$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

NGƯỜI TU SĨ VỚI NIỀM CẬY TRÔNG

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 291 | Cật nhập lần cuối: 9/17/2022 9:00:20 PM | RSS

NGƯỜI TU SĨ VỚI NIỀM CẬY TRÔNG

NGƯỜI TU SĨ VỚI NIỀM CẬY TRÔNG

Người ta vẫn thường nói, cái mất đáng sợ nhất là mất đi niềm hi vọng. Thánh Phaolô cũng từng nhắn nhủ các tín hữu của ngài: “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gian truân (Rm 12,12). Trong tình hình thế giới hôm nay với nhiều biến động, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi con người đi vào cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa: mọi kitô hữu ở khắp nơi, ngay lúc này, đi vào cuộc gặp gỡ mới mẻ với Đức Giêsu Kitô, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình. Chắc chắn Chúa sẽ không làm thất vọng những ai chấp nhận sự liều lĩnh này, mỗi khi chúng ta bước một bước đến gần Chúa Giêsu (Tông huấn Niềm vui Tin Mừng).

Nếu con người ngày hôm nay mải miết chạy theo lối sống hưởng thụ, đề cao vật chất thì người tu sĩ hôm nay cũng dễ dàng chạy theo niềm hạnh phúc ảo ở trần gian hơn là đặt hy vọng nơi Chúa. Cũng vậy, khi xã hội đầy những biến động, sự hy vọng vỡ tan mỗi ngày, số người không tìm ra ý nghĩa cho đời mình cũng ngày một gia tăng thì cuộc sống của người tu sĩ cũng dễ bị rơi vào khủng hoảng về niềm cậy trông vào Thiên Chúa. Họ không tìm thấy niềm cậy trông nơi Thiên Chúa nên đi tìm những chỗ dựa nơi người trần gian như vật chất, danh lợi, địa vị,… Niềm trông cậy nơi người tu sĩ đã chuyển hướng về thế gian thay vì ngước nhìn lên trông cậy nơi Chúa. Các tu sĩ không chỉ bị cám dỗ về ba lời khấn, về cách hành xử với nhau trong cộng đoàn, nhưng còn về các nhân đức đối thần.

Thế nên hồi chuông đánh thức của Đức Thánh Cha Phanxicô, có thể nói như một lời nhắn nhủ đặc biệt tới các tu sĩ. Cho nên hỡi tất cả những người tu sĩ đang trên hành trình ơn gọi theo Chúa, đừng chiều theo những cám dỗ, và càng không nên cậy dựa vào sức mình. Nhưng phải bám vào Chúa, vì ngoài Chúa chẳng có chi bền vững, và lý tưởng, niềm vui của người theo gót Chúa Kitô là trở nên đồng hình đồng dạng với Người. Đồng thời, phải dám liều mình dấn thân, dám đặt để cuộc đời mình cho Chúa định đoạt và hướng dẫn, cam đảm tìm ra bản ngã đích thực của mình giữa những đau khổ, không chỉ vì miễn cưỡng nhưng để đương đầu mà qua đó ta hiểu được ý nghĩa của ơn cứu độ trong các mối phúc, “Phúc cho những ai sầu khổ, vì họ sẽ được ủi an” (Mt 5,4). Thật vậy, niềm trông cậy không chỉ nâng đỡ đời sống cá nhân, nhưng còn mở ra mối dây hiệp thông huynh đệ trong đời sống cộng đoàn. Vì sống đức cậy là sống nhân đức tình yêu. Niềm trông cậy bảo vệ khỏi sự nản chí của tâm hồn, thúc đẩy hành động, nâng đỡ những cố gắng và không bỏ cuộc khi gặp chướng ngại (GLHTCG 1818).

Như thế, người sống đời thánh hiến hãy tìm kiếm Chúa, sống tinh thần hiệp thông huynh đệ, phục vụ tha nhân, và làm chứng cho mọi người thấy rằng cậy dựa vào Thiên Chúa thì hơn là cậy vào thế gian vì thế gian thì mau qua đi, hứa rất nhiều nhưng lại không ban được, hoặc chỉ ban những cái làm ta thất vọng. Thánh Augustinô đã khiển trách thế gian “Ở thế gian phỉnh gạt, tại sao ngươi hứa ban nhiều điều cho chúng ta mà ngươi không thể ban được”. Như vậy chỉ có Thiên Chúa mới đáng là đối tượng chính yếu cho ta đặt niềm trông cậy như nguồn hạnh phúc vĩnh cửu đời đời.

Nt. Têrêxa Mộng Điệp, OP