$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

THỰC HÀNH VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 348 | Cật nhập lần cuối: 8/8/2022 7:15:25 PM | RSS

THỰC HÀNH VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

THỰC HÀNH VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

Đời sống thánh hiến được kêu gọi để làm tỏ hiện trong thế giới và trong Giáo hội việc tìm kiếm thánh nhan Thiên Chúa và các đường lối dẫn đến Người (xc. Ga 14, 8). Một sự tìm kiếm (…) làm nền tảng cho sự chiến đấu mỗi ngày (…). Vì thế, dù vui tươi hay lao nhọc, người thánh hiến làm chứng cho việc miệt mài tìm kiếm ý Chúa” (Huấn thị về Quyền Bính và Vâng Phục = FT 1b; xc. 8c).

Người tu sĩ trước hết phải là người tìm kiếm và vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, tùy theo đặc sủng và sứ vụ của mỗi hình thức tu trì, nối dài trong lịch sử sự vâng phục của Đức Kitô với thánh ý của Chúa Cha.

1. Nguồn gốc của quyền bính và vâng phục trong đời sống thánh hiến

Tương quan giữa vâng phục và quyền bính trong đời sống thánh hiến hệ tại ở sự hiệp thông trong đoàn sủng, đời sống và sứ vụ: một số tín hữu cùng được Thiên Chúa kêu gọi trong mối hệ mật thiết với nhau, sống chung trong cộng đoàn như những người môn đệ đích thực của Đức Kitô, theo cùng một đặc sủng (của Đấng Sáng Lập). Đặc sủng đó xuất phát và phản ảnh lối sống mầu nhiệm của Đức Kitô, diễn tả một vài khía cạnh nào đó trong cuộc sống của Người, được khơi lên bởi hồng ân Chúa Thánh Thần. Văn kiện về Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn diễn tả:

Đời sống của những người thánh hiến có sự tập trung những lời thưa “xin vâng”, lời thưa đã hợp nhất một số đông tu sĩ vào sống trong một cộng đoàn duy nhất. Cùng được thánh hiến với nhau – nghĩa là cùng được hiệp nhất trong cùng một lời khấn hứa “xin vâng”, được hiệp nhất trong Chúa Thánh Thần – người tu sĩ hằng khám phá ra rằng việc họ theo Chúa Kitô, “vâng phục, khó nghèo và khết tịnh”, được sống trong tình huynh đệ, cũng tương tự như các Tông Đồ ngày xưa đã theo Đức Gêsu trong sứ vụ của Người. Các tông đồ đã hợp nhất với Đức Kitô, và vì vậy họ được mời gọi để sống hợp nhất với nhau. Họ được hợp nhất trong sứ mạng loan báo một cách ngôn sứ việc chống lại ngẫu tượng quyền lực, chiếm đoạt và khoái lạc. Như vậy, đức vâng phục ràng buộc những ý muốn khác nhau lại và hợp nhất những ý muốn đó trong cùng một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, được trao cho một sứ vụ đặc biệt để chu toàn trong Giáo Hội. Vâng phục có nghĩa là “xin vâng” đối với kế hoạch của Thiên Chúa. Nhờ đó Người đã ký thác công việc đặc biệt cho một nhóm người. Lời thưa “xin vâng” cũng đòi hỏi một cái nhìn đức tin sáng suốt đối với các bề trên, những người thực thi nhiệm vụ lãnh đạo và phục vụ. Chính trong việc họ hiệp thông với nhau mà ý muốn của Thiên Chúa – ý muốn duy nhất có thể cứu chúng ta – được hoàn tất” (Đời Sống Huynh Đệ Trong Cộng Đoàn = 44).

Huấn thị về quyền bính và vâng phục cũng khẳng định:

Cùng một lời mời gọi từ Thiên Chúa đã quy tụ các phần tử của một cộng đoàn hay của một tu hội với nhau (xc Col 3, 15); cùng một khát khao tìm kiếm Thiên Chúa tiếp tục hướng dẫn họ… (FT 18a).

Chúng ta thấy rằng luôn có một sự liên hệ mật thiết giữa Đức Kitô và cộng đoàn tu trì, nơi mà bề trên và bề dưới quy tụ với nhau, tất cả cùng hướng lòng về việc tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa.

Từ sự hiệp thông trong cùng một ơn gọi này, sự liên đới trong đời thánh hiến bao gồm hai chiều kích: (1) hướng nội: chị em cùng nhau tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và sự hiệp thông huynh đệ; (2) hướng ngoại: cùng nhau thi hành sứ vụ tông đồ (xc. 58; Tông huấn về Đời Sống Thánh Hiến = VC 46a. 72). Như vậy, quyền bính và vâng phục trở thành hai chiều kích của cùng một thực tại, đó là cùng nhau phụng sự Thiên Chúa, hai vai trò - quyền bính và vâng phục - bổ sung cho nhau trong cùng một mục đích chung là vâng phục thánh ý Thiên Chúa, vì vậy tất cả không ngừng cùng nhau tìm kiếm và khám phá điều làm đẹp lòng Chúa (FT 12e): “mỗi người vâng phục với phận vụ khác nhau” (FT 18b). Với tiêu chí này, giữa người truyền lệnh và người tuân phục có một sự liên hệ hỗ tương cần thiết: mỗi người đều là hiện thân của Thiên Chúa: “các anh em/ chị em trở thành bí tích của Chúa Giêsu và của cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa” (FT 19c).

Vậy thì đâu là điểm đặc biệt về tương quan giữa quyền bính và vâng phục trong đời sống thánh hiến, so với ơn gọi của các Kitô hữu khác? Điều này không phải chỉ là bắt chước gương vâng phục của Đức Kitô, bởi vì người Kitô hữu cũng sống tinh thần vâng phục này. Điều đặc biệt ở đây là vâng phục “như thế nào?” Quả thật, người tu sĩ vâng lời qua trung gian của một con người khác, đó là người đã được Chúa Thánh Thần soi sáng, lắng nghe lời mời gọi để tìm kiến thánh ý Thiên Chúa, nối dài sự vâng phục của Đức Kitô nơi trần gian. Mối dây trung gian này được diễn tả: (1) qua bút tích, kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt của Đấng Sáng Lập. Chúng ta – nhờ ân huệ của Chúa Thánh Thần – cảm thấy được thôi thúc để theo sát và bắt chước Đức Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Người, như Đấng Sáng Lập đã làm và trở nên phần tử của một đoàn thể mà vị đó nhờ ơn Chúa đã thiết lập nên; (2) qua đời sống thánh hiến, nơi mà người tu sĩ sống đời sống cộng đoàn, với lời khấn vâng phục cùng với khiết tịnh và khó nghèo. Trong cộng đoàn này, cá nhân mỗi người tu sĩ đều được mời gọi để tìm kiếm, phân định và thi hành thánh ý Chúa Cha trong tình huynh đệ, nghĩa là cùng với những người anh chị em khác, những người cùng có một ơn kêu gọi. Những người “khác” này đều mang cả hai yếu tố nhân loại và thiêng liêng, nghĩa là cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, những người cùng tạo nên sức sống và sứ vụ của cộng đoàn, những người được kêu gọi đễ trở nên anh em/ chị em với nhau.

Vì vậy, sống vâng phục trong đời sống thánh hiến, không phải chỉ là từ bỏ ý riêng (vì điều này người Kitô hữu nhiều khi cũng phải thực hành), nhưng hơn cả đó là hướng đến một chân trời mới, một điều gì đó trừu tượng hơn, rộng lớn hơn, đó là cùng với những người anh em, chị em của cộng đoàn mình để tìm đến một quyết định chung, dù là mỗi người theo bản tính nhân loại và thiêng liêng vẫn có thể suy nghĩ và phân định. Người tu sĩ từ đó không từ bỏ quyền suy tư, tìm kiếm, đánh giá và phân định, nhưng từ bỏ quyền quyết định một mình, quyết định tự bản thân mình để hướng về quyết định chung cho lợi ích của cộng đoàn (xc. 1Ga 1, 1-3), đây là chứng từ đặc biệt của Giáo hội hiệp thông. Tương quan giữa các phần tử trong cộng đoàn trở thành tuyệt đỉnh khi hai sự có thể gọi là đối nghịch giữa “tôi – anh/chị” trở thành một điểm chung “chúng ta”. Trong cộng đoàn mỗi người phải luôn nghĩ đến cái “chúng ta”. Dầu rằng mỗi người đều có những năng lực tự nhiên và thiêng liêng khác nhau (trí thông minh, kinh nghiệm, khả năng, óc sáng tạo…), với sự tự do và tự nguyện, tất cả đều để phục vụ cho lợi ích của tập thể; nói cách khác, họ phải lệ thuộc để cùng với những người khác suy nghĩ, quyết định và thực hành. Chính vì thế, Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến minh chứng rằng: “Vâng phục và tự do không mâu thuẫn nhau” (VC 91b). Tình huynh đệ giữa các anh em/ chị em trong cộng đoàn, qua sự hiệp thông, trở thành bí tích của Chúa Giêsu và của cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa (xc. FT 19c). Tóm lại, vâng phục lẫn nhau trong đời sống cộng đoàn và vâng phục người có trách nhiệm không phải chỉ mang tính xã hội, tổ chức, khổ chế hoặc pháp lý, nhưng còn mang chiều sâu của tính thần học và thiêng liêng.

2. Sứ vụ của quyền bính

Như chúng ta đã trình bày, vâng phục mang tính cộng đoàn, vậy thì đâu là vai trò, sứ vụ, trách nhiệm và tính phục vụ của vị bề trên? Để gợi hứng, cổ võ và bảo toàn sự gắn kết và trung thành trong tình hiệp thông và sứ vụ của cộng đoàn, Thiên Chúa đã kêu gọi, tuyển lựa giữa những người anh em/ chị em – dựa theo đặc sủng và pháp lý của mỗi hội dòng – một người có khả năng để duy trì sự hiệp nhất và sứ vụ đó. Dĩ nhiên, sự hiệp nhất và tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa là bổn phận của tất cả mọi thành viên chứ không phải chỉ dành riêng cho một số người, nhưng người bề trên cần phải cống hiến chính mình cách triệt để hơn. Nghĩa là, vị đó phải là “tôi tớ” cho sự hiệp thông và việc tìm kiếm ý Chúa, như huấn thị về quyền bính và vâng phục nhắc nhớ:

Ở trong cùng một cộng đoàn, tất cả đều cùng được gọi để tìm kiếm điều gì đẹp lòng Chúa và vâng phục Người. Một số người được gọi (…) thi hành trách nhiệm đặc biệt trở thành dấu chỉ của sự hiệp nhất, và là người hướng dẫn trong việc tìm kiếm chung, vừa cá nhân vừa tập thể, việc thi hành ý Chúa. Đây là việc phục vụ của quyền bính (FT 1c).

Thật chí lý để nói rằng:

Nếu những người tận hiến đã dâng hiến bản thân để hoàn toàn phụng sự Thiên Chúa, thì quyền bính cổ võ và nâng đỡ sự tận hiến của họ. Theo một nghĩa nào đó, quyền bính có thể được coi là “tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa”. Nhiệm vụ chính của quyền bính là xây dựng, trong sự hiệp nhất anh chị em, một “cộng đoàn huynh đệ trong đó mọi người tìm kiếm và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Do đó, trước hết, bề trên phải là một người tâm linh, xác tín tính ưu việt của khía cạnh tâm linh, vừa liên quan tới đời sống cá nhân lẫn sự phát triển đời sống huynh đệ; nói cách khác, vị ấy phải biết rằng tình yêu Thiên Chúa càng tăng lên trong tâm hồn mỗi cá nhân, thì càng có sự hiệp nhất giữa các tâm hồn hơn. Như thế, nhiệm vụ của chính bề trên là vị linh hoạt đời sống tâm linh, cộng đoàn và tông đồ của cộng đoàn mình ( 50a; xc. FT 12a, 13a).

Do đó, việc thi hành quyền bính “đòi hỏi sự khiêm tốn trở nên đầy tớ của người khác” (FT 21a), phải đặt mình trong việc “phục vụ cộng đoàn và sứ vụ một cách khiêm nhường và chăm chỉ (…) với tất cả hạn chế nhân loại…” (FT 21c). Thật vậy, quyền bính là một thẩm quyền thiêng liêng, “tôn kính ý Chúa giúp những người nắm quyền bính sống trong một trạng thái tìm kiếm khiêm tốn…” (FT 12d; xc. 13a).

Vậy thì quyền bính của của Bề trên, một cách nào đó có thể so sánh với ba chức năng (theo nghĩa bóng) của hàng giáo phẩm là giảng dạy, thánh hóa và quản trị trên các anh chị em trong cộng đoàn (xc. Các liên hệ hỗ tương giữa Giám mục và tu sĩ trong Giáo Hội 13, 14c). Một mặt, ngài vừa là anh/chị giữa các anh chị em mình; mặt khác, ngài là đại diện và là người phục vụ, đáp ứng những gì Thiên Chúa và Giáo hội chờ đợi nơi cộng đoàn. Là “vị đại diện của Thiên Chúa”, không phải vì ngài không bao giờ sai lầm hay là người hoàn hảo trong những quyết định, trong việc sửa lỗi (vì ngài là con người giới hạn: xc. VC 92b); nhưng hệ tại ở chỗ ngài luôn tìm cách tốt nhất, theo khả năng và vai trò của mình, để đồng hành với các anh chị em trong việc tìm kiếm và thực hiện ý Chúa, trong việc thực thi Hiến pháp và Luật dòng, qua việc tuân theo quyết định của các Tổng hội và nhạy bén trước các dấu chỉ của thời đại mà Giáo hội xét thấy là hợp lý. Vì vậy, công đồng Vatican dạy rằng: “Các phần tử trong cộng đoàn “hãy lấy đức tin mà tùng phục các vị bề trên” (Sắc lệnh về canh tân thích nghi dòng tu = PC 14). Hơn nữa, ai vâng phục thì được bảo đảm là mình đang thi hành sứ mạng, họ có thể biết rằng mình được Thánh Thần Thiên Chúa dẫn đưa và nâng đỡ, ngay cả khi gặp những khó khăn gian khổ (xc. VC 92).

Thật vậy, bề trên là thành phần của cộng đoàn, trong cộng đoàn và cho cộng đoàn. Ngài là một thành viên giữa anh chị em mình, gần gũi thân thiện với từng người, sẵn sàng giúp đỡ, “rửa chân” cho anh chị em mình (xc. Ga 13,1-7; FT 12b, 17b; VC 75). Đây là thái độ khiêm tốn thực sự mà Chúa muốn nơi người nắm giữ quyền bính; Ngài chỉ lo tìm kiếm và thực hành điều “Chúa thật sự muốn” “với sự trợ giúp của lời cầu nguyện, suy tư và lời khuyên của người khác” (FT 12d). Huấn thị về quyền bính và vâng phục dàn riêng số 13 để nêu lên một số ưu tiên mang tính phục vụ của quyền bính: a) quyền bính trước tiên là một thẩm quyền thiêng liêng; b) người nắm quyền bính phải đảm bảo cho cộng đoàn có thời gian và phẩm chất dành cho việc cầu nguyện; c) họ được gọi để làm thăng tiến phẩm giá con người; d) để khơi dậy lòng can đảm và hy vọng giữa những khó khăn; e) để gìn giữ đặc sủng của hội dòng; f) để làm sống động “cảm thức với Hội thánh”; và g) để đồng hành với chị em trong hành trình thường huấn.

Huấn thị bổ sung những điều đã nói trên đây ở số 20, nói về vai trò củng những người nắm quyền bính đối với sự tăng triển của cộng đoàn qua: a) việc lắng nghe và đối thoại; b) tạo nên bầu khí thuận lợi cho việc đối thoại, chia sẻ và đồng trách nhiệm; c) kêu gọi sự cống hiến của mọi người trong việc chung của tất cả; d) phục vụ cách quân bình đến từng cá nhân và cả cộng đoàn; e); f); g) phân định và thúc đẩy sự vâng phục huynh đệ. Cuối cùng, ở số 25, huấn thị nói về vai trò của quyền bính đối với sứ vụ của cộng đoàn/ hội dòng. Những người nắm quyền bính có nhiệm vụ: a) khích lệ việc đảm nhận trách nhiệm và tôn trọng anh em/ chị em khi họ thi hành; b) mời gọi mọi người đương đầu với sự khác biệt trong tinh thần hiệp thông; c) duy trì một sư cân bằng giữa những chiều kích khác nhau của đời thánh hiến; d) có một trái tim xót thương: e) có ý thức công bình; và f) cổ võ sự hợp tác với giáo dân.

Thế thì trước cộng đoàn, người đứng đầu trong cộng đoàn không phải là vị bề trên, mà là Đức Kitô, là Thiên Chúa, Đấng mà mọi người cùng tìm kiếm và phụng sự. Vị bề trên được kêu gọi để là men, là muối; được kêu gọi để nhắc nhở, cổ võ, khuyến khích các anh em/ chị em trong cộng đoàn/ hội dòng. Ngài không thể là chuẩn mực nhưng lại là người có trách nhiệm trên từng cá nhân và cộng đoàn. Ngài là người lắng nghe, làm cho phong phú và là sự nối kết mọi thành phần. Không thể tồn tại một cộng đoàn nào không có người lãnh đạo, cũng không thể có người lãnh đạo nếu không có cộng đoàn, vì vậy người lãnh đạo và cộng đoàn phải luôn song hành với nhau, tất cả cùng nhau tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Vai trò phục vụ của bề trên trong cộng đoàn rất quan trọng, nhưng không phải là duy nhất, vì cần sự cộng tác của anh em/ chị em (xc. PC 26). Công đồng Vatican II nhấn mạnh rằng: “Đức vâng phục trong đời tu chẳng những không làm giảm bớt phẩm giá, nhưng còn giúp nhân vị trưởng thành nhờ phát triển tự do của con cái Thiên Chúa” (PC 14b). Cũng vậy, như đã nói trên đây,“vâng phục và tự do không mâu thuẫn nhau” (VC 91b).

Tóm lại, thế nào là sống vâng phục trong đời sống thánh hiến? Chúng ta có thể nói rằng sống vâng phục cần hội những yếu tố:

a. Nhân bản, trưởng thành và được củng cố bởi đức tin; không tồn tại cá nhân chủ nghĩa, không ích kỷ, không ấu trĩ và tục hóa. Huấn thị về quyền bính và vâng phục là văn kiện đầu tiên khẳng định rằng những người nắm quyền bính phải “tìm ra những phương thế để vượt qua bất cứ hình thức ấu trĩ nào, và can ngăn bất cứ nỗ lực nào muốn tránh trách nhiệm hoặc lẩn trốn những cam kết quan trọng, tự đóng mình trong thế giới riêng và trong những quan tâm riêng hoặc làm việc trong một cách thế biệt lập” (FT 20b). Nói cách khác, tất cả đều phải hướng về lợi ích chung của cộng đoàn.

b. Làm phản chiếu tâm tình của Đức Kitô, Đấng luôn vâng phục thánh ý Chúa Cha.

c. Diễn tả được tình huynh đệ, những người có cùng một ơn gọi trong Hội dòng/ cộng đoàn.

d. Nhìn nhận vai trò của bề trên như là người anh/ người chị trong cộng đoàn, người được giao sứ mạng phục vụ cộng đoàn. Các thành viên trong cộng đoàn cần cầu nguyện cho ngài, cùng với ngài để phân định và thi hành ý muốn của Thiên Chúa trong tinh thần đối thoại, hợp tác và đồng trách nhiệm (xc. FT 19b).

Như vậy, qua việc thực thi lời khấn vâng phục, cùng với lời khấn khiết tịnh và khó nghèo, người tu sĩ trở nên dấu hiệu hữu hình của Thiên Chúa vô hình giữa lòng Giáo hội và thế giới; mỗi dòng theo đặc sủng của mình, phản ảnh muôn mặt của mầu nhiệm Đức Kitô, Đấng tự nguyện “vâng phục cho đến chết”, Đấng rất vĩ đại mà cũng rất gần gũi mỗi người chúng ta, với tình yêu bao la của Người.

Nt. Têrêsa Quỳnh Giao

SÁCH THAM KHẢO:

- Rovira J., Consigli evangelici e vita consacrata, Roma, Claratianum 2007.

- Volpi F. (ed.), Consigli evangelici, luogo di felicità, Roma 2011.