$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cầu nguyện
»

Ngày 12 tháng 11 - THÁNH JOSAPHAT - Giám mục, tử đạo

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 189 | Cật nhập lần cuối: 10/2/2023 4:48:36 PM | RSS

Ngày 12 tháng 11

THÁNH JOSAPHAT

Giám mục, tử đạo

Ngày 12 tháng 11 - THÁNH JOSAPHAT - Giám mục, tử đạo

Thánh Josaphat tên thật là Jean Kuncewycz, sinh tại Vladimir, nước Ucraina khoảng năm 1580 trong một gia đình quí tộc theo Chính thống giáo. Dù cha mẹ rất muốn con trai mình kết hôn, nhưng cậu luôn khát khao và cương quyết muốn hiến dâng cuộc đời cho Chúa trong ơn gọi tu trì. Do đó, vào năm 20 tuổi, Jean Kuncewycz gia nhập đan viện thánh Basiliô ở Vilna, và đổi tên là Josaphat.

Trong thời gian này, có bè rối nổi lên chống Giáo Hội, vị bề trên đan viện cũng theo bè rối và buộc thầy phải đi theo lạc giáo. Thầy Josaphat rất phân vân, nhưng được soi dẫn của ơn thánh qua cầu nguyện, thầy dứt khoát chọn lựa trung thành với Giáo Hội. Sau khi vị bề trên theo bè rối bị trục xuất, năm 1614, thầy được chọn làm Bề trên đan viện. Thầy tận tụy đào luyện các tu sĩ, sống đời khó nghèo và cầu nguyện. Hai năm sau đó, thầy được lãnh chức linh mục. Với sự nhiệt tâm, ngày đêm cha hăng hái dấn thân cho việc củng cố sự hiệp nhất trong nội bộ đan viện và kêu gọi những người ly khai trở về hiệp nhất với Giáo Hội mẹ. Ngoài ra, cha cũng hết lòng chăm lo cho những người nghèo khổ có của ăn và nơi nương thân, nên người ta thường gọi ngài là "Cha của những người khốn khổ".

Danh tiếng của Linh mục Josaphat ngày càng lan rộng. Nên, vào năm 1617, ngài được Đức giáo hoàng tấn phong Giám mục phụ tá tổng Giám mục thành Polotsk, và năm ngài sau lên kế vị, coi sóc giáo phận.

Sống trong một miền đất có rất đông người ly giáo. Vì thế, trong nhiều năm, Giám mục Josaphat dấn thân không mỏi mệt cho việc rao giảng, cải cách, tổ chức các thượng hội đồng và cũng ra những hình phạt chống lại những giáo sĩ bất xứng. Ngài viết một khảo luận hộ giáo (1617); thu thập những bản văn hoàn toàn bằng tiếng Slavơ có nội dung bênh vực sự hiệp nhất Hội Thánh; kêu gọi sự hiệp nhất giữa Giáo Hội Hy Lạp và La Tinh. Ngài đã giúp cho nhiều người lạc giáo quay về với Giáo Hội, nên bị một số người thuộc nhóm ly khai thù ghét. Ngày 12/ 11/ 1623, trên đường đi kinh lý mục vụ tại Vitebsk ngài bị những người theo ly giáo giết chết và ném xác xuống sông. Khi ấy ngài mới 43 tuổi.

Đức Urbanô VIII đã phong chân phước cho Giám mục Josaphat. Năm 1867 Đức Piô IX đã tôn phong Ngài lên bậc hiển thánh với tước hiệu "Đấng bảo vệ sự thống nhất Giáo Hội".

Vào năm 1923, trong Thông điệp Hội Thánh Thiên Chúa của Đức Piô XI, nhân dịp mừng 300 năm ngày thánh Josaphat tử đạo, đã mô tả thánh nhân là “người bảo trợ lỗi lạc nhất và cao quí nhất cho dân tộc Slavơ phương Đông”, người có ơn gọi “tái lập sự hiệp nhất Kitô giáo trên toàn thế giới.” Đức Piô XI cũng nhắc nhớ rằng thánh Josaphat đã lo lắng trên hết cho sự hiệp nhất của đồng bào của ngài với tòa thánh Phêrô. Sau khi đã chuẩn bị hết sức chu đáo, ngài thực hiện việc tái lập sự hiệp nhất, và đã lao mình vào công việc này với tất cả sức lực và sự dịu dàng, đồng thời với thành công to lớn, khiến chính kẻ thù của ngài đã mệnh danh ngài là ‘kẻ ăn cắp các linh hồn’” (Giờ Kinh Sách).

Lạy thánh Josaphat, khi cử hành lễ kính nhớ ngài hôm nay, chúng con được mời gọi sống lại một trong những trang sử bi hùng nhất của lịch sử đại kết. Xin cầu bầu cùng Chúa giúp chúng con luôn trung kiên với đức tin tông truyền mà ngài đã anh dũng bảo vệ bằng chính mạng sống của mình; Nhờ đó, chúng con biết sống trung tín với Đạo thánh và gia tăng lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo hội.

Nt. Cecilia Phạm Trang, OP tóm lược.