$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cầu nguyện
»

Chúa Nhật tuần XXV Thường Niên A

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 74 | Cật nhập lần cuối: 9/29/2023 9:08:40 PM | RSS

Chúa Nhật tuần XXV Thường Niên A

CÔNG BẰNG HAY LÒNG THƯƠNG XÓT

Chúa Nhật XXV Thường Niên, năm A

Mt 20, 1-16a

1. TIN MỪNG: Mt 20, 1-16a

1 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. 2 Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. 3 “Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, 4 ông bảo họ rằng: ‘Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng’. 5 Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy. 6 “Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: ‘Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?’ 7 Họ thưa rằng: ‘Vì không có ai thuê chúng tôi’. Ông bảo họ rằng: ‘Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta’.

8 “Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: ‘Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết’. 9 Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng. 10 Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. 11 Đang khi lãnh tiền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: 12 ‘Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?’ 13 Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: ‘Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao? 14 Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, 15 nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?’

16 “Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết”.

2. SUY NIỆM: CÔNG BẰNG HAY LÒNG THƯƠNG XÓT

Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (c. 15)

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ về vương quốc Nước Trời. Trong vương quốc ấy, những tư tưởng suy nghĩ của con người không phải là thang giá trị đo lường. Sự công bằng của nước trời không còn là sự ngã giá sòng phẳng giữa hai bên nhưng là tình thương, lòng tốt bụng của Thiên Chúa.

Nhìn lại câu chuyện dụ ngôn, chúng ta thấy có sự thỏa thuận giữa những người làm thuê và ông chủ. Xét theo khách quan, sự thỏa thuận này vốn đã được bao phủ bởi lòng xót thương của ông chủ dành cho những người thợ của mình. Ông chủ trả cho họ số tiền công một quan tiền cho một ngày – đây cũng là mức tiền công của một người lính hoặc một người lao động vào thời đó - mức lương cần thiết cho một ngày sống. Có lẽ chỉ cần “làm thợ thì đáng được trả công.”

- Liệu có bao nhiêu ông chủ bà chủ sẽ thuê một nhân công mà mình không biết về trình độ, khả năng, năng suất và lợi nhuận có thể đem lại cho mình với một khoản lương lý tưởng?

- Chúng ta cũng được Chúa mời gọi vào làm vườn nho của Chúa mà không phải qua bất cứ một cuộc sát hạch nào, không qua một cuộc kiểm tra trình độ, bằng cấp hay khả năng tài trí gì. Chúng ta đã làm được gì Giáo Hội để Chúa ban ơn cứu độ cho chúng ta?

Câu chuyện được tiếp tục với những lần gọi thợ vào những giờ khác nhau trong cùng một ngày, khởi đầu từ sáng sớm kết thúc vào giờ cuối ngày. Trong những giờ tiếp theo, thỏa thuận lương không còn được nhắc đến! Giao kèo, thỏa thuận “tiền trao cháo múc” dần dần biến mất, thay vào đó là lòng thương xót. Lòng xót thương của ông chủ dành cho các nhân công của mình được ban phát từ người đến làm vào giờ đầu đến người đến cuối cùng.

- Trong khi ông chủ tỏ lòng xót thương cho những người thợ làm công thì những người thợ làm công suy nghĩ gì? Sự công bằng họ đáng được hưởng?

- Lòng thương xót phủ lấp trên chúng ta từ lúc khởi đầu cho đến hết đời. Chúng ta có nhận ra và luôn ghi nhớ?

Trong dụ ngôn, những người thợ làm vườn đóng một vai trò hoàn toàn bị động cho đến cuối câu chuyện, “Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: ‘Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt’" (c.11). Những nhân công trong câu chuyện lên tiếng không phải để cảm ơn lòng thương xót của người chủ dành cho họ, nhưng là sự trách móc, cảm thấy bị đối xử không công bằng! Họ đề cập đến cái gọi là “ngang hàng”, quyền lợi hơn người. Họ tự nghĩ họ có một vị thế cao hơn so với người khác, ít là trong việc làm công, dựa vào năng suất lao động mà họ đã bỏ ra!

Câu trả lời của ông chủ giải đáp thắc mắc và nhắc nhở nếu họ muốn cái gọi là công bằng, sòng phẳng: "Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi”. (c. 13-14). Ông chủ đã nhún nhường gọi họ là “bạn,” cho họ cái họ muốn là “sự ngang hàng” đã thỏa thuận! Phải chăng họ đã quên sự xót thương mà họ đã nhận lãnh ngay từ lúc mới vào vườn? Có lẽ họ là người hiểu rõ nhất sự khốn khó của một người thất nghiệp để mà cảm thông và chia sẻ với người. Điều gì đã làm cho trái tim rung cảm của họ bị khô cứng trước người thiếu may mắn hơn Vì công việc nặng nhọc và nắng thiêu đốt? Họ ganh tỵ với người đến sau? họ khó chịu vì lòng tốt của ông chủ? Họ mong chờ ông chủ trả nhiều hơn những gì đã thỏa thuận thì mới gọi là công bằng? Không phải là tình cờ mà ông chủ gọi người làm sau tới trả trước! Có lẽ ông chủ muốn các người thợ của mình học được lòng xót thương cho đồng nghiệp của mình. Có lẽ ông muốn dạy họ về thế nào gọi là công bằng thực sự giữa người với người.

Đức Cố Giáo Hoàng Biển Đức giải thích trong tương quan với bác ái, công bằng: “là điều buộc tôi phải trao trả cho kẻ khác điều “thuộc về họ”; điều thuộc về họ căn cứ vào hữu thể và hoạt động của họ” (Bác ái trong chân lý, 6). Công bằng ở đây chính là lương sống của một ngày, là sự bình đẳng trong phẩm giá con người. Đó là thực tại của vương quốc nước trời, là công bằng mà mỗi công dân nước trời cần phải thực thi.

- Chúng ta có dám sống sự đòi hỏi công bằng thật sự, với mình và với người? Đâu là những mệt nhọc vất vả và nắng gắt hong khô trái tim yêu thương và biến nó thành hoang mạc?

Đây chính là sự khác biệt giữa suy nghĩ của con người và Thiên Chúa như lời tiên tri Isaia nhắc nhở trong bài đọc một: “Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta” (55, 8). Để học được đường lối và tư tưởng của Thiên Chúa, chúng ta phải học, phải sống cùng và sống trong Đức Kitô như lời thánh Phao lô nhắc nhở trong thư gởi các tín hữu Philipphê (1, 21).

Lạy Chúa, xin cho công bình và bác ái của Chúa được tỏa sáng trên trần gian. Xin dạy chúng con biết sống công bằng bác ái thật để chúng con làm chứng cho vương quốc nước trời trên trần gian này. Xin cho chúng con biết sống và làm chứng cho tin mừng của Đức Giêsu qua lối sống tử tế, tri ân, và giàu lòng xót thương.

Nt. Anna Nguyễn Thị Kim Anh, O.P