$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Từ Trái Tim Đến Trái Tim

MỘT THOÁNG SUY TƯ

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 96 | Cật nhập lần cuối: 3/25/2023 10:50:48 AM | RSS

MỘT THOÁNG SUY TƯ

MỘT THOÁNG SUY TƯ

Cha kính yêu! Vậy là nạn dịch Covid-19 đã kéo dài hơn bốn tháng. Nó làm cho cả thế giới phải quay cuồng và hoang mang bởi sự lây nhiễm và dẫn đến cái chết quá nhanh. Tin tức mỗi ngày đều cho biết có hàng ngàn người tại mỗi quốc gia phải chống chọi với sự lây nhiễm và đối diện với cái chết đau thương. Nỗi đau này đẩy đến tột cùng khi phải ra đi trong cô quạnh, bên cạnh không có người thân bên cạnh, không một lời kinh hay một phép lành thiêng liêng để an ủi… Chắc hẳn, tâm tư mỗi người không chỉ dừng lại ở nguyên nhân nạn dịch phát xuất từ Vũ Hán (Trung Quốc), nhưng còn là bao khắc khoải trong mỗi ưu tư. Và lòng con, con cảm thấy một cảm xúc trĩu buồn... Con buồn khi nghe và chứng kiến hằng ngày có hàng ngàn người chết, hàng trăm ngàn người bị nhiễm bệnh…biết bao đau thương, khổ sầu đang chất chứa trong lòng họ.

Trong những lúc dường như mọi sự đều im lặng, trong con bỗng nảy ra nhiều suy nghĩ: phải chăng Cha muốn nhân loại nhìn vào hành động của mình và hãy có trách nhiệm với nó. Con nghĩ mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Nhưng dù là bất cứ lý do nào đi nữa thì điều không ai muốn nó cũng đã xảy ra. Điều quan trọng lúc này là mỗi người đón nhận và sống với tâm thức như thế nào. Và chính con, con cũng học được cách đón nhận, lòng tín thác và tin tưởng vào bàn tay Cha quan phòng.

Cha biết không, đứng trước biến cố này, một số người cảm thấy hoang mang, lo sợ khi nghĩ đến giờ chết của mình, nhưng có người vẫn cảm thấy bình an dù biết rằng mình sẽ phải đối diện với cái chết. Phần con, dù tin rằng Cha vẫn bên cạnh con nhưng con thật sự vẫn thấy rất băn khoăn, lắng lo nếu không muốn nói là sợ hãi, bàng hoàng. Phải chăng, niềm tin và hy vọng nơi mỗi người khác nhau? Hay sức chịu đựng, sự dẻo dai khi đối diện với nghịch cảnh của mỗi người mỗi cấp độ. Quả thật, khi con người đứng trước cái mong manh của sự sống, dường như con nhận ra đâu là điều đáng quý và mang lại giá trị thật cho cuộc sống của mình. Những cố gắng để vun vén, thu tích tiền tài danh vọng đều trở nên vô nghĩa. Cha thấy đó, nạn dịch Covid-19 đã đem đến biết bao đau thương và mất mát cho con người, nhưng bên cạnh sự đau thương và mất mát này, lại là cơ hội cho mỗi người chúng con biết sống những giây phút trở về, về với chính mình và với anh chị em để thấy rằng mình đã sống quá vội vàng, quá hững hờ và thờ ơ… Và hơn bao giờ hết là để tìm lại “căn tính làm người” mà chúng con đã được ban tặng, nhờ đó chúng con biết sống an hòa với nhau hơn. Còn chính con, con cũng được trở về với Cha trong chay tịnh và sám hối, trở về với tha nhân trong hòa giải và chân thành, trở về với vạn vật trong tình yêu và biết ơn.

Cha biết không, con ước mong sau nạn dịch Covid-19 này, tâm tính mỗi người được biến đổi trong ân sủng và tình yêu để không còn những bất công, sự kỳ thị và óc thống trị lẫn nhau mà thay vào đó là một thế giới bình an với cuộc sống đầy ắp tình người. Cha ơi! Lúc này, con muốn mượn những ý thơ của Linh mục Phanxicô để gửi gắm đôi chút tâm tình. Cha giúp con gửi đến mọi người nhé!

“Hãy sống khi ta còn đang sống

Cho đi mà không trông đáp đền

Yêu thương ta trao tặng tình mến

Mai này còn có người gọi tên”.

Lạy cha, con cám ơn Cha đã cho con nhận ra rằng qua đau khổ sẽ đến vinh quang và con tin qua sự hoang mang, lo lắng này sẽ để lại niềm tin vững mạnh và con cũng tin chắc một điều “mọi sự sẽ sinh ích cho những ai yêu mến Cha” (Rm 8, 28).

Nt. Maria Phan Thị Bích Nhung