$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Tiền Vĩnh Thệ

GIAI ĐOẠN THỤ HUẤN, NHỮNG CẢM NGHIỆM…

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 136 | Cật nhập lần cuối: 5/15/2023 8:55:02 AM | RSS

GIAI ĐOẠN THỤ HUẤN, NHỮNG CẢM NGHIỆM…

GIAI ĐOẠN THỤ HUẤN, NHỮNG CẢM NGHIỆM…

Đời sống tu trì trong từng giai đoạn và hoàn cảnh sẽ phải đối diện với những thách đố có thể giống hoặc khác nhau và tùy từng mức độ. Những thách đố đó có thể đến từ đời sống chung, việc học hành, đời sống cầu nguyện, sứ vụ hay việc tuân giữ kỷ luật tu trì. Đó là cơ hội để người tu sĩ trưởng thành hơn trong ơn gọi. Từ kinh nghiệm sống đời tu của mình, con nhận thấy khó khăn từ những vấn đề kể trên đến từ bên ngoài người tu sĩ và có thể vượt qua được bằng những cách thế tương hợp cùng sự trưởng thành từng ngày của bản thân. Tuy nhiên, con lại cảm thấy thách đố lớn nhất mà các thụ huấn sinh phải đối diện, vượt qua để sống ơn gọi cách trung thành trong Hội dòng chính là việc “tự đứng vững trên đôi chân của mình”. Điều này ở sâu bên trong mỗi người.

Con cảm nhận: khi bắt đầu tìm hiểu và sống ơn gọi thánh hiến trong những giai đoạn đầu - Thỉnh viện, Tập viện và Học viện Thánh khoa, thụ huấn sinh được Mẹ Hội dòng sắp xếp để có được môi trường thuận lợi, cơ hội để tập sống ơn gọi theo nhóm của mình hoặc được cộng tác với quý Dì trong cộng đoàn nếu đang thực tập sứ vụ. Điều này tạo cho các thụ huấn sinh niềm vui, sự thoải mái và những nâng đỡ thích đáng từ chị em, cộng đoàn, Hội dòng.

Đến giai đoạn thực tập sứ vụ, khấn sinh thường phải trải qua kinh nghiệm “đứng chính” và “làm một mình”. Việc sắp xếp này là cơ hội để khấn sinh nhận biết những khả năng của cá nhân, điều gì cần củng cố và phát huy hơn nữa. Việc được Hội dòng tin tưởng và trao trách nhiệm như vậy tuy có thể gặp khó khăn, nhưng cũng cho các khấn sinh thấy cần khiêm tốn cộng tác và nhờ đến sự trợ giúp từ cộng đoàn khi mình còn non trẻ, thiếu kiến thức, kinh nghiệm.

Mặt khác, trong giai đoạn này, con cũng đã có kinh nghiệm về việc “tự đứng vững trên đôi chân của mình”. Kinh nghiệm này tách các khấn sinh hoàn toàn ra khỏi môi trường nhóm – lớp như trước đây và mặc nhiên cũng tạo nên một “sự trống trải” nguy hiểm trong tâm hồn. Sự trống trải này trở nên nguy hiểm vì nó có thể khiến cho niềm vui nơi cộng đoàn bị lu mờ, dường như “cái bóng” của công việc, sứ vụ và những nhu cầu cá nhân quá lớn có thể che khuất nhiều yếu tố quan trọng khác; sứ vụ trở nên “nặng nề”, đơn độc và nhất là các giờ Phụng vụ chung mất đi sự sốt sắng… Nếu để sự trống trải này kéo dài mà không được giải quyết cách đúng đắn, đời tu của các thụ huấn sinh sẽ dần tụt dốc và có khi tìm đến việc bù đắp bởi những tương quan thụ tạo giàu cảm xúc nhưng hời hợt, trống rỗng ý nghĩa sống. Những tương quan thụ tạo có thể tạo ra cảm giác “an toàn” nhưng dễ ngộ nhận và không hóa giải được vấn đề.

Để vượt qua thách đố này, những gì mà Hội thánh và Hiến pháp Dòng khuyên dạy sẽ hữu ích cho các thụ huấn sinh: một đời sống cầu nguyện kết hợp mật thiết với Chúa; chia sẻ đời sống chung với cộng đoàn cách cởi mở, chân thành hơn và xin sự trợ giúp của cộng đoàn trong sứ vụ; tìm kiếm những việc hy sinh hãm mình… Mối tương quan mật thiết với Chúa trong thân phận người và để cho Chúa lấp đầy khoảng trống đó, làm lộ ra ý nghĩa của nó. Lúc bấy giờ, con tin; thụ huấn sinh có thể hiểu mình là thụ tạo, cần sống nương nhờ vào Chúa và anh chị em cũng như có thể đứng vững trên đôi chân của mình trong ơn gọi thánh hiến Đa Minh.

Đồng thời, việc kiên trì tuân giữ kỷ luật tu trì cũng góp phần giúp cho các thụ huấn sinh thêm kiên vững trước thách đố trong ơn gọi tu trì. Tuy nhiên, để có thể kiên trì sống kỷ luật đời tu, các thụ huấn sinh cần có được động lực thúc đẩy rõ ràng, trong sáng, không sợ hãi. Đối với con, động lực để kiên trì sống kỷ luật đời tu là lòng mến. Có những kỷ luật, khi được hiểu là lẽ đương nhiên, con thấy không khó để trung thành tuân giữ. Lại cũng có những điều khoản mà phải dùng ý chí và luôn nhắc mình phải ý thức để tuân giữ, con thường được thúc đẩy bởi lòng mến. Con thường tuân giữ kỷ luật đơn giản vì yêu mến ơn gọi của mình; rồi đến mức độ cao hơn: tuân giữ vì yêu mến chị em và Hội dòng; cuối cùng là yêu mến Chúa.

Như những cơn sóng mạnh mẽ giữa đại dương có thể đưa tàu cập bến nhưng cũng có thể nhấn chìm con tàu bởi sức mạnh tiềm ẩn… các thách đố trong đời tu cũng mang trong mình tác động hai chiều như vậy. Điều này buộc chúng ta vượt sóng, theo cách mà Đức Giê-su đã đi trên sóng biển và mời gọi ta đến với Người (x. Mt 14, 22-34).

Nt. Maria Hồng Bích, OP

(TVT, 2022-2023)