$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

BA NGÔI, NỀN TẢNG GIÁO DỤC ĐỜI TU

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 293 | Cật nhập lần cuối: 7/4/2022 3:06:05 PM | RSS

BA NGÔI, NỀN TẢNG GIÁO DỤC ĐỜI TU

Bản chất đời sống thánh hiến là một giao ước tình yêu Thiên Chúa ký kết với chúng ta, là sự đáp trả lời mời gọi của Chúa Cha để bước theo Đức Kitô, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần sống tinh thần ba lời khuyên phúc âm để đạt tới đức ái trọn hảo. Đặc sủng của Đời sống thánh hiến vì vậy mang chiều kích Ba Ngôi, lấy tình yêu làm gốc, lấy mô hình Ba Ngôi làm chuẩn mực, hay nói cách khác: Ba Ngôi là nền tảng làm nên đời tu của chúng ta.

Trước tiên ta phải thấy được Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ bày cho chúng ta như thế nào qua một số đặc tính nơi Thiên Chúa, để chúng ta hướng tới trong đời tu của mình.

Ngay từ khi còn bé, ta đã được học giáo lý về một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, Ba ngôi bằng nhau, không ngôi nào hơn, ngôi nào kém. Như vậy Ba Ngôi Thiên Chúa là một cộng đoàn Ngôi vị. Ba ngôi có đời sống cộng đoàn, có mối tương quan, có sự bình đẳng và có tình hiệp thông yêu thương. Thiên Chúa đã tỏ lộ cho chúng ta hành động yêu thương của Ngài trong suốt chiều dài lịch sử. Trong công trình sáng tạo, Ba Ngôi bàn bạc và tạo dựng nên con người, “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta” (St 1,26) một công trình của tình yêu với sự đồng lòng cùng cộng tác của Ba Ngôi: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con Cứu chuộc, Chúa Thánh Thần thánh hoá, nên đã hoàn thành cách tuyệt hảo.

Đời tu của chúng ta lấy Ba Ngôi làm mẫu gương để áp dụng vào đời sống cộng đoàn. Chúng ta là mỗi cá thể, mỗi nhân vị riêng biệt, được quy tụ về sống chung một cộng đoàn. Trong cộng đoàn đó mỗi người thi hành một nhiệm vụ, nhưng luôn có sự hợp nhất, sự đối thoại, bàn bạc để hướng tới sự thành toàn của sứ vụ chung. Ba ngôi Thiên Chúa không dạy chúng ta bằng lời giảng, nhưng bằng hành động trong chính Thiên Chúa. Quả thật, mẫu gương Ba Ngôi là tuyệt đỉnh để chúng ta vươn lên mãi.

Thiên Chúa Ba Ngôi biểu lộ sự hiệp thông trong yêu thương. Trong công trình cứu chuộc, Ba Ngôi nên một trong ước muốn và hành động: Ngôi Cha sai Con xuống trần, Chúa Con thi hành sứ mạng, Chúa Thánh Thần đồng hành với Chúa Con... làm nổi bật lên sự hiệp thông trọn vẹn trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Đức Giêsu vâng ý Cha trọn vẹn cho đến chết trên thập giá đã chứng minh sự hiệp thông đó. Và trong cuộc đời trần thế của Đức Giêsu luôn có sự hiện diện của Cha, Con và Thánh Thần như: biến cố Đức Giêsu chịu phép rửa, Đức Giêsu biến hình… Nên công trình của Thiên Chúa luôn hoàn tất tuyệt vời. Đời sống cộng đoàn của chúng ta cũng được mời gọi sống sự yêu thương, hiệp thông với nhau, sống vì nhau, hi sinh cho nhau, cùng giúp nhau thăng tiến trong ơn gọi. Sự hiệp thông nên một không phải để đánh mất mình trong tập thể, nhưng sự khác biệt nơi mỗi người là để hỗ trợ cho nhau như chi thể trong cùng một thân thể. Vì chúng ta được sống với nhau, là quà tặng của nhau, cho nhau và cho Giáo Hội. Càng chiêm ngắm ơn gọi đặc biệt này, ta càng thấy quyền năng của Thiên Chúa hoạt động trong các dòng tu. Ngài đã ban quà tặng đó cho Giáo Hội và Ngài đồng hành cùng Giáo Hội để món quà của Ngài luôn có giá trị và đem lại ích lợi phục vụ các linh hồn.

Qua những gì trình bày ở trên cho ta một nhận định: Đời sống cộng đoàn tu trì được mời gọi sống theo mẫu gương cộng đoàn Ba Ngôi, sống tinh thần hiệp thông yêu thương, bình đẳng và tôn trọng nhau, cùng nhau làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa dòng đời. Dù thời thế đổi thay, dù Hội Dòng phát triển như thế nào, thì giá trị nền tảng đó vẫn không đổi. Khi ta thấy có sự chia rẽ, ganh ghét trong cộng đoàn là ta đang đi ngược lại với căn tính đời tu, ta đang phản bội lại niềm tin của mình, đi ngược lại với lời dạy yêu thương hiệp nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

Nt. Maria Kim Chi, OP