$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Từng bước, từng bước chữa lành, biến đổi. Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VI TN C

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 165 | Cật nhập lần cuối: 2/20/2019 8:07:53 AM | RSS

Mc 8,23-26

Câu chuyện Chúa Giêsu chữa người mù trong Tin Mừng hôm nay, cũng gần với cách thức chữa người câm, điếc mà Chúa Giêsu đã chữa trong Macco 7,32-35. Những dấu chỉ của phép lạ Ngài làm cho thấy vai trò Mesia của Chúa Giêsu trong lời nói và hành động của Ngài.

Và ở đây, trong khi chữa người mù, chúng ta nhận ra hành trình sáng mắt của anh mù có một tiến trình, theo từng bước. Nếu lần đầu Chúa Giêsu bôi nước miếng, chạm vào mắt anh mù, anh ta mới chỉ thấy phần nào, không rõ ràng “Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại." (Mc 8,24). Cho đến lần đặt tay thứ hai của Chúa Giêsu trên mắt, anh đã “trông rõ và khỏi hẳn ; anh thấy tỏ tường mọi sự.” (Mc 8,25).

Sở dĩ có tiến trình từng bước, không phải là do quyền năng của Chúa Giêsu không đủ mạnh, nhưng đúng hơn, để cho chúng ta nhận ra một bài học của tiến trình trong việc chữa lành hay biến đổi cả thể lý lẫn tinh thần nơi con người.

Do vậy, khi chúng ta được chữa lành hay biến đổi, chúng ta không thể nào nôn nóng đốt giai đoạn, nhưng cần đến một tiến trình, từng bước và từng bước. Đó cũng là một lối sư phạm mà Thiên Chúa vẫn dành để giáo dục con người, sư phạm tiệm tiến, như Người đã áp dụng cho dân Israel, và cho từng người trong chúng ta.

Điều này cũng cật vấn lại chúng ta về những lối sư phạm, cách giáo dục hay kỳ vọng của chúng ta đặt vào ai đó trong việc sửa chữa sai lỗi, thay đổi lối sống có vấn đề của họ.

Chúng ta vốn dĩ hay nôn nóng và thiếu kiên nhẫn để chấp nhận một tiến trình biến đổi từ từ nơi một con người. Đồng thời, sự thiếu hụt về lối thấu hiểu thấu đáo, tình thương, lòng thương xót và tin tưởng vào người khác làm cho mọi sự rối bời và làm cho chính người khác đánh mất niềm tin vào chính họ và không có cơ hội để hoàn thiện. Khi không đủ kiên nhẫn, và không cho người khác thấy sự tin tưởng của chúng ta nơi họ, người mà chúng ta muốn giáo dục hay thay đổi sẽ không có đủ hứng khởi và tự tin vào chính bản thân họ để cố gắng hơn.

Và lạy Chúa, chính con cũng cần đến một tiến trình tiệm tiến để làm mới lại chính mình. Khi chúng con cũng cần đến lối sư phạm từng bước, từng bước một…thì cớ gì con lại đốt giai đoạn, nôn nóng đòi người khác phải thay đổi ngay lập tức những thói hư và tật xấu của họ.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P