$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cầu nguyện
»

ƠN GỌI CỦA MARIA MADALENA - Maria, hãy cho chúng tôi biết, cô đã thấy gì!

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 160 | Cật nhập lần cuối: 4/8/2023 4:22:15 PM | RSS

ƠN GỌI CỦA MARIA MADALENA

Maria, hãy cho chúng tôi biết, cô đã thấy gì!

“Maria, hãy cho chúng tôi biết, trên đường cô đã thấy gì?

Tôi đã nhìn thấy ngôi mộ của Chúa Kitô đang sống, và vinh quang của Đấng phục sinh. Tôi đã thấy các Thiên thần, tôi đã thấy tấm vải liệm. Chúa Kitô đã sống lại, niềm hy vọng của tôi!” (Ca Tiếp liên Lễ Phục sinh).

1 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, 12 thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân.

13 Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc ?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” 14 Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su.

15 Đức Giê-su nói với bà: “Này bà, sao bà khóc ? Bà tìm ai ?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.”

16 Đức Giê-su gọi bà: “Ma-ri-a!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: “Ráp-bu-ni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’).

17 Đức Giê-su bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.”

18 Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.

(Gioan 20, 11-18)

Tôi nghĩ rằng một trong những nhân vật vĩ đại trong Kinh Thánh Tân Ước được đặt trên “chân đèn của căn nhà chúng ta” (Mt 5, 15) là Maria Madalena, người phụ nữ của buổi bình minh, sứ giả đầu tiên của Chúa Phục Sinh. Bà là hình ảnh của Hiền thê Giáo Hội say mê tìm kiếm Chúa của mình. Maria Madalena vì thế được liên kết mật thiết với sự kiện đặc biệt là nguồn gốc và trung tâm của đức tin chúng ta: đại lễ Phục sinh.

Trên thực tế, lễ Phục sinh đối với các Ki-tô hữu là nguồn gốc của chúng ta. Đó là sự ra đời của chúng ta. Với lễ Phục sinh, tất cả nỗi sợ hãi của chúng ta đã tan biến và tất cả những mong muốn của chúng ta được thực hiện! Bất cứ ai hân hoan chào đón “lời loan báo Phục Sinh” đều không thể thờ ơ với tiếng hoan ca EXULTET, vang lên (trong thinh lặng của một cộng đoàn đầy nghi ngờ) để mời gọi trời đất vui mừng trong TIN MỪNG VĨ ĐẠI về cuộc khải hoàn của Chúa Kitô. Lễ Phục sinh là chiến thắng bất ngờ của Sự Sống mang đến cho cuộc sống một niềm Hy vọng đặc biệt; đó là Sao mai soi sáng đêm tối và mở đường cho kinh tuyến Mặt trời; đó là sự bùng nổ của mùa Xuân mở đầu cho kỷ nguyên của Cái Đẹp, mùa của muôn màu , của tiếng hát và hoa lá… Ki-tô hữu của sự Phục sinh là sứ giả của một niềm hạnh phúc dễ lây lan, một loại dầu thơm có khả năng hồi sinh những trái tim đang hấp hối!

Maria, Người Thức Dậy Sớm!

Nhân chứng đầu tiên của biến cố Chúa Phục Sinh là cô Maria Mađalêna (Ga 20, 11-18). Niềm say mê của cô dành cho Thầy đã khiến trái tim cô thao thức trong đêm “Vượt qua” : “Tôi ngủ, nhưng lòng tôi thức” (Dc 5,2). Và vì tình yêu khiến cô dậy sớm, nên Người Yêu đã hiện ra trước tiên với cô.

Chúng ta sẽ hỏi chính cô ấy: Hãy cho chúng tôi biết, Maria, cô đã thấy gì? (Ca Tiếp liên Chúa Nhật Phục Sinh). Vâng, hãy hỏi các nhân chứng, những người đã nhìn thấy. Thật không may, ngày nay xã hội của chúng ta, thấm nhuần một nền văn hóa nghi ngờ và vi phạm, bị cuốn theo cơn ngứa ngáy của họ đối với “những điều mới lạ” để thỏa mãn những ham muốn của bản thân, bao quanh mình là những bậc thầy về truyện ngụ ngôn (2 Tm 4,1-5). Đức Phaolô VI đã nói “thế gian thích nghe các chứng nhân hơn là các Thầy dạy,” điều này ngày nay cũng như thời bấy giờ đều đúng. Nhưng ngày nay, đôi khi chúng ta nói rằng hãy cảnh giác những người “thấy” với con mắt có khả năng nhìn thấu những điều vô hình (Dt 11, 27), những nhân chứng này rất thường bị phỉ báng, bị gán cho là “những người nhìn xa trông rộng” và bị la ó; trong khi những người “không thấy” và do đó phủ nhận thực tại tâm linh, “vô hình” trước sự thiển cận của các “bậc thầy” mới đang thịnh hành, lại được coi là “được khai sáng” và được đông đảo khán giả tán thưởng.

Hãy cho chúng tôi biết, Maria, cô đã thấy gì! Đó là khát vọng của trái tim tìm kiếm sự thật, không chiều theo mốt hiện tại, không hài lòng với những câu chuyện (sai) với nhiều cách kể mà lại đi uống từ nguồn nước trong lành, để nghe tường thuật từ đôi môi bừng cháy đam mê của những nhân chứng đã nhìn thấy Người. Và Maria Madalena (tất cả các sách Phúc âm đều đồng ý với điều này!) là nhân chứng trực tiếp, là người phụ nữ đầu tiên, “tông đồ của các tông đồ”, như cách gọi của các Giáo phụ cổ đại của Giáo hội.

Maria, người yêu!

Nhưng, chúng ta như những đứa trẻ từ một xã hội “ngờ vực”, cần một lời giới thiệu về nhân chứng đặc ân này. Chẳng phải Maria Mađalêna là “người đàn bà tội lỗi” được nói đến trong Luca 7:36-50 và Gioan 8:1-11 sao? Thật vậy, chúng ta đã gặp một số người với tên “Maria” trong đoàn phụ nữ đi theo Chúa Giêsu: ngoài bà Maria là Mẹ Chúa Giêsu, chúng ta còn có cô Maria ở Bêtania, bà Maria vợ của Clopas, bà Maria mẹ của Giacôbê hậu và tất nhiên là cô Maria Madalena của chúng ta. Cô Maria này đến từ Magdala, một quần thể ven sông trên Hồ Tiberiade. Do đó cô có tên Madalena. Cô là người chịu nhiều đau khổ, nhưng khi được giải thoát khỏi “bảy quỷ” (Lc 8,2), cô đã theo Chúa Giêsu từ Galilê, ngay từ những ngày đầu tiên.

Tính cách đặc trưng của Maria Madalena là gì? Đó là một tình yêu tuyệt vời! Cô là người phụ nữ say đắm Chúa Giê-su, không chấp nhận viễn cảnh mất Người và ôm lấy thân xác trơ xương ấy đến giây phút cuối cùng, để có thể chạm vào “người tôi yêu” (Dc. 3, 1-4).

Đúng vậy, Maria Madalena là “Người Yêu” vĩ đại của Chúa Giê-su, nhưng không phải theo nghĩa xác thịt. Nếu “người môn đệ được yêu mến” (có lẽ là tông đồ Gioan, theo truyền thống, mặc dù danh tính này không bao giờ xuất hiện trong Phúc âm của ông!) là nguyên mẫu của người môn đệ nam, thì Maria Madalena, theo một cách nào đó, là nguyên mẫu của người nữ môn đệ của Chúa Giê-su ( mà không làm lu mờ hình ảnh của Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu!). Maria Madalena là “nữ môn đệ được ưu tiên” và là “nữ tông đồ” đầu tiên của Chúa Ki-tô Phục sinh. Cô ấy (hai lần được gọi bằng tên chung là “người phụ nữ”) đại diện cho nhân loại mới, đau khổ và được cứu chuộc, Eva được hoán cải bởi Tình yêu của Phu quân, từng lạc lối trong Vườn Địa đàng, nhưng giờ đã được tìm lại trong Khu Vườn mới này (John 19,41) nơi Người Yêu của cô đã đến (Diễm Ca 5,1).

Hãy cho chúng tôi biết, Maria, những gì cô đã thấy! Hãy kể cho chúng tôi một cách say mê. Hãy để chúng tôi chiêm ngưỡng trong đôi mắt của bạn những gì trái tim bạn nhìn thấy! Ơn gọi của một tông đồ thì không đáng giá nếu chưa sống với đam mê của mình!

“Ở lại” và “khóc”

Ơn gọi của Maria Madalena sôi động với tình yêu và cả niềm tin. Niềm tin và tình yêu đều cần thiết: niềm tin cho đôi chân để bước đi, tình yêu cho đôi cánh để bay. Niềm tin không có tình yêu không có rủi ro, nhưng tình yêu không có niềm tin có thể lạc lối ở nhiều ngã rẽ.

Và niềm hy vọng là con của cả hai. Chính tình yêu và đức tin đã đưa Maria Madalena đến gần ngôi mộ, khóc và hy vọng, mặc dù cô không biết rõ để làm gì. Trái ngược với hai tông đồ, Phêrô (nhân vật của đức tin) và Gioan (nhân vật của tình yêu), là những người tránh xa ngôi Mộ.

Người phụ nữ Maria Madalena, người phối hợp cả hai điều: “ở lại” và “khóc”. Cô “Ở lại” là từ niềm tin, cô “khóc” là do tình yêu. Cô ấy “ở lại” vì đức tin của cô kiên trì tìm kiếm, cô không mất hy vọng khi không đạt được thành công, cô ấy đặt câu hỏi ( với các thiên thần và người làm vườn), giống như Người Yêu trong Sách Diễm ca. Cô hy vọng chống lại tất cả mọi niềm hy vọng! Cho đến khi tìm thấy Người Yêu của mình, tình yêu khiến cô quỳ sụp dưới chân Người, ôm lấy chân Người trong nỗ lực không bao giờ để Người rời xa nữa (Diễm ca 3, 1-4).

Trái lại, ngày nay chúng ta, những tông đồ và bạn hữu của Chúa Giêsu, dễ dàng đầu hàng trước “ngôi mộ”. Chúng ta chạy trốn khỏi nó! Chúng ta thiếu niềm tin để hy vọng rằng trong hoàn cảnh chết chóc, trống rỗng, thất bại, cuộc sống có thể bắt đầu lại. Chúng ta không còn niềm tin vào “phép màu”. Chúng ta không còn chỗ để hy vọng về một Thiên Chúa có khả năng cho “kẻ chết sống lại”. Chúng ta vội vàng đóng những “ngôi mộ” đó bằng “tảng đá lớn” (Mc, 16,4) về sự hoài nghi của chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta trở thành một cuộc đấu tranh “tuyệt vọng” chống lại cái chết. Cuối cùng, chúng ta cống hiến hết mình cho “công việc đầy lòng trắc ẩn” là “chôn cất người chết” quên mất rằng chúng ta được sai đến để “hồi sinh” họ (Mt 10, 8). Nếu không loại bỏ tảng đá của sự hoài nghi của chúng ta để đối đầu và chiến thắng một kẻ thù khủng khiếp như vậy, chúng ta sẽ không nhìn thấy Vinh quang của Thiên Chúa: “Tôi đã không nói với bạn rằng nếu bạn tin, bạn sẽ thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” (Gioan 11, 40).

Ngày nay chúng ta cũng khó “khóc”, chắc chắn là vì chúng ta yêu ít. Đức Giáo hoàng Gioan Phao-lô II đã nói: “Khóc là gen của nữ tính. Cô ấy có yêu nhiều hơn không?” “Vì của cải anh ở đâu thì lòng anh ở đó” (Mt 6:21). Trái tim của Madalena ở trong khu vườn đó, và đó là lý do tại sao cô ấy khóc. Chúng ta dễ dàng quên đi “cái chết”. Mải lo “quá nhiều việc” phải làm, đâu có còn thì giờ “ở lại” và “khóc” với những người cùng khổ! Nếu lời cầu nguyện của chúng ta không biết đến những khoảnh khắc “ những tiếng kêu than lớn cùng với nước mắt” (Dt 5:7), chúng ta nên tự hỏi mình xem chúng ta có đang bị sự thờ ơ ăn mòn hay không. Từng chút một, trái tim của chúng ta sẽ teo đi, trở nên xa lạ với hoạt động, không còn khả năng “thấu cảm”.

Sự táo bạo để “ở lại” để “khóc” không phải là vô ích. Nước mắt của Maria kêu gọi các thiên thần. Họ không mang “xác” về như cô yêu cầu mà ngược lại, họ thông báo với cô rằng “Người mà lòng cô yêu mến” còn sống! Nhưng trái tim này cần được “thấy” và “chạm” vào Người Yêu của mình. Và cuối cùng, Chúa Giêsu đã đầu hàng trước sự nài nỉ của trái tim cô. Người đã đi tìm Maria Madalena. Khi Người gọi cô bằng tên: “Mariam,” thì đó là lúc trái tim cô ấy rung lên vì xúc động, nhận ra giọng nói của Thầy. Được gọi bằng tên mình: đó là ước muốn sâu xa nhất mà chúng ta mang trong mình. Chỉ khi đó “con người” mới đạt đến sự viên mãn của bản thân mình và ý thức được căn tính của mình. Cho đến lúc đó con người sẽ cảm thấy theo cách của mình! Chỉ khi đó họ mới có thể nói lên bằng ngọn lửa của một trái tim say mê: Tôi đã thấy Chúa!” Và vào ngày đó, giống như cô Maria, chúng ta sẽ trở thành những nhân chứng đầu tiên: “Điều đã có từ thuở ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và chính tay chúng tôi đã chạm đến… ..chúng tôi đã nhìn thấy và đang đưa ra lời chứng của mình!” (1Gioan 1, 1-4).

Manuel João Pereira Correia mccj

Trích từ Comboni2000

Lễ Phục sinh 2023

Nt. Maria Trần Thị Sâm, OP

Chuyển ngữ