$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cộng đoàn
»
»
Văn

NGƯỜI TU SĨ TRONG GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 221 | Cật nhập lần cuối: 7/28/2023 2:42:54 PM | RSS

NGƯỜI TU SĨ TRONG GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

NGƯỜI TU SĨ TRONG GIÁO HỘI HIỆP HÀNH

***Mỗi người trong bậc sống của mình đều được phú ban những đặc sủng riêng phù hợp với bậc sống ấy. Đó là những ân sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho từng người với từng trách nhiệm đi cùng: người giáo sĩ với vai trò đại diện Đức Kitô, người tu sĩ với hành trình là chứng nhân Tin Mừng giữa thế gian này, người giáo dân với sứ vụ làm gương sáng cho những người sống chung quanh và những người mà họ có trách nhiệm.

***Phải chăng đặc sủng Chúa ban cho tôi là của riêng tôi? Không, điều đó hẳn nhiên là không thể. Đặc sủng được ban cho ai thì được hiểu rằng là để người đó phục vụ cộng đoàn, là vì lợi ích chung chứ không phải vì lợi ích cá nhân của riêng ai, vì như trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côrintô có dạy Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung” (1Cr 12,7). Điều này làm con nhớ đến lời mời gọi của Đức Phanxicô trong Gợi ý Tĩnh tâm Mùa Chay 2022 – Giáo hội Hiệp hành: Hiệp thông – Tham gia – Sứ vụ rằng: chúng ta đang hướng tới xây dựng một Giáo hội Hiệp Hành: một Giáo hội cùng nhau cất bước hành trình, trong đó tất cả các thành phần Dân Chúa được mời gọi cùng nhau xây dựng và sống sự hiệp thông trong đức ái, cùng nhau tham gia tích vào mọi sinh hoạt và đời sống Giáo hội, và cùng nhau thực hiện sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô cho toàn thể nhân loại.

***Như vậy là một kitô hữu đang sống trong ơn gọi thánh hiến con có thể góp phần phát triển căn nhà nhân loại nơi con đang sống bằng những công việc cụ thể nào? Con thiết nghĩ con đang được sống trong một Hội dòng với sứ vụ là truyền giáo và giáo dục thì việc tham gia gần gũi và thiết thực nhất là công tác mục vụ giáo dục đức tin cho các em thiếu nhi ở các giáo xứ

***Thế giới hôm nay biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhiều so với quá khứ. Sự phát triển nhanh của khoa học, công kỹ nghệ, dẫn đến những biến đổi về tâm thức hành động của con người, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến với những thanh thiếu niên và trẻ em. Xét về mặt tích cực, thế giới này giúp con người có điều kiện học hỏi, tích lũy kiến thức và trang bị những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên, thế giới này cũng khá cuốn hút, khi các trang mạng truyền thông ngày càng phong phú hấp dẫn đã lôi kéo nhiều người từ trẻ đến già dành hầu hết thời gian để tương tác với thế giới này, và dĩ nhiên, họ không còn thời gian để tương tác liên lạc với những con người bằng xương bằng thịt, mà cụ thể là những người thân trong gia đình ông bà; vợ chồng con cái; anh chị em ít ngồi lại vui đùa nói chuyện hỏi thăm lẫn nhau, hoặc ba mẹ ít dành giờ quan tâm thương yêu dạy dỗ con cái…. Mối bận tâm của họ hiện nay là; thích quan tâm đến đời sống văn hóa, xã hội, chính trị, thương mại, kỹ thuật, công nghệ, hơn là đời sống tôn giáo.

***Có nhiều người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội và trở thành thành phần của Giáo hội, tuy nhiên, họ lại sao nhãng với đời sống Giáo hội. Đối với họ, đời sống cầu nguyện hay việc đến nhà thờ là chuyện rất bình thường không mấy quan trọng, đi cũng được mà không đi cũng chẳng sao, chỉ khi họ cần mà thôi. Họ không chống lại Giáo hội, không chống lại nội dung đức tin Kitô Giáo, nhưng họ dành quá ít thời gian cho cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, tham dự thánh lễ, lãnh nhận các bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, trong khi họ dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động khác.

***Vậy nên, với cách nghĩ cách sống hướng chiều về vật chất đã tác động khá mạnh mẽ nên việc sống và giữ đạo của các em thiếu nhi. Thực trạng hiện nay, tại các giáo xứ ở trong các lớp học giáo lý đều có những em học sinh cá biệt, tự kỷ, tăng động, chậm phát triển, một số em thích trốn lễ vui chơi trong khuôn viên giáo xứ hơn là tham dự thánh lễ, lên lớp ngồi học giáo lý nhưng với sự miễn cưỡng ngồi cho hết giờ….Phải chăng các em này đáng trách, không con nghĩ đáng thương hơn đáng phạt, bởi lẽ rất có thể ngay trong chính gia đình các em không được giáo dục quan tâm, yêu thương và nhắc nhở và chính những người lớn vẫn chưa là gương sáng cho các em noi theo.

***Do đó, đây sẽ là cơ hội lớn để quí cha, quí sơ và các anh chị Giáo lý viên thể hiện tình yêu thương của Thiên Chúa với các em qua việc gặp gỡ riêng tư, lắng nghe, nói chuyện hỏi thăm và đồng hành để hiểu các em là người như thế nào, đang có những khó khăn cản trở gì, suy nghĩ ra sao, mong muốn điều gì và cần gì, để rồi qua đó cộng tác với gia đình cùng nhau tìm ra giải pháp thích hợp cho từng em theo từng hoàn cảnh để các em cũng được hưởng những ơn mà các em đáng được hưởng. Khi xưa Chúa nói với các môn đệ “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng” (Mc 10,14) thì ngày hôm cùng với các tông đồ chúng ta cũng hãy tìm đến và đưa những trẻ em đến với Chúa để các em được Chúa yêu và chính các em cũng cảm nhận được tình yêu Chúa ngang qua những người đang đồng hành giúp đỡ các em.

***Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu xuống thế làm người, Người đã tham dự vào đời sống của một con người để thấu hiểu và đồng cảm với phận người. Vì thế, người tu sĩ, với tư cách là người bước theo sát Đức Kitô, cũng được mời gọi cùng đồng hành với các em thiếu nhi, đối thoại, lắng nghe nhau, đồng thời giúp các em lắng nghe tiếng nói của lương tâm để có thể phân định tìm ra thánh ý Chúa để thực thi trong cuộc sống.

Thật vậy, Giáo hội Hiệp Hành là Giáo hội cùng nhau đi trên một con đường, cho nên để có thể xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội thì không thể là một mà gồm nhiều người cộng tác, như tục ngữ Việt Nam có câu: “Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao.” Nếu mọi người chỉ lo bản thân, chỉ tìm thế đứng riêng mình… thì cộng đồng, dẫu đông người nhưng suy yếu. (Trích lời chủ chăn tháng 3 của Đức cha Gioan Võ Văn Ngân)

***Như vậy, là người tu sĩ Đa Minh Thánh Tâm đang được sống trong một Hội thánh hướng tới một Hội Thánh Hiệp Hành thì chúng ta cũng hãy cùng theo chân các tông đồ xưa cùng nhau ‘hiệp hành’ làm chứng nhân và công bố chứng từ (Cv 2: 14). Qua việc sống linh đạo Đa Minh, nói với Chúa và nói về Chúa, người tu sĩ Đa Minh Thánh Tâm, Hiệp Hành với mọi thành phần dân Chúa trong sứ vụ truyền giáo cho những người ngoài kitô giáo và giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Kitô giáo.

*

Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Mộng Điệp, OP

(Trích NS. Catarina 49 )