$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Từ Trái Tim Đến Trái Tim

TÌNH CHÚA YÊU CON

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 68 | Cật nhập lần cuối: 8/30/2023 3:15:59 PM | RSS

TÌNH CHÚA YÊU CON

***Lạy Thiên Chúa là Cha của con, Đấng lòng con yêu mến!

***Hỡi con bé nhỏ! Hãy thật lòng trở về với Ta”, đây là lời mời gọi con bước vào những ngày đầu mùa Chay cũng như suốt mùa chay năm nay - năm 2020, trong tâm tình sống lời mời gọi ấy, bất chợt con cũng đọc được câu nói của ai đó SỐNG CHẬM LẠI, NGHĨ KHÁC ĐI VÀ YÊU THƯƠNG NHIỀU HƠN, nhờ ơn Chúa và sự quyết tâm, con đã chọn câu nói trên làm hướng sống cho mùa Chay năm nay của con.

***Thưa Cha, hôm nay trong tâm tình của người con thảo, con muốn gửi đến Cha những lời tâm tình cảm tạ tri ân cũng như những cảm nhận của con khi được cùng Cha bước vào Sa mạc.

***Cha ơi! Con cám ơn Cha vì Cha đã mời gọi con sống lại những ngày chay tịnh và đặc biệt là được chiêm ngắm cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Chúa Kitô Con Cha và là Chúa của con. Con cám ơn vì con vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người. Mùa Chay và Phục sinh năm nay của con khác hẳn những năm trước, cái khác ở đây không chỉ về thời gian - con người mà còn về không gian, giới hạn và cách thức. Có lẽ trong lịch sử đời con chưa bao giờ con đói và khát Chúa như bây giờ, vì virus Corona mà các hoạt động và việc cử hành Thánh lễ cũng như các nghi thức của Giáo hội đều phải ngưng lại. Tuy vậy, con vẫn ý thức được một điều “không gì có thể tách chúng con ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (x. Rm 8,35). Mặc dù không gian bị giới hạn nhưng thời gian Cha hiện diện bên con rất gần, vì trước đây con đến với Cha nhưng nay vì đại dịch covid Cha đã đến với con.

***Thưa Cha, trong thời gian qua, cả nhân loại chúng con phải sống trong những nỗi hoang mang lo sợ, sợ bóng đêm của thần chết đi ngang đời mình, sợ phải ra đi mà lòng chưa kịp sám hối và sợ…? Corona là loại virus nhỏ bé nhưng tại sao nó lại có sức tàn phá kinh khủng vậy Cha? Càng ngày con cảm thấy như mình đang được đóng vai trong những bộ phim kinh dị? Theo bản năng con chỉ muốn dừng lại, thôi không làm diễn viên nữa? Vì nó gây cho con cũng như cho anh chị em con nhiều cảm giác lo sợ và hoang mang – buồn bã và tuyệt vọng. Trước hoàn cảnh như thế con tự hỏi: Chúa ơi! Ngài ở đâu? Xin cứu giúp chúng con vì chúng con sắp chết hết rồi? nhưng rồi con chợt nghe có tiếng nói: “cứ yên tâm! Ta vẫn đang ở bên con, rồi con sẽ thấy việc ta làm, bây giờ con chưa hiểu nhưng rồi con sẽ hiểu?

***Cha ơi! đã nhiều lần chúng con kêu cứu lên Cha nhưng sao Ngài im lặng, như các môn đệ ngày xưa khi cùng Chúa trên con thuyền bị sóng đánh tưởng chừng như chết hết, các ông gào thét mãi nhưng Chúa vẫn im lặng. Con mới hiểu Ngài im lặng không phải vì Ngài không biết – không nghe - không quan tâm nhưng Ngài im lặng để dạy chúng con bài học cuộc sống- bài học của niềm tin – bài học của sự khiêm nhường phó thác. Như các môn đệ xưa, nay trong cơn dịch bệnh này Ngài muốn chúng con học được những bài học như các môn đệ xưa. Qua đại dịch này con thấy mình được lớn lên trong niềm tin và sự phó thác, lớn lên trong mối tương quan về tình Chúa và tình người.

***Lạy Cha, dù sống trong hoàn cảnh bi đát như thế nhưng con vẫn cảm dược vui và sự bình an vì mỗi ngày luôn có Cha và chị em bên cạnh. Con cám ơn Cha vì những gì Cha đã dành cho con qua Mẹ Hội Dòng, qua Bề Trên Tổng Quyền, qua cộng đoàn và quý Dì Giáo cũng như các chị em. Xin cho con biết trân trọng và sống tốt những giây phút ấy. Sống trong “lũ” con mới thấy quý trọng những ngày tháng bình yên. Bài học cho con hôm nay là: “HÃY LUÔN PHÓ THÁC VÀO CHÚA!” bằng cách “Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”.

*

Nt. Maria Trần Thị Huyền