$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cộng đoàn
»
»
Văn

Hiện diện và tĩnh lặng

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 62 | Cật nhập lần cuối: 10/24/2023 7:49:03 PM | RSS

Hiện diện và tĩnh lặng

*

Raba Ram Dass một nhà tâm lý học người Mỹ đã nói rằng: “Cuộc sống luôn cần những khoảng lặng để lắng nghe lòng mình, và hiểu những cung bậc của cuộc sống để dẫn ta đến sự tĩnh lặng của tâm hồn”.

Xã hội ngày nay luôn biến động. Song song cùng sự biến động đó là cuộc sống luôn đầy ắp những tiếng ồn. Vì vậy nếu cuộc sống không được gia tăng bằng việc hướng về nội tâm thì chắc chắn phẩm chất và sự triển nở về mặt tinh thần, thiêng liêng, cũng như các mối tương quan không tránh khỏi lệch lạc, bị ảnh hưởng từ những điều tiêu cực và không phải chỉ có con người ngày nay mới rơi vào tình trạng như vậy. Có lẽ con người mọi thời ít nhiều đều bị ảnh hưởng nhưng cũng tùy vào từng mức độ khác nhau. Nhưng nếu không cảnh giác thì ngay cả chúng ta những người sống đời thánh hiến cũng rất dễ đi lạc.

Vậy phải làm thế nào để chúng ta có thể dễ dàng hướng về chiều sâu nội tâm của chính mình? Có lẽ đó là khi tình yêu và mối tương quan giữa chúng ta với Đấng Siêu Việt, với tha nhân và với tạo vật được “lớn lên”. Vậy nên chúng ta cần sống một nhịp của hai thì: vừa phải ra khỏi mình, nhưng lại cần trở về với bản thân, cùng với các mối tương quan cũng sẽ giúp chúng ta lớn lên từng ngày. Như vậy sự tĩnh lặng không có nghĩa là cô lập, cô đơn, chạy trốn hay né tránh... mà là một “hình thức quan tâm” mới, quay về với các mối tương quan giữa những chiều kích khác nhau.

Sự tĩnh lặng giúp chúng ta tự nguyện lùi bước để có thể lớn lên một cách sung mãn. Tĩnh lặng cũng giúp chúng ta thanh luyện con tim, là lúc chúng ta nghỉ ngơi lấy đà vươn lên, tạo nên một khoảng trống trong tâm hồn để rồi sẽ được lấp đầy bằng những giá trị tinh thần có ý nghĩa hơn. Tĩnh lặng giúp chúng ta đối diện với bản thân, gặp được chính mình trong cái rất thật của bản thân và quan trọng hơn qua tĩnh lặng chúng ta thiết lập và làm mới lại các mối quan hệ...Phải! Tĩnh lặng là khởi điểm của các mối tương giao.

Sau những mối bận tâm trong sứ vụ, công việc, học hành, các mối tương quan... chúng ta có thời gian để trở về với lòng mình trong tĩnh lặng qua những lần tĩnh tâm. Đặc biệt hơn qua “cái nóng, cái lạnh, sự đơn độc của sa mạc” đời mình, chúng ta có được lớn lên, được giải thoát hay chúng ta vẫn đi loanh quanh như dân Israel xưa thay vì cần bốn mươi ngày họ phải trải qua bốn mươi năm để đến được đất hứa. Tại sao vậy? có lẽ vì đâu đó vẫn còn những tiếc nuối bám víu vào bản thân, môi trường, quá khứ?.

Vì thế qua sự tĩnh lặng chúng ta có thể sống tròn đầy sự hiện diện của chúng ta trong cuộc sống để tiến đến những mối tương quan đầy yêu thương, giúp chúng ta liên hệ với thế giới xung quanh một cách tròn đầy và ý nghĩa. Đồng thời cũng là chất liệu xây nên những con người hoạt động hữu hiệu và nhiệt thành như những vị Thánh cao cả mà chúng ta đã biết đến.

Thánh nữ Catarina Siena là mẫu gương tuyệt hảo cho việc sống sự hiện diện và tĩnh lặng đối với Chúa, với tha nhân và với vạn vật xung quanh. Thánh nữ đã dùng cả cuộc đời mình để sống trọn vẹn tình yêu đó Thánh nữ đã tạo cho mình một căn phòng nội tâm “thật vững chắc” để từ đó Thánh nhân đã cảm nghiệm sâu sắc về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình và cho toàn thể nhân loại, một tình yêu bền vững mà chỉ có được khi diện đối diện với Thiên Chúa trong tĩnh lặng.

Như mỗi người trong chúng ta ít nhiều cũng đã biết về học thuyết “Cây cầu là chính Đức Kitô” đã được Thánh Catarina Siena đề cập đến trong tập sách “Đối thoại”, một hình ảnh rất cụ thể để con người dễ dàng chiêm ngắm tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại. “Cây cầu được bắc từ trời xuống đất nhờ sự kết hợp mà Chúa Cha đã thực hiện với con người, và Cây cầu này là Con một của Thiên Chúa Cha, Cây cầu được làm từ gỗ của Thánh giá cùng với sự cay đắng lớn lao mà Chúa Kitô phải chịu vì con người”.

Có lẽ mọi người và cả chúng ta nữa sẽ đặt câu hỏi cho nhau rằng: Cây cầu đó được dựng lên từ khi nào? Và trong chương 2 của tập sách “Đối thoại” qua Thánh Catarina Siena, Chúa Cha đã mặc khải cho sự thắc mắc này:

Vì con đường dẫn lên trời đã bị cắt vì tội bất tuân phục của Ađam – Evà, nên con người không có cách nào nâng mình lên cao được, chính vì vậy Thiên Chúa đã sai con một của Ngài đến để chuộc tội cứu nhân loại, chính Thập giá đã giải thoát con người khỏi sự chết, trả lại cho con người sự sống và ân sủng để con người có thể qua đó mà lên trời, và cửa Nước Trời được mở ra bằng chính Máu của con Ngài”.

Chính khi Đức Giêsu chịu treo trên Thập giá, bản tính thần linh của Người không tách rời bản tính nhân loại, hai bản tính kết hợp chặt chẽ với nhau, vì Chúa Giêsu đã nói: “Sau khi được nâng lên khỏi mặt đất, Thầy sẽ kéo mọi sự lên với Thầy” (Ga 12, 32)

Việc diện đối diện với Thiên Chúa trong những giây phút tĩnh lặng, và việc chiêm ngắm Đức Kitô dưới chân Thập giá đã làm cho Thánh Catarina Siena trở nên bậc thầy trong đời sống cầu nguyện gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, đồng thời nhạy cảm hơn với những biến chuyển của thế giới xung quanh.

Ước gì mỗi người sẽ học được phần nào từ đời sống của Thánh Catarina Siena để Chúa đụng chạm và hướng dẫn cuộc đởi của mỗi người theo chân lý của Chúa. Chúng ta hãy buông bỏ để sống trọn vẹn sự hiện diện trước mặt Chúa và tĩnh lặng thật sự trong tâm hồn.

Khi chúng ta chấp nhận ở một mình với Chúa trong suy niệm và cầu nguyện, chúng ta sẽ dần dần khám phá ra sự hiệp thông bao la. Và thay vì rút vào cô đơn thì chúng ta hãy mở ra để được sống trong lòng Chúa, nhờ đó chúng ta cũng có thể sống trong lòng thế giới vì Thiên Chúa là tình yêu tuyệt đối và phổ quát. Vì vậy, nếu chúng ta càng kéo sợi giây cầu nguyện thì chúng ta càng lôi chiếc thuyền của chúng ta tới gần chỗ Chúa đang chờ đợi chúng ta.

Và trong Tông huấn Hãy vui mừng hoan hỷ (số 15) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng: “Chúng ta hãy cho phép mọi sự được mở ra với Thiên Chúa, hãy hướng về Ngài trong mọi hoàn cảnh. Đừng sờn lòng nản chí vì quyền năng Chúa Thánh Thần sẽ giúp bạn”.

Nt. Maria Nguyễn Thị Lệ Ánh, OP

(Trích NS. Catarina 45)