$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cầu nguyện
»

Ngày 30 tháng 9 - THÁNH GIÊRÔNIMÔ

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 205 | Cật nhập lần cuối: 8/28/2023 8:04:58 AM | RSS

Ngày 30 tháng 9

THÁNH GIÊRÔNIMÔ

Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh

(347- 420)

*

Ngày 30 tháng 9 - THÁNH GIÊRÔNIMÔ

**Từ một người say mê văn chương ngoại giáo, Thiên Chúa đã đã biến đổi Giêrônimô và dùng chính tài năng của thánh nhân để thực hiện những điều kỳ diệu, nhất là trong lãnh vực dịch thuật và nghiên cứu Thánh Kinh, mang lại nhiều lợi ích cho Hội Thánh.

**Giêrônimô sinh vào khoảng năm 347 tại Dalmatia trong một gia đình giàu có. Theo thông lệ dành cho giới thượng lưu thời đó, ngay từ nhỏ, cậu đã được giáo dục đầy đủ về văn chương, Lớn lên cậu du học ở Roma và học chuyên về bộ môn lịch sử và triết lý. Vì thế, Giêrônimô rất say mê các tác phẩm cổ, mà sau này cậu coi chúng như một thứ cám dỗ. Năm 366 cậu gia nhập đạo tại Roma và được chính Đức Giáo Hoàng Liberrio rửa tội cho.

**Truyện kể rằng, trong một bức thư gửi cho người bạn, Giêrônimô có kể lại một giấc mơ khi nằm tại bệnh viện Antiôkia. Trong giấc mơ, Giêrônimô thấy mình phải đến trước vị quan án. Giêrônimô tự xưng mình là Kitô hữu, nhưng quan án trả lời:

**– Ngươi không phải là Kitô hữu. Ngươi là đồ đệ Cicêrô.

**Giêrônimô hiểu ra là ý Chúa muốn trách mình quá say mê Cicêrô, vốn là một nhà văn và một nhà hùng biện ngoại giáo rất nổi tiếng ở Roma, nên đã quyết tâm từ bỏ các tác phẩm trần tục này.

**Năm 382 Giêrônimô được lãnh nhận chức linh mục. Đức giám mục Paulinô mời cha Giêrônimô cùng đi Roma để tham dự công đồng. Với sự thánh thiện và trí thông minh sắc bén, cha Giêrônimô đã được tín nhiệm trao nhiều trọng trách. Đức Đamasô đã trao cho cha trách nhiệm nghiên cứu và phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng La Tinh.

**Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và dịch thuật, cha Giêrônimô đã trở lại xứ Palestine, sống âm thầm trong một tu viện ở Belem để chuyên tâm làm việc. Bản Thánh Kinh phổ thông (Vulgata) bằng tiếng La Tinh mà cha Giêrônimô dich thuật, sau này được Công Đồng Triđentinô tu sửa lại, và đến nay vẫn luôn được coi là bản văn chính thức của Giáo hội Công giáo.

**Nhờ bản dịch của Giêrônimô, nhiều người đã có thể tiếp cận và hiểu được Kinh Thánh. Ngoài ra, ngài còn viết rất nhiều tác phẩm để giải thích về đức tin Công giáo.

**Nhắc đến sự nghiệp dịch thuật Kinh Thánh quan trọng của ngài, cha Lagrange, vị sáng lập trường Thánh Kinh Giêrusalem phải thốt lên rằng “Đó là một trong những sự nghiệp đáng thán phục nhất của trí óc nhân loại”.

**Cha Giêrônimô qua đời ngày 30 tháng 9 năm 420. Đức Bônifaciô VIII đã tuyên phong ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 20 tháng 9 năm 1295.

**Noi gương cha Giêrônimô, chúng ta chuyên chăm tìm hiểu và nghiền ngẫm Kinh Thánh và để Lời Chúa là ngọn hải đăng hướng dẫn và soi rọi lối bước đời sống của chúng ta mỗi ngày.

Nt. Maria Kim Phúc tóm lược