$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cầu nguyện
»

Ngày 24 tháng 11 CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 204 | Cật nhập lần cuối: 10/2/2023 4:57:01 PM | RSS

Ngày 24 tháng 11

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Ngày 24 tháng 11  CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Đức Giêsu tiên báo những cuộc bách hại cho các Tông Đồ và những ai theo chân các Ngài: “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ, và anh em sẽ bị điệu ra trước vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại” (Mt 10, 17-18). Lời tiên báo này đã ứng nghiệm nơi những chứng nhân tử đạo tại Giáo Hội Việt Nam.

Theo sử liệu, đạo Chúa được truyền giảng tại Việt Nam vào thế kỷ XVI. Có khoảng 130.000 Kitô hữu bị giết vì đạo; trong đó có 117 vị được tôn phong Hiển thánh gồm: 8 vị Giám Mục, 50 Linh mục, 59 giáo dân, trong số đó có một phụ nữ, Thánh Agnès Lê Thị Thành, do Đức Gioan Phaolô II vào ngày 19/ 6/ 1988. Còn một trong những vị tử đạo tiên khởi, Anrê Phú Yên, được phong Chân phước ngày 5/ 3/ 2000.

Trong sắc phong chân phước cho 64 anh hùng tử đạo Việt Nam ngày 27-5-1900 Chính Đức Leo XIII đã nói về các Ngài với với lòng khâm phục như sau: "Đây là những chiến sĩ trung liệt và kiên cường không kém gì những chiến sĩ ngày xưa vào những thế kỷ khai nguyên của Giáo Hội Chúa Kitô".

Giáo Hội Việt Nam đã bị bách hại suốt ba thế kỷ. Hàng ngàn giáo dân tử đạo, hàng trăm người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc. Thánh Vinh Sơn Liêm, dòng Đaminh là người Việt tử đạo đầu tiên năm 1733. Theo sau đó là từng lớp lớp các anh hùng đã kiên cường đổ máu trên pháp trường, can đảm đón nhận đòn roi và những khổ hình tù ngục để tuyên xưng và giữ vững đức tin. Như Linh mục Anrê Dũng Lạc, đã anh dũng chịu trảm quyết tại Hà Nội ngày 21/ 12/ 1839. Bà Anê Lê Thị Thành chịu quan quân tra tấn nhục hình, đánh đòn đến tan nát thân mình, thậm chí họ còn thả rắn độc vào hai ống quần của bà, dầu vậy cũng không thể lung lạc niềm tin son sắt của người phụ nữ trung kiên này.

Không chỉ can trường khi bảo vệ đức tin, mạnh mẽ làm chứng cho Đức Kitô, và lòng kính yêu Đức Mẹ, chân dung của các vị tử đạo Việt Nam còn nổi bật ở lòng thương người, sự bao dung, thân ái với mọi người, mặn nồng tình nghĩa gia đình, tôn trọng vua quan và hết lòng yêu mến quê hương.

Các vị thừa sai sống sát tinh thần nghèo khó, gần gũi với dân nghèo, hội nhập văn hóa, ngôn ngữ trong tinh thần vui tươi “những thiếu thốn, cực nhọc đủ thứ đến với chung tôi, nhưng tôi dám khẳng định rằng: tôi được hạnh phúc trong túp lều tranh của tôi hơn vua nước Pháp sống trong hoàng cung của ngài.” (Thừa sai Gagelin Kính).

Khi bị bắt, các vị tử đạo không khỏi bùi ngùi, quyến luyến gia đình, nhưng với lòng tín thác vào Chúa, khuyên những người thân vui lòng cho mình chịu tử đạo. Làm sao có thể quên hình ảnh linh mục Triệu vì thương mẹ già, đã ở lại Huế 3 tháng dựng nhà cho mẹ, vì thế mới bị bắt; Ông đội Trung, có con gái đến chăm sóc, nhưng ông bắt con về để kịp học giáo lý với bạn bè; Ông trùm Phụng đeo ảnh Thánh Giá cho con mình tại pháp trường: “Con hãy nhận lấy kỷ vật của ba. Đây là ảnh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Con hãy mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé!”

Vào giây phút bị hành hình, các vị tử đạo vẫn ca hát, cầu nguyện với Đức Mẹ: “Lạy Mẹ Vô Nhiễm, khi đầu con rơi xuống lưỡi gươm của lý hình, xin nhận lấy tôi tớ nhỏ bé, như trái nho chín được hái, như bông hoa nở rộ được ngắt về dâng kính trên bàn thờ.”(Đức Cha Theurel Chiêu).

“Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. Trải qua hơn 3 thế kỷ bị bách hại, dải đất hình chữ S đã thấm đẫm dòng máu kiên trung của các vị tử đạo, để từ đó, những hạt giống đức tin đã được phát triển trong ân sủng, và trổ sinh hoa trái dồi dào cho Giáo hội, đặc biệt là Giáo hội Việt Nam. Xin Chúa nhận lời các thánh tử đạo Việt Nam chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại, luôn trung thành với đức tin và can đảm làm chứng cho Chúa ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng con. Amen.

Nữ tu Cecilia Phạm Trang, OP tóm lược