$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

DÂNG HOA- Những kiến thức cơ bản

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1374 | Cật nhập lần cuối: 3/12/2018 12:37:10 PM | RSS

DÂNG HOA

Nt. M. Terexa Avila Kim Trang-Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm

Chương I: CÁC THẾ TAY CĂN BẢN

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Hoa sen trong tâm thức nhân gian Việt Nam vẫn được xem là biểu tượng của sự trinh khiết, nên hoa sen thường được trưng bày nơi bàn thờ, sử dụng trong các lễ nghi tôn giáo. Một cách nào đó, hoa sen trở thành sự hiện diện thiết thân của con người khi tìm về với thế giới thần linh. Dáng vẻ hoa sen từ đó đã gợi hứng, làm phát sinh những vũ điệu tôn giáo. Nhụy sen, cánh sen với cách sắp xếp đặc biệt đã tạo ra những dáng vẻ nghệ thuật độc đáo. Những dáng vẻ nghệ thuật này hình thành nên bốn thế tay căn bản sau:

DÂNG HOA- Những kiến thức cơ bản

* Tư thế 1: hai tay bắt chéo nhau, áp sát ngực, mu bàn tay đối nhau, cong các ngón.

* Tư thế 2: Hai tay giơ cao ngang vai, gập hình chữ U, bàn tay bẻ gập xuống đất, các ngón tay hướng ra ngoài.

* Tư thế 3: Hai tay làm thành vòng tròn trên đầu, lòng bàn tay ngửa lên trời, đầu hai ngón tay giữa chạm nhau.

* Tư thế 4: Tư thế này có hai hướng (4a & 4b)

4a : Tay trái như tay trái Tư thế 2, Tay phải gập trước ngực bàn tay song song theo tay trái.

4b : Ngược lại về bên phải.

Từ bốn Tư thế tay căn bản này lại phát sinh một loạt những biến thể khác.

* Tư thế 5:

5a : tay trái như tay trái Tư thế 1; Tay phải như tay phải Tư thế 2

5b : ngược lại

* Tư thế 6:

6a : tay trái như tay trái Tư thế 1; Tay phải như tay phải Tư thế 3

6b : ngược lại

* Tư thế 7:

7a : tay trái như tay trái Tư thế 1; Tay phải gập sát thân sao cho bàn tay ngang vai, ngửa lòng bàn tay, các ngón tay hướng ra ngoài.

7b : Ngược lại

* Tư thế 8:

8a : Hai tay như Tư thế 4a nhưng đầu các ngón tay hướng vào trong mình.

8b : Ngược lại

* Tư thế 9:

Hai tay giang ngang vai, dựng đứng bàn tay (đầu các ngón tay hướng lên trời)

* Tư thế 10:

Hai tay vòng lên đầu, cổ tay chạm nhau, hai lòng bàn tay mở, các ngón tay khép lại.

* Tư thế 11:

11b : Hai tay hướng lên trời mở rộng tạo thành chữ V, bàn tay phải bẻ gập xuống sao cho mu bàn tay hướng xuống đất.

11a : Theo hướng ngược lại.

* Tư thế 12:

12a : Tay trái như tay trái 11a; Tay phải như tay phài 11b

12b : Ngược lại

* Tư thế 13:

Hai tay gập sát thân, bàn tay ngửa ngang vai, ngón tay hướng ra ngoài.

* Tư thế 14:

Hai tay gập lại trước mặt, bàn tay ngửa ngang mắt, ngón tay hướng về phía trước.

* Tư thế 15:

15b : Hai tay chụm lại dâng hoa hướng thẳng phía trước, lòng bàn tay ngửa.

15a : Hai tay thẳng song song hợp với thân một góc 30 độ.

* Tư thế 16:

Hai tay gập lại sao cho bàn tay ngửa ngang hông, ngón tay hướng về phía trước.

* Tư thế 17:

17a : Hai tay gập lại cùng một phía về bên trái, lòng bàn tay ngửa ngang hông, ngón tay hướng về bên trái.

17b : Ngược lại

* Tư thế 18:

Hai tay bắt chéo trước ngực, lòng bàn tay ngửa ngang cằm, ngón tay hướng về phía trước.

* Tư thế 19:

19a : Hai tay tạo thành vòng tròn, bàn tay trái xếp chồng lên bàn tay phải, lòng bàn tay ngửa ngang rốn.

19b : Ngược lại về phía sau lưng.

* Tư thế 20:

20a: Tay trái như tay trái Tư thế 13; Tay phải vòng ngang bụng, lòng bàn tay đặt dưới cùi chỏ tay trái.

20b: Ngược lại.

Bạn còn có thể kết hợp tư thế này với tư thế khác để tạo ra vô số những thế tay độc đáo khác. Đồng thời có thể ứng dụng các thế tay vào việc sử dụng các dụng cụ như: nến, lụa, quạt, lẵng hoa…sao cho thích hợp.

BẢNG TỔNG KẾT CÁC THẾ TAY

DÂNG HOA- Những kiến thức cơ bản

Chương II: NHỮNG BƯỚC CHÂN CĂN BẢN

Dâng hoa cũng là một trong những nghi lễ phụng tự, đòi hỏi phải giữ tính cách tôn nghiêm xứng hợp, vì thế xin đan cử một số bước chân căn bản thường được sử dụng phổ biến trong các buổi dâng hoa.

1. Bước nhanh nhỏ chân thường: Bước đi bình thường, nhanh chậm theo điệu nhạc (thường được dùng để chuyển đội hình).

2. Bước nhanh nhỏ chân kiễng: kiễng chân lên, đi nhanh chậm theo điệu nhạc (bước này cũng được dùng để chuyển đội hình).

3. Bước nhún nhanh nhỏ: bước đi bình thường, nhún lên tiếp từng bước theo điệu nhạc.

+Thực hiện: Có 8 nhịp, Tư thế nghiêm.

Nhịp 1, nhún xuống; 2, bước chân trí đứng thẳng lên; 3, nhún xuống; 4, bước chân phải đứng thẳng lên; 5, nhún xuống; 6, bước chân trái đứng thẳng lên; 7, nhún xuống; 8, bước chân phải chụm vào chân trái, đứng thẳng lên.

4. Bước nhún tiến – lui: Đi nhún từng bước liên tiếp tiến lên hay lui xuống, chân thường hoặc chân kiễng.

+ Thực hiện: Có 2 cách:

a) Bước nhún tiến 1: 4 nhịp, Tư thế nghiêm

Nhịp 1, bước chân trái lên; 2, bước chân phải lên chụm lại (hoặc mũi bàn chân phải chạm gót bàn chân trái), nhún một cái; 3, bước chân phải lên; 4, bước chân trái lên chụm lại (hoặc mũi bàn chân trái chạm gót bàn chân phải), nhún 1 cái.

* Bước nhún lui 1: thực hiện ngược lại.

b) Bước nhún tiến 2: 8 nhịp, Tư thế nghiêm

Nhịp 1, nhún xuống; 2, bước chân trái đứng thẳng lên; 3, nhún xuống; 4, bước chân phải chạm vào chân trái, đứng thẳng lên; 5, nhún xuống; 6, bước chân phải đứng thẳng lên; 7, nhún xuống; 8, bước chân trái chụm vào chân phải, đứng thẳng lên.

* Bước nhún lui 2: thực hiện ngược lại.

5. Bước nhún ngang: Nhún từng bước sang trái hoặc sang phải, chân thường hoặc chân kiễng.

+ Thực hiện: có 2 cách:

a) Bước nhún ngang 1: 4 nhịp, Tư thế nghiêm

* Sang trái: Nhịp 1, nhún xuống; 2, bước chân trái sang bên trái đứng thẳng lên; 3, nhún xuống; 4, bước chân phải chụm vào chân trái, đứng thẳng lên.

* Sang phải: tương tự về bên phải.

b) Bước nhún ngang 2: 4 nhịp, Tư thế nghiêm

* Sang trái: Nhịp 1, bước chân trái sang bên trái; 2, bước chân phải chụm vào chân trái, nhún 1 cái; Nhịp 3 và 4 lập lại nhịp 1 và 2

* Sang phải: tương tự về bên phải

6. Bước nhún xéo: Bước xéo trên, dưới, kết hợp trên dưới, nhún hoặc không nhún, chân liễng hoặc chân thường.

+ Thực hiện: 4 nhịp, Tư thế nghiêm.

a) Bước xéo trên (dưới):

* Sang trái: Nhịp 1, chân phải bắt xéo trước (sau) chân trái. Nhịp 2, kéo chân trái lên chụm lại. Nhịp 3 và 4 lập lại nhịp 1 và 2.

* Sang phải: Tương tự về bên phải.

b) Bước xéo kết hợp:

* Sang trái: Nhịp 1, chân phải bắt xéo trước ( sau) chân trái; 2, kéo chân trái lên chụm lại. 3, chân phải bắt xéo sau (trước) chân trái. 4, kéo chân trái lên chụm lại.

* Sang phải: tương tự về bên phải.

- Lưu ý: Bước nhún xéo chân thường hoặc chân kiễng được thực hiện theo hai cách bước trước rồi nhún sau, hoặc nhún trước rồi bước sau, tương tự như bước nhún tiến - lui.

7. Bước Zíc - Zắc: Bước xéo liên tục về bên trái hoặc bên phải, nhún hoặc không nhún.

a) Bước Zíc - Zắc thường:

+ thực hiện: Có 4 nhịp, tư thế nghiêm

* Sang trái: Nhịp 1, bước chân phải bắt xéo lên chân trái về phía trước, người hướng về bên trái. 2, rút chân trái lên bằng chân phải, xoay người hướng về phía trước. 3, bước vòng chân phải qua phía sau chân trái, người hướng về bên phải. 4, kéo chân trái chụm về chân phải, xoay người hướng về phía trước.

* Sang phải: Ngược lại, bắt đầu bằng chân trái.

b) Bước Zíc - Zắc nhún: Như bước zíc – zắc thường nhưng trước mỗi nhịp bước thì thêm một nhịp nhún.

8. Bước quả trám: bước chuyển chân liên tục tại chỗ theo hình thoi (dùng cho nhịp 4/4).

a) Bước quả trám thường:

+ Thực hiện: có 8 nhịp. Nhịp 1, chân trái bước vòng qua chân phải về bên phải. 2, chân phải bước vòng qua chân trái về bên trái. 3, rút chân trái về bên trái cách chân phải 1 bước rộng bằng vai; 4, kéo chân phải về phía sau cách chân trái 1 bước. Nhịp 5,6,7, giống nhịp 1,2,3, nhịp 8 kéo chân phải chụm chân trái.

b) Bước quả trám nhún:

+ Thực hiện: có 16 nhịp. Như bước quả trám thường nhưng trước mỗi nhịp bước thì thêm một nhịp nhún.

9. Bước nhún kiễng: Nhún kiễng về phía trước, sang bên trái hoặc sang bên phải theo nhịp.

+ Thực hiện: có 2 nhịp.

* Sang trái: Nhịp 1, bước chân trái chếch về bên trái một bước rộng bằng vai. 2, kéo mũi chân phải chạm gót chân trái, kiễng lên.

* Sang phải: Ngược lại về bên phải.

10. Bước quay nửa vòng (180 độ): xoay người về bên trái hoặc bên phải nửa vòng, nhún hoặc không nhún, chân thướng hoặc chân kiễng.

Quay nửa vòng không nhún:

+ Thực hiện: có 2 nhịp, Tư thế nghiêm.

* Sang trái: Nhịp 1, bước chân trái về bên trái, mũi bàn chân và toàn thân hướng về bên trái (quay góc 90 độ). 2, dùng năm đầu ngón chân trái làm trụ, xoay người về bên trái, kéo chân phải chụm chân trái (hoàn thành một góc 180 độ, tức nửa vòng).

* Sang phải: Ngược lại về bên phải.

11. Bước quay một vòng (360 độ): Quay trọn một vòng sang trái hoặc sang phải, nhún hoặc không nhún, chân thường hoặc chân kiễng.

a) Bước quay không nhún:

+ Thực hiện: Có 4 nhịp

* Sang trái: Nhịp 1, chân trái bước về bên trái, xoay người một góc 90 độ. 2, kéo chân phải bắt xéo qua chân trái, xoay thêm 90 độ. 3, xoay người về bên trái thêm một góc 90 độ, xoay mũi bàn chân trái hướng về bàn trái. 4, dùng 5 đầu ngón chân trái làm trụ, xoay người về bên trái, kéo chân phải chụm chân trái (hoàn thành một góc 360 độ, tức một vòng tròn).

* Sang phải: Tương tự về bên phải.

b) Bước quay nhún:

+ Thực hiện: có 8 nhịp. Như bước quay không nhún nhưng trước mỗi nhịp bước thì thêm một nhịp nhún.

12. Bước xiến chữ V: Là một chuỗi bàn chân chuyển động theo hình chữ V, sang trái hoặc sang phải.

+ Thực hiện: Có 2 cách, 4 nhịp, Tư thế nghiêm, hai bàn chân xếp hình chữ V.

a) Bước xiến V chậm:

* Sang trái: Nhịp 1, mũi chân trái làm trụ, xoay gót chân trái về bên trái. 2, gót chân phải làm trụ, xoay mũi bàn chân phải về bên trái sao cho mũi bàn chân phải hợp với chân trái thành chữ V NGƯỢC. 3, gót chân trái làm trụ, xoay mũi bàn chân trái về bên trái. 4, mũi bàn chân phải làm trụ, xoay gốt bàn chân phải về bên trái sao cho gót bàn chân phải hợp với gót bàn chân trái tạo thành chữ V.

* Sang phải: Ngược lại về bên phải.

b) Bước xiến V nhanh:

* Sang trái: Nhịp 1, mũi bàn chân trái làm trụ đồng thời với gót bàn chân phải, xoay gót bàn chân trái và mũi bàn chân phải về bên trái sao cho hai bàn chân tạo thành chữ V NGƯỢC. Nhịp 2, gót bàn chân trái làm trụ đồng thời với mũi bàn chân phải, xoay mũi bàn chân trái và gót bàn chân phải về bên trái sao cho hai bàn chân tạo thành chữ V. Nhịp 3 và 4 lập lại nhịp 1 và 2.

* Sang phải: Ngược lại về bên phải.

  • Mở rộng:

Bạn cũng có thể kết hợp bước chân này với bước chân khác để tạo nên những bước chân đa dạng phù hợp theo yêu cầu của bài thánh vũ.

Thí dụ: Một đoạn nhạc có tiết tấu nhịp đếm là 2 lần 8 nhịp, bạn có thể kết hợp bước nhún tiến 2 trong 4 nhịp đầu, 4 nhịp kế dùng bước zíc – zắc nhún sang trái, 4 nhịp tiếp theo dùng bước nhún lui 2, 4 nhịp cuối dùng bước zíc – zắc nhún sang phải. Như vậy xem ra diễn viên di chuyển liên tục, nhưng không gian di chuyển nhỏ và cuối cùng lại trở về vị trí cũ.

Dùng phương pháp đếm nhịp trong khi tập sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi chúng ta vừa tập vừa hát (hoặc mở đĩa hát); đặc biệt đối với một bài hát mà diễn viên chưa nghe lần nào. Khi đếm 1,2,3… kết hợp với động tác cách rõ ràng, dứt khoát, người tập sẽ giúp cho diễn viên nắm bắt được động tác ngay và làm theo được cách nhịp nhàng, chính xác, đều đặn…

Nhưng phương pháp này đòi hỏi nơi người tập sự phân tích và đưa đoạn nhạc về nhịp đếm cách chính xác trước khi tập cho các diễn viên.

(Mời các bạn đón đọc những chương tiếp theo)