$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Suy Niệm Lời Chúa Chúa nhật XXII Quanh năm A (Mt 16, 21-27)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 186 | Cật nhập lần cuối: 8/29/2020 8:42:39 PM | RSS

Mầu nhiệm Thập Giá

Từ 300 năm trước khi Chúa Giêsu chào đời, người Hy Lạp đã đặt vấn nạn cho Thiên Chúa : Tại sao có đau khổ ? Hoăc là Thiên Chúa muốn hủy diệt sự dữ mà Người không thể ! Phải chăng Ngài bất lực? Hoặc là Ngài không muốn ? Đó có phải là Thiên Chúa mà chúng ta thờ không?- Thật ra, Thiên Chúa có thể giải thoát con người bằng nhiều cách, nhưng không có cách nào hay hơn bằng đau khổ, vì chính Con Thiên Chúa sẽ đi vào con đường Thập giá, con đường đau khổ, và đó là ý nghĩa của đau khổ. Bài Tin Mừng của Chúa Nhật XXII thường niên năm A, Chúa Giêsu hé lộ cho các Tông đồ lần nhất về cuộc khổ nạn của Người: “Con Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết” (Mt.16,21), nhưng các ông đã không hiểu, vì các ông đã chứng kiến bao phép lạ Chúa làm rất hiển hách, thì làm sao có chuyện chết chóc xẩy ra. Chính vì không hiểu nên Phêrô mới can ngăn Chúa Giêsu: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy! ” (c, 22). Và Chúa đã coi đó như là một cơn cám dỗ nên khiển trách ông “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy!”(c.23). Sau đó, Chúa Giêsu đòi hỏi những ai muốn làm môn đệ Ngài : “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (c, 24). Đó là nội dung Tin mừng hôm nay. Chúng ta sẽ đi tìm ý nghĩa của đau khổ, mầu nhiệm của thập giá.

  • Con vật cũng đau nhưng không khổ, con người vừa đau vừa khổ. Đau là do tình thương của Thiên Chúa. Người toàn năng ở chỗ là làm cho con người cảm nhận cái đau và không chấp nhận nó nên tìm ra phương thế giải quyết cái đau. Do đó đau là cái kích thích con người sáng tạo và hiệp nhất. Còn khổ là do tội lỗi, tội lỗi có thể do chính con người gây ra hoặc do ngoại cảnh như thiên tai, lũ lụt...nhưng đó cũng là chất xúc tác kích thích con người tìm về cõi siêu việt, tìm về với Đấng là Chân Thiện, Mỹ và tác tạo muôn loài muôn vật. Như thế chúng ta mới nhận ra : Thiên Chúa muốn diệt trừ đau khổ một cách triệt để nên Ngài để cho có sự đau khổ xẩy đến. Nói cách khác Thiên Chúa vừa muốn diệt trừ đau khổ lại vừa không muốn...
  • Vì thế, Thập giá của Chúa Giêsu: là thi hành ý muốn của Chúa Cha. Thật vậy, Ngài Nhập Thể qua cung lòng Đức Trinh nữ Maria, sinh ra tại Be Lem, lớn lên ở Nagiareth, rao giảng ở Galilê, chịu nhục hình ở Giêrusalem và chết trên đồi Golgotha. Tất cả những đau khổ ấy là để thi hành Thánh Ý Cha. Những ngày cuối cùng ở trần gian, như chúng ta thấy Ngài hăng hái lên Giê-ru-sa-lem để chấp nhận cái chết, hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên khi đối diện với nó Ngài cũng sợ nên đã thốt lên: “Lạy Cha ! nếu có thể xin cất chén đắng này”, nhưng ngay sau đó “đừng theo ý con một theo ý Cha”. Chính sự đối kháng giữa muốn và không muốn chấp nhận đau khổ, mà Phêrô vừa được trao ban quyền đứng đầu, đã vội can ngăn Chúa Giêsu. Ông hiểu mình được Chúa yêu và muốn tỏ ra bảo vệ Thầy nên mới mới hành xử như thế. Phần Chúa, Ngài cũng sợ đau khổ, lại thấy người yêu can ngăn nên Chúa cho đó là một cám dỗ lớn cần phải đấu tranh, nên Ngài phải mắng Phêrô.
  • Còn thập giá, con đường đau khổ của các tông đồ: Sau khi Phêrô tuyên tín, nghĩa là khi các ông nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mesia, và Ngài căn dăn các ông không được tỏ cho ai. Lúc này, Tin Mừng viết “từ bấy giờ”, Ngài mới mạc khải về cuộc khổ nạn, tưởng rằng các ông sẽ hiểu và tiếp nhận, không ngờ họ vẫn u mê. Có thể các ông không thể hiểu được Thiên Chúa mà phải chết sao? Nhưng Ngài vẫn quả quyết “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Theo Thầy để làm môn đệ, tức là nối tiếp công trình mà Thầy đã bắt đầu với biết bao hy sinh đau khổ. Đau khổ của Đức Giêsu và cuộc đời của người môn đệ với các đau khổ quyện vào nhau. Như chúng ta đã biết các môn đệ của Chúa, đã đi theo con đường của Chúa, từ bỏ gia đình vợ con, từ bỏ nghề nghiệp ổn định, chấp nhận đời sống bấp bênh nay đây mai đó, chấp nhận bắt bớ, chấp nhận thập giá đời mình để trở nên giống Chúa. Nên giống Chúa cả trong cái chết, ngoại trừ tông đồ Gioan, thì tất cả các ông đã chết tử đạo. Quả các ông xứng đáng là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
  • Thập giá của người Kitô hữu: Chúa mời gọi những ai muốn làm môn đệ Chúa hãy vác thập giá mình mà theo, để đạt tới sự sống đời đời, đạt tới giá trị cao cả của Nước Trời mà Chúa hứa ban, để trung thành vác thập giá bước theo Ngài đến cùng, đó là hi lễ sống động, thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa. Ngày mỗi ngày, chúng ta cùng vác thập giá theo chân Chúa bằng cách từ bỏ những cái yếu điểm của mình: Những lời ăn tiếng nói làm phiền lòng người khác, những cái làm tổn thương người khác. Vì thế, thập giá có thể là bị chống đối và hiểu lầm, bị bỏ rơi và phản bội, bị thất bại và oan ức, bị nhục nhã và cô đơn. ước mong mà không đạt được. Thập giá là tất cả những gì chúng ta không mong muốn mà nó cứ đến trong cuộc đời chúng ta, là tất cả những gì xảy đến với chúng ta mà chúng ta không muốn chấp nhận. Nhưng theo Chúa là phải vác thập giá, Chúa không miễn trừ cho ai và chúng ta cũng không thể tránh né, nên cách tốt nhất là chúng ta chấp nhận nó. Từ đó chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của đau khổ mà Chúa Giêsu đã vác, các tông đồ đã chấp nhận đi theo và hôm nay chúng ta hân hoan bước vào.

Lạy Chúa Giêsu, thánh Phaolô viết thư cho tín hữu Côrintô đã nói: “Thập giá là cớ vấp phạm cho người Do Thái, là sự điên rồ đối với dân ngoại, nhưng lại là quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa”. Chúa đã từ bỏ địa vị Con Thiên Chúa để chịu đau khổ, vác thập giá lên đồi Calvê,,,,,, các thánh đã chọn con đường từ bỏ vác thập giá. Còn chúng con thì sao? Xin cho chúng con mỗi ngày tập sống quên mình để nghĩ tới tha nhân, và xin cho chúng con luôn nhớ rằng Chúa muốn chúng con hạnh phúc, không phải thứ hạnh phúc tạm bợ chóng qua, nhưng là hạnh phúc bất diệt, mà chúng con chỉ đạt được khi chúng con biết can đảm từng ngày, vác thập giá đời mình theo Chúa. Xin cho chúng con hiểu được ý nghĩa của mầu nhiệm thập giá, để sẵn sàng chấp nhận trong vui tươi, bình an và quảng đại.

Nt. Maria Tăng thị Thiêng op