lòng bao dung, quảng đại. Nhìn vào thời đại mà chúng ta đang sống cũng có rất nhiều mẫu gương sống hiến thân, phục vụ như nơi một người phụ nữ mà chúng ta không thể quên đó là Mẹ Têrêsa Calcutta, với một tấm lòng từ bi bác ái, chăm lo cho người nghèo, Mẹ quan tâm đến họ, đến chính phẩm giá cũng như quyền sống mà họ được hưởng. Hơn nữa, Mẹ còn nhìn thấy Chúa trong họ cũng như qua đó Mẹ đã diễn tả tình thương bao la của Chúa đến với tất cả những ai mà Mẹ gặp gỡ bằng chính sự phục vụ của mình.

Một hình ảnh khác gần hơn mà ta cũng dễ nhận ra đó là hình ảnh “người mẹ hiền” trong từng gia đình của mỗi chúng ta. Có lẽ ai trong chúng ta cũng hơn một lần cảm nghiệm được tình thương, sự tần tảo của mẹ. Mẹ dành cả một đời để chăm lo cho chồng, cho con, chuyên chăm tất cả mọi công việc trong gia đình, từ những việc nhỏ nhất đến cả những việc vô danh, suốt ngày không nghỉ tay… Mẹ sống quên mình, chỉ mong sao lo cho gia đình được hạnh phúc, cho con có đủ cơm ăn, áo mặc, được ăn học thành tài, được thực hiện ước mơ như những người bạn cùng trang lứa… Thiên chức làm mẹ mà Chúa đã đặt để nơi người phụ nữ thật đáng trân trọng, hình ảnh đó thật thiêng liêng, thật cảm động mỗi khi chúng ta nhớ về.

Vậy còn chúng ta, những người nữ tu thánh hiến Đaminh thì sao? Chắc hẳn Chúa cũng mời gọi chúng ta sống thiên chức làm mẹ của người phụ nữ ngay trong chính sứ vụ của Hội dòng, sứ vụ Truyền giáo và Giáo dục. Đặc biệt là trong môi trường giáo dục, trong vai trò là “mẹ” của các bé mầm non, chúng ta biết yêu thương và dành cho các bé những tình cảm bao dung của một người mẹ, hơn nữa sự bao dung đó còn là của chính Chúa, đem Chúa đến với các em bằng sự tận tình và trìu mến. Bởi vì mỗi bước chân người tu sĩ đi qua là mỗi bước chân đem lại niềm vui, sự bình an và lòng nhân hậu của Chúa đến với họ.

Như vậy, để sống trọn vẹn ơn gọi thánh hiến, cũng như làm cho đời sống thánh hiến được thấm nhuần tinh thần Phúc Âm, mỗi người chúng ta phải đánh đổi rất nhiều, đôi khi có cả những hiểu lầm, những thất bại, chán nản hay phải từ bỏ những ý riêng của bản thân. Nhưng điều đó không làm ta chùn bước, bởi vì bên cạnh ta vẫn còn in dấu những bước chân hiến tế vì tình yêu của Đức Kitô, đó sẽ là động lực rất lớn giúp ta vượt thắng được những khó khăn thử thách trong dòng đời để sống cho một tình yêu hiến thân. Đây cũng chính là ý tưởng mà Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã nói: “Con hao mòn từng giây phút và sẵn sàng tiêu hao để chinh phục anh em về với Chúa”.

Têrêsa Nguyễn Thị Phương Thúy, OP