$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Từ Trái Tim Đến Trái Tim

LẶNG – SỰ NỐI KẾT CỦA TÌNH YÊU

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 95 | Cật nhập lần cuối: 5/18/2023 3:07:11 PM | RSS

LẶNG – SỰ NỐI KẾT CỦA TÌNH YÊU

LẶNG – SỰ NỐI KẾT CỦA TÌNH YÊU

Giữa một thế giới xô bồ và bận rộn với những công việc, với sự chạy đua của thời gian. Thời giờ con người dành cho nhau ít hơn là dành cho những cỗ máy kỹ thuật hiện đại. Đại dịch Covit-19 như dấu chỉ của sự chậm lại, là một điểm lặng, một điểm dừng cho tất cả, từ suy nghĩ, tính cách, hành động, công việc và những sinh hoạt của con người.

Mùa Chay Thánh năm nay diễn ra trong sự cao điểm của dịch bệnh. Con và thế giới cùng Chúa bước vào hành trình 40 ngày chay thánh để cầu nguyện, chịu những cám dỗ, hy sinh và thử thách. Đó là một sự thiếu hụt về tinh thần và thể chất khi không có Thánh lễ và rước Chúa mỗi ngày. Mọi ơn lành đều lãnh nhận qua online, bầu không khí thật ảm đạm nhưng đó cũng là cơ hội để cũng cố lòng mến của con đối với Chúa.

Đứng trước những khó khăn và thứ thách của cơn dịch bệnh có biết bao nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao Ngài lại để cho sự dữ xảy ra? Tại sao Ngài không lên tiếng? Có những lúc trong sự thất vọng, khủng hoảng của đêm tối đức tin con trộm nghĩ: “Ngài ở đâu lạy Chúa?” Nhưng con chỉ nhận được sự hồi đáp trong thinh lặng. Con chợt nhận ra khi Chúa Giêsu trong vườn dầu Ngài cảm thấy một sự sợ hãi trước chén đắng sắp uống “Lạy Cha nếu có thể xin cho con khỏi uống chén này” (Mt 26,39). Và trên thập giá với sự đau đớn tột cùng và cảm giác của sự vắng bóng Chúa Cha “Lạy Cha sao Cha bỏ con” (Mc 15,34).

Trong sự thinh lặng con cảm nghiệm được Chúa như một người mẹ luôn thấu cảm được nỗi đau của con cái mình, nhưng làm sao mà không sửa dạy khi những đứa con ngang bướng và hư hỏng cùng với sự kiêu ngạo chối bỏ đức tin, phủ nhận mọi ân ban cơ chứ. Lời bài hát “Chúa đau nỗi đau của con Chúa buồn nỗi buồn của con” cũng là tâm tình của một người mẹ “Người đánh phạt rồi lại xót thương”. Chính nhờ những cái đau thương này mà những đứa con mới tỉnh ngộ, mới khôn lớn, mới thực sự ăn năn sám hối trở về với căn tính của mình. Trong cuộc sống Chúa cho con những điểm lặng, điểm dừng bất ngờ để khi con đang mãi miết với những công việc, những bổn phận, những suy tư ùa theo của đám đông thì con biết dừng lại và trở về. Như trong câu chuyện người phụ nữ ngoại tình, Chúa đã cho mỗi người một khoảng lặng để nhận ra sự ngông nghênh và tội lỗi của mình. Để cuối cùng còn lại là tình thương được tỏ lộ và sự nối kết của tình yêu được mở ra.

Tuần thánh và Phục sinh năm nay thật sự khác biệt và lạ thường với những nghi thức, thánh lễ được cử hành qua online. Điều này làm cho con thấy một sự trống vắng và thiếu hụt. Nhưng chính sự trống vắng này là điểm dừng để con sống lòng khao khát mãng liệt, chỉ khi mất đi con mới biết trân quý những cái mình có. Trong thời gian dịch bệnh, con có nhiều thời gian để lắng đọng, để cầu nguyện, để học tập và để sống mỗi tương quan với chị em hơn, sống giây phút hiện tại thật tử tế và hạnh phúc hơn. Đây cũng là thời gian giúp con “ngộ” ra nhiều điều với những bài học thật quý giá cho cuộc sống. Bài học của sự hoán cải trở về, bài học về sự khiêm nhường và hướng lòng lên Chúa vì tất cả những thứ con người tìm kiếm như danh vọng, vinh quang, tiền tài… đều bị đánh bại và cúi đầu trước con vi rút nhỏ bé; bài học của các mối tương quan cá vị, tương quan tình yêu vì trong lúc đối diện với cái chết, với thảm họa thì cái còn đọng lại chỉ là tình người mà thôi. Và như thế, con người dù ở nơi đâu đều tìm cách để trở về với quê hương, với nguồn cội. Trong hoàn cảnh cách ly cũng là cơ hội để mỗi thành viên trong gia đình có nhiều thời gian bên nhau qua từng bữa cơm và chia sẻ cho nhau những điều trong cuộc sống và cùng nhau vượt qua khó khăn, đó là sự nối kết của tình yêu thương, một tình yêu bị lẵng quên bị ru ngủ với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thời đại.

Chỉ trong hoàn cảnh khó khăn con người mới chân nhận ra giá trị của sự tương trợ, của lòng bác ái vị tha, của sự dấn thân và của sự kết nối tình người. Lạy Chúa xin cho con luôn biết rằng: “con là hư vô còn chúa là tất cả” để con luôn hướng lòng về Chúa. Xin cho mỗi người chúng con qua cơn dịch bệnh này nhận ra được giá trị của cuộc sống là yêu thương và nguồn kết nối duy nhất của tình yêu thương ấy chính là Thiên Chúa mà thôi. Amen.

Nt. Maria Trần Thị Mơ