$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Tiền Vĩnh Thệ

SỐNG VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI THÁNH HIẾN

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 855 | Cật nhập lần cuối: 6/4/2022 2:28:31 PM | RSS

SỐNG VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI THÁNH HIẾN

Đời sống thánh hiến được kêu gọi để làm hiện hiện trong Giáo Hội và thế giới những đặc nét của Đức Giêsu Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục (Tông huấn Đời sống Thánh hiến, 1). Ý nghĩa sâu xa của các lời khuyên phúc âm được đặt trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa, nguồn mạch của mọi sự thánh thiện. Với lời khấn vâng phục, người tu sĩ đã trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giê su trong sự hóa mình ra không để thi hành ý Chúa Cha. Vì thế sự vâng phục mời gọi con lắng nghe tiếng Chúa qua dấu chỉ và các vị hữu trách, chấp nhận từ bỏ cái tôi để vâng phục hằng ngày theo khuôn mẫu Chúa Kitô.

Qua việc học hiểu Huấn Thị Quyền Bính và Vâng Phục, con nhìn ra rõ hơn ý nghĩa và giá trị của lời khấn Vâng Phục mà con đã tự nguyện cam kết để bước theo Chúa Kitô trong hành trình dâng hiến.

  1. Vâng Phục là lắng nghe.

Trước hết, vâng phục là thái độ lắng nghe, giống như con cái đối với cha mẹ mình. Trong tâm thức đó, khi nhận ra là Cha mẹ thương yêu và luôn muốn trao ban những điều tốt cho mình sẽ giúp con dễ dàng lắng nghe và đón nhận ý muốn của cha mẹ. Cũng vậy, Thiên Chúa là người Cha yêu thương luôn ban mọi điều tốt lành cho con, thì vâng phục là cách con đáp lại tình yêu của Ngài khi biết đặt mình nơi kế hoạch của Ngài qua sự tin tưởng phó thác. Như thế, sống tâm tình của một người con sẽ là cách thế hữu hiệu nhất để con lắng nghe, tìm kiếm và nhận ra ý Chúa qua Lời Chúa, qua mọi biến cố và qua các vị hữu trách như là trung gian của Chúa.

Thứ đến, vâng phục không đánh mất tự do nhưng là con đường giúp tăng trưởng, và giải thoát khỏi mọi ràng buộc. Thật vậy, càng vâng phục, con càng dễ nhận ra tình trạng thực thụ của bản thân và sự cần thiết để biến đổi sao cho phù hợp với ý Thiên Chúa nhất. Sống được như thế, con ngày càng trưởng thành, dần đạt đến sự tự do đích thực khi để cho ý Chúa được thẩm thấu và lan tỏa trong mọi chiều kích của cuộc sống.

  1. Vâng Phục theo gương Đức Kitô.

Huấn thị giúp con xác tín rằng: khi sống vâng phục, con không cô độc vì có Đức Ki tô là gương mẫu tuyệt hảo. Trọn cuộc đời Người là lời "Xin vâng" trước ý muốn của Chúa Cha “Lương thực nuôi sống Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (x Ga 4,34) và cho đến nỗi uống cạn chén đắng bằng cái chết trên thập giá. Với phẩm vị Thiên Chúa trong thân phận con người, Đức Giêsu đã học vâng phục bằng ngôn ngữ và kinh nghiệm của con người cách trọn vẹn nhất để đem lại ơn cứu độ vĩnh cửu cho con người. “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người,” (Dt 5,8-10).

Khi tuyên khấn sống vâng phục, con tự nguyện vâng phục Chúa qua Bề trên, qua những người có trách nhiệm và qua chính các chị em. Tuy nhiên, trên thực tế, con cũng cảm nghiệm rằng, vâng lời những điều hợp ý mình thì đơn giản nhưng phải làm theo những điều trái ý nhiều khi cũng rất khó khăn. Thực sự, để có thể vâng phục trong mọi biến cố vui buồn, đòi hỏi con phải có có một đức tin vững mạnh, một tình yêu tín thác vào Thiên Chúa cũng như lòng yêu mến Hội dòng cách chân thành. Vâng phục đòi con phải từ bỏ đôi khi ngay cả gì mình yêu thích, những gì thiết thân nhất với mình. Những lúc ấy con cần phải biết nhìn lên Thánh giá để tu trìải nghiệm rằng chính Chúa Giêsu đã vâng lời như thế nào. Hơn nữa, khi biết vâng phục trong tình yêu và với tình yêu, con sẽ hoàn thiện bản thân yếu đuối, nhiều giới hạn của mình để can đảm bước đi trên hành trình của người môn đệ.

  1. Vâng phục hằng ngày.

Vâng phục mang tính hiện sinh, nên việc thực thi Vâng phục phải là sự tìm kiếm và đáp trả hằng ngày trong từng hành vi, chứ không phải chỉ được thực hiện một lần là đủ. Một cách cụ thể, đó là sự vâng phục qua việc tuân giữ kỉ luật tu trì, luật dòng vốn được xem là trung gian chuyển tiếp thánh ý của Thiên Chúa. Ngoài ra, việc vâng lời những người có trách nhiệm, vâng phục nhau trong cộng đoàn cũng là những cách thế hữu hiệu giúp tìm kiếm, nhận ra, và thực hiện ý Chúa. Đồng thời, trong đời sống cá nhân, việc vâng phục từ những trái ý, khó khăn, thách đố trong đời sống hằng ngày, sẵn sàng để cho Chúa tôi luyện qua mỗi biến cố để được lớn lên trong tình yêu là điều rất cần thiết. Sống trong cộng đoàn, con được gợi hứng rất nhiều để biết vâng phục qua những tấm gương vâng phục thật tuyệt vời nơi Quý Dì cao niên, sẵn sàng vâng theo ý Chúa trong việc đón nhận bệnh tật, đau yếu của tuổi tác, hết lòng vâng lời những người có trách nhiệm mặc dầu chỉ đáng tuổi em, tuổi con cháu của mình.

  1. Vâng phục để thi hành sứ vụ.

Vâng phục là cách thế để thi hành sứ vụ. Sứ vụ và vâng phục là hai yếu tố không thể tách lìa nhau: con hoạt động sứ vụ không nhân danh bản thân mình, nhưng là nhân danh cộng đoàn và được cộng đoàn sai đi. Đây là dấu chỉ rõ nét nhất làm nên ý nghĩa của sứ vụ nơi người tu sĩ: dù sứ vụ không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng; không phải lúc nào thuộc chuyên môn, hay trong khả năng của mình… Những lúc như vậy, con cần khiêm tốn nhìn nhận chính mình trước mặt Chúa, cậy dựa vào sự trợ giúp của Ngài để chu toàn và dấn thân trong sứ vụ với niềm xác tín “nhờ vâng phục con biết chắc rằng mình phục vụ Chúa”(số 24).

Huấn thị cũng cho con hiểu rõ hơn về công việc, trách nhiệm của những người đại diện cho Chúa để phục vụ và xây dựng đời sống huynh đệ cộng đoàn. Vì thế, con ý thức hơn trong việc lắng nghe và thi hành đức vâng lời trong vui tươi và bình an, đó cũng là cách giúp cho cá nhân con biết tìm kiếm và thực thi ý Chúa trong đời sống mình.

Tóm lại, sự vâng phục rất quan trọng qua đó diễn tả lời mời gọi nên thánh trong đời sống thánh hiến. Để được lớn lên mỗi ngày và đạt đến tự do đích thực trong hành trình ơn gọi, con cần cố gắng mỗi ngày để nhận biết và thi hành ý Chúa qua lời thưa vâng để thiết lập các mối tương quan với Thiên Chúa và chị em một cách tốt đẹp hơn.

Nt. Têrêxa Nhân Ái, OP

Lớp TVT 2022