$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Sứ vụ
»

CÓ THỂ TRỘN NƯỚC THƯỜNG VÀO NƯỚC THÁNH KHÔNG?

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 291 | Cật nhập lần cuối: 9/27/2022 8:20:42 PM | RSS

CÓ THỂ TRỘN NƯỚC THƯỜNG

VÀO NƯỚC THÁNH KHÔNG?

Lm. Brian Mullady, OP

Chúng ta có được phép trộn nước thường vào Nước Thánh (nước đã được làm phép) để có thêm lượng Nước Thánh cho việc sử dụng cá nhân không?

Để có được câu trả lời cho thắc mắc này, trước hết, chúng ta cần hiểu Nước Thánh là gì, và việc sử dụng Nước Thánh có ý nghĩa gì.

Nước Thánh là một dấu chỉ bên ngoài đến từ phép Rửa, và do đó là một hình thức làm mới lại phép Rửa. Nước Thánh mang ý nghĩa hoàn hảo cho việc đền tội và thanh tẩy khi người Công giáo hiểu về Bí tích Rửa tội.

Việc sử dụng Nước Thánh đã bắt đầu từ thời Giáo hội sơ khai, nhưng việc sử dụng này được mô tả khá muộn. Sách Quy chế Tông Đồ được viết vào năm 400 nói rằng Thánh Matthêu tông đồ đã nhận được mệnh lệnh để sử dụng Nước Thánh. Mặc dù điều này dựa trên một ngụy thư, nhưng cũng chứng minh cho việc sử dụng Nước Thánh trong Giáo hội. Tuy nhiên, lịch sử về việc ai có thể làm phép nước ngoài nghi thức Rửa tội thì không rõ ràng ở cả Đông phương và Tây phương.

Giống như ngày nay, Nước Thánh cũng được dự trữ ở lối vào Nhà thờ, và được rảy trên tín hữu. Thậm chí, đôi khi người ta uống Nước Thánh vì cho là có sức mạnh kỳ diệu, giống như trường hợp Nước Đức Mẹ Lộ Đức. Vào thời Đức Giáo Hoàng Lêô IV, phong tục làm phép và rảy Nước Thánh trước Thánh lễ Chủ nhật rất thịnh hành. Đức Tổng giám mục Hincmar của Rheims, Pháp (806–882) đưa ra những chỉ dẫn như sau:

Mỗi Chủ nhật, trước khi cử hành Thánh lễ, linh mục sẽ làm phép nước trong nhà thờ của mình, và vì mục đích thánh thiện này, ngài sẽ sử dụng một chiếc bình sạch và xứng hợp. Giáo dân khi bước vào nhà thờ phải được rảy nước thánh. Ngoài ra, nếu ai muốn, có thể đựng nước thánh trong bình sạch để mang về rảy trên nhà cửa, ruộng vườn, gia súc và trên cả thức ăn để nuôi gia súc" (PL CXV, mục 679).

Mặc dù trong lịch sử 1000 năm qua, đã có những thay đổi về thời gian, địa điểm và phong tục làm phép nước, nhưng việc rảy Nước Thánh vẫn được tiếp tục thực hành. Trở lại với câu hỏi: Có được phép trộn nước thường vào Nước Thánh không, thì câu trả lời sẽ là:

Nước sạch được thêm vào Nước Thánh sẽ được mang bản chất của Nước Thánh. Nhưng có một số hạn chế được khuyến nghị cho việc này, có thể tóm tắt như sau: “Theo phong tục phổ biến, dù không phải là sự giảng dạy chính thức, miễn là lượng nước được thêm vào không vượt quá một nửa lượng Nước Thánh có sẵn thì tất cả nước trong vật chứa được coi là Nước Thánh”.

Điều này có nghĩa là, nếu thêm một chút Nước Thánh vào một bình nước thường, không làm cho bình nước thường trở thành bình Nước Thánh. Nước Thánh sẽ cần nhiều hơn 50% lượng nước thường được trộn vào.

Tóm lại, nên lưu ý rằng, trên thực tế, vì không mất nhiều thời gian để linh mục hoặc phó tế làm phép nước, do đó, việc thêm nước thường vào Nước Thánh chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết.

***

[1] Linh mục Brian T. Mullady, OP thuộc Dòng Đa Minh, đã từng là cha xứ, phụ trách giảng tĩnh tâm, sứ vụ giảng thuyết, và giáo sư đại học. Cha có 7 loạt bài trên Mạng lưới Truyền hình Lời hằng sống (EWTN), đồng thời là tác giả của hai cuốn sách và nhiều bài báo, bao gồm chuyên mục “Giải đáp thắc mắc” trên tạp chí Homiletic & Pastoral Review (HPR), Hoa Kỳ.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

Chuyển ngữ từ: hprweb.com (27. 5. 2022)