$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Dòng Đa Minh

Chúa Giêsu giải thích với Thánh Catarina làm thế nào để yêu Ngài với tình yêu lớn lao.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1192 | Cật nhập lần cuối: 4/26/2019 2:46:37 PM | RSS

Chúa Giêsu giải thích với Thánh Catarina:

LÀM THẾ NÀO ĐỂ YÊU NGÀI VỚI MỘT TÌNH YÊU LỚN LAO

Tác giả: Giám mục Juan José Omella

Thập giá là một mầu nhiệm mà chúng ta không thể hiểu được, nhưng ba con đường này sẽ dẫn chúng ta đến gần với tình yêu, thập giá của Ngài hơn.

Chúa Giêsu giải thích với Thánh Catarina làm thế nào để yêu Ngài với tình yêu lớn lao.Sự thật là, rất khó để hiểu thấu về mầu nhiệm Thập Giá, về đau khổ, về muộn phiền. Nhưng trong Kinh Thánh, chúng ta nhìn thấy Abraham đã đưa dẫn người con trai duy nhất của mình lên núi Moria, theo lệnh của Gia vê Thiên Chúa. Abraham đã làm điều này vì tình yêu của Thiên Chúa, trong khi đó, ông cũng rất mực yêu thương người con trai duy nhất của mình.

Chúa Kitô chịu đóng đinh vào Thập giá cũng là một huyền nhiệm của tình yêu. Ngài yêu chúng ta đến mức dám đón nhận Thập Giá, mà người đời có thể nói rằng, một tình yêu đi tới chỗ điên cuồng, đón nhận sự ê chề. Chúa Giêsu đã chết để trao ban cho chúng ta sự sống của Thiên Chúa. Chỗi dậy từ cõi chết, Chúa Kitô làm cho chúng ta được sống lại với Ngài. Và khi lên trời, Ngài cũng chuẩn bị cho chúng ta chỗ bên cạnh Ngài cùng với tất cả các thánh.

Chúa Giêsu Kitô còn có thể làm gì cho chúng ta được hơn thế nữa?

Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người chúng ta quả ấn tượng biết bao! Sự thật là, không gì ngoài sức mạnh của chúng ta, chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu trọn vẹn mầu nhiệm của tình yêu nơi Thiên Chúa dành cho mỗi người và từng người trong chúng ta. Và, dù sao, tình yêu đó là điều duy nhất có thể mang lại ý nghĩa cho một trái tim nhân loại đang bồn chồn và bối rối.

Giáo Hội, trong những ngày Tuần Thánh, mời gọi chúng ta đi vào một con đường thật đặc biệt để hiểu tình yêu này sâu xa hơn nữa bằng việc chiêm ngắm Thập Giá:

Đi theo con đường của sự đối thoại với Chúa Kitô chịu đóng đinh

Với nhiều người, thời gian đầu quả thật là khó và mệt mỏi trong việc đối thoại với Chúa Kitô. Thomas à Kempis[1] cung cấp cho chúng ta một suy tư khai sáng thật hữu ích.

Thomas nói rằng “Nếu bạn không biết làm thế nào để suy niệm về những điều cao cả và thuộc trời cao, hãy dừng lại, ở lại trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, và dừng lại để chiêm ngắm những vết thương thánh của Người, như thể bạn đang ở trong đó. Bởi vì nếu bạn sốt sắng tựa nương vào những vết sẹo và những vết thương quý giá này của Chúa Giêsu, bạn sẽ cảm thấy sức mạnh lớn lao trong sự đau khổ, sự khinh miệt của con người sẽ chẳng ảnh hưởng mình, và bạn sẽ mang lấy cách dễ dàng những lời lẽ mà người khác thốt ra để chống đối mình.” (Thomas à Kempis, Quyển 2. Chương 1, số 16-17)

Đi theo con đường của Thập giá

Tại sao chúng ta cầu nguyện, đi Chặng Đàng Thánh Giá, với sự đơn giản và tôn kính sâu sắc? Trái tim của bạn sẽ dần dần được lấp đầy sự bình yên, êm đềm, hy vọng, tình yêu và sự tha thứ.

Khi cầu nguyện, đi chặng Đàng Thánh Giá, suy niệm cuộc Khổ nạn của Chúa, đòi buộc một chút thời gian. Chúng ta không thể dành một vài phút mỗi ngày để cầu nguyện với ít nhất là hai chặng Thánh Giá, mặc dù điều này mất cả tuần chúng ta mới suy niệm hết các chặng Thánh Giá hay sao? Chúng ta chỉ cần đưa ra một quyết định và bám chặt vào quyết định đó; mà có lẽ, chúng ta sẽ phải tắt ti-vi vào một thời điểm thích hợp, hoặc không kéo dài những cuộc nói chuyện khác không cần thiết, để dành thời gian ở một mình với Chúa.

Đi theo con đường phục vụ những người đau khổ

Tôi đoan chắc rằng, từ sự suy niệm cuộc Khổ nạn trong thanh thản và tình yêu sẽ nảy sinh một sự lớn lên về lòng khao khát giúp đỡ những anh chị em đang đau khổ, đang ở bên cạnh chúng ta.

Đây là cách mà các thánh đã sống Tuần Thánh.

Đó cũng là cách mà Thánh Catarina Siena đã sống, như trong bản văn tuyệt vời sau đây cho thấy:

Chúa Giêsu hỏi Catarina Siena “Con yêu dấu, con có biết tại sao Ta yêu con không?” Đáp lại câu trả lời phủ định của Catarina, Chúa Giêsu tiếp tục, “Cha sẽ nói cho con nghe. Nếu Cha dừng yêu con, con sẽ chẳng là gì; con sẽ không có khả năng làm bất cứ điều gì tốt lành. Bây giờ con hiểu tại sao Cha phải yêu con.” Catarina trả lời “Vâng, đó là sự thật”, và bất thình lình, Catarina nói “ Con muốn yêu Cha cũng giống như thế”.

Nhưng ngay khi vừa nói, Catarina nhận ra rằng mìnhvừa nói điều chẳng phù hợp. Chúa Giêsu mỉm cười. Sau đó, Catarina nói thêm, “ Nhưng điều này không công bằng. Ngài có thể yêu con với tình yêu lớn lao, và con chỉ có thể yêu Ngài với tình yêu bé nhỏ mà thôi.”

Chúa Giêsu liền ngắt lời Catarina, và nói, “Cha đã làm cho con có thể yêu Cha với tình yêu lớn lao”. Rất ngạc nhiên, Catarina ngay lập tức hỏi Chúa Giêsu làm cách nào. “Cha đã đặt những người thân cận của con bên cạnh con. Bất cứ điều gì mà con làm cho họ, Cha sẽ quan tâm như thể con đang làm cho chính Cha vậy.” Tràn đầy niềm vui, Catarina đã chạy đi để chăm sóc những người đau yếu trong bệnh viện: “Bây giờ, tôi có thể yêu Chúa Giêsu bằng một tình yêu lớn lao rồi.”

Cầu xin cho việc chiêm niệm cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô giúp chúng ta cam kết hơn trong việc giúp đỡ anh chị em chúng ta đang đau khổ ở trong thế giới này, đặc biệt, với những người đang ở gần chúng ta. Bởi vì ngay ở bên cạnh chúng ta, trong nơi này, trên bàn thờ, Chúa Kitô, Đấng đã ở trên núi Tabor và trải qua cuộc Khổ Nạn, sẽ trở thành quà tặng mầu nhiệm” Thân Thể Người, đã hy sinh dâng hiến vì chúng ta, Máu của Người đã đổ ra vì chúng ta- Chúa đã Phục Sinh.

Chuyển ngữ : Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://aleteia.org


[1] Nhà chiêm niệm người Đức ( 1380-1471) chuyên viết sách tu đức.