$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXX năm A

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 159 | Cật nhập lần cuối: 10/24/2020 1:10:14 PM | RSS

GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG (Mt. 22,34-40)

Tin Mừng hôm nay thánh Matthêu kể lại việc một luật sĩ hỏi Chúa Giêsu về luật nào quan trọng, vì luật Do Thái có tới 613 luật. Đây là một thắc mắc thường tình, vì luật quá nhiều khiến người ta không phân biệt được cái nào chính, cái nào phụ. Và Đức Giêsu đã trả lời rất độc đáo: trong 613 luật thì có 365 khoản cấm, 248 khoản qui định. Chúa Giêsu thâu tóm lề luật và các tiên tri vào hai giới răn, mà Ngài cho hai giới răn vào gần nhau để đưa ra nội dung của giới răn thâu tóm toàn bộ lề luật và các tiên tri là tương giao phải sống với Thiên Chúa và con người. Tương giao ấy là yêu mến và đem giới răn yêu người lên ngang giới răn mến Chúa. Thực ra cứ theo như Lc.10,27 thì việc đưa hai giới răn yêu lại với nhau cũng chưa phải là điểm độc đáo của Chúa Giêsu, mà điểm độc đáo là Chúa Giêsu đã đưa giới răn thứ hai ngang hàng với giới răn nhất. “Mên Chúa yêu người”. Thế nhưng:

  1. Có thể bắt yêu được không?

Thiên Chúa là tình yêu, nên tình yêu là bản chất của Ngài, cho nên đương nhiên Ngài yêu, còn chúng ta yêu, chỉ vì chúng ta cùng mang giòng máu của Cha là phải yêu, nếu không yêu thì không phải là con. Cho nên nếu là con, thì đương nhiên yêu như Thiên Chúa. Đây là loại tình yêu không lấy cái kỷ làm trung tâm mà Thiên Chúa và tha nhân làm trung tâm. Tình yêu ấy đòi chiến đấu chống khuynh hướng qui kỷ, là khunh hướng mà hầu như ai cũng có ở những độ mạnh nhẹ khác nhau, dưới những hiện thực sỗ sàng hay tinh tế khác nhau. Cho nên lý trí và ý chí phải được vận dụng chính yếu ở đây, mà tình cảm chỉ giữ vai trò hoàn toàn tùy phụ, yêu kiểu như thế có thể bắt yêu được không?

  • Thật ra khi bắt yêu thì hết yêu: vì là thái độ và hành vi của lý trí soi sáng và của ý chí quyết định, cho nên đó là hành vi tự do. Hễ áp đặt thì “hết yêu”, nếu mất tự do thì không còn tình yêu. Như thế phải hiểu giới răn yêu mến như thế nào ? Giới răn này nói lên cái tương quan cốt lõi giữa con người và tha nhân. Là Con Thiên Chúa thì phải yêu mến Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa thì phải yêu anh em, nếu không như thế thì không còn là con nữa, tính cách bắt buộc không do một sức bên ngoài bắt phải làm, mà do bản tính bên trong bắt phải sống. Tôi quyết định yêu Chúa và anh em là tôi quyết định theo bản tính con cái Chúa, chính tôi chứ không theo một mệnh lệnh nằm ngoài tôi. Trái lại nếu không sống như vậy, thì tôi đã bị một lực lượng xa lạ với bản tính tôi áp đặt, lúc đó ta mất tự do.
  • Được yêu mới là yêu ! Thế thì phải thực hiện luật yêu thương như thế nào? Lúc nào tôi còn cảm thấy phải yêu thì tôi chưa tuân giữ luật yêu thương. Vậy thì quá trình thực hiện luật yêu thương là chuyển từ chỗ phải yêu sang được yêu, nghĩa là nỗ lực xóa bỏ mình để nhìn ra Thiên Chúa là Cha và tha nhân là anh em.
  1. Phải yêu mến Thiên Chúa như thế nào?- Yêu hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn.

Từ ngữ “hết” được lập lại trước mọi khả năng của con người để nói “lên điều gì? - Phải yêu bằng cả con người không dành một chút gì lại cho một vật nào khác.

  • “yêu hết lòng” không chỉ có nghĩa sự sống tình cảm mà nhằm chỉ nguồn gốc phát sinh hai biểu hiện khác nhau nơi con người. Nơi kín ẩn đối lập với mặt, môi, là nguồn của các tư tưởng, trung tâm của lựa chọn. Như vậy yêu hết lòng là yêu hết tình cảm, yêu hết lý trí, là dốc toàn lực để yêu.
  • “yêu hết linh hồn” theo nghĩa đầu tiên linh hồn chỉ hơi thở cư ngụ nơi con người khi còn sống và rời bỏ con người khi trút hơi thở. Hơi thở này không thuộc quyền sở hữu con người mà do Thiên Chúa ban. Theo nghĩa rộng linh hồn chỉ một hữu thể sống, một cá vị, một linh hồn là một ai đó, là một tôi. Là chính tôi dưới phương diện nội tại và sức mạnh của sự sống có thể diễn tả khác nhau, và cảm thấy những tình cảm khác nhau. Thế thì yêu hết linh hồn là yêu với cả con người của mình, với cả sự sống của mình.
  • “yêu hết trí khôn” là yêu bằng tất cả tư duy của mình. Như vậy thì c.37 yêu cầu ta phải yêu Thiên Chúa bằng tất cả con người của chúng ta.
  1. Phải yêu mến đồng loại như thế nào?

Yêu đồng loại hay cận nhân. Vậy cận nhân là ai? – Là người cần mình giúp.- Tôi được mời gọi yêu như chính mình, nghĩa là yêu tha nhân bằng tất cả con người mình, hoặc đặt trường hợp mình ở trong trường hợp tha nhân, để thực hiện yêu người hay yêu hơn cả chính mình. Lệnh truyền giới răn hai này giống lệnh truyền nhất ở tầm quan trọng và bản chất chứ không phải ở chỗ có thể hoán chuyển cho nhau về đối tượng. Đạc điểm tinh thần của Chúa Giêsu là nâng giới răn II lên ngang hàng giới răn I.

  1. Yêu mến là chu toàn lề luật:

Đặc điểm của Chúa Giêsu là qui tất cả lề luật vào luật yêu thương, vì như thánh Giacôbê tông đồ đã nói “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối” (1Ga 4, 20), và trong Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 18, Đức Benêđictô XVI đã nói: “Tình yêu tha nhân cốt tại chính điều này là, trong Thiên Chúa và cùng với Thiên Chúa, tôi yêu người thân cận, cả khi tôi không thích hoặc không biết người đó. Điều này chỉ trở nên khả thể từ cuộc gặp gỡ thâm sâu với Thiên Chúa, một sự gặp gỡ trở thành hiệp thông ý muốn và thâm nhập vào trong tình cảm. Bấy giờ tôi học cách nhìn người khác không phải chi bằng con mắt và tình cảm của riêng tôi, nhưng từ nhãn giới của Đức Giêsu Kitô”

Tôi đã thực sự thâm tín rằng yêu mến là chu toàn lề luật hay chưa?

Tôi đã thực sự vuông tròn lệnh truyền của Chúa Giêsu chưa? Đã có tinh thần của Chúa Giêsu chưa? Nếu chưa thì phải làm thế nào? Hãy thưa chuyện với Chúa.

Chúa Giêsu, Chúa dạy điều răn quan trọng nhất, trước hết và trên hết là yêu mến Thiên Chúa, rồi đến tha nhân, xin cho chúng con thực thi được giới luật quan trọng này, để chúng con trở nên giống Chúa, được chia sẻ sự sống đời đời. Xin cho mỗi thời khắc trong cuộc sống chúng con được đong đầy, và thấm nhuần tình yêu Chúa và mọi người. Xin khơi dậy và giúp chúng con triển nở tình yêu mà Chúa đã gieo vào cuộc sống chúng con hôm nay. Vì chính Chúa, một tình yêu tha thứ và đầy lòng thương xót, một tình yêu đối với cả kẻ thù, một tình yêu phục vụ như người tôi tớ, một tình yêu dám hiến mạng. Xin cho tình yêu đích thực với Thiên Chúa, sẽ đưa chúng con về với tha nhân và tình yêu đối với tha nhân lại đưa chúng con trở về với Thiên Chúa. Ước gì cuộc đời chúng con đong đưa giữa hai tình yêu đó, để chúng nên một tình yêu.

Nt. Maria Tăng thị Thiêng op