$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Một Thiên Chúa cảm thương với nỗi khốn khổ của con người: Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXIV TN B

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 215 | Cật nhập lần cuối: 9/18/2018 10:30:42 AM | RSS

Luca 7,11-17

“Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói : "Bà đừng khóc nữa !" Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói : "Này người thanh niên, tôi bảo anh : hãy trỗi dậy !" Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ.”( 13-17).

Đọc Tin Mừng của Luca, độc giả nhận ra dưới ngòi bút của Thánh Sử, một Thiên Chúa đầy lòng thương xót, cảm thương với nỗi khốn cùng của con người được miêu tả một cách rất rõ rệt. Cụm từ “chạnh lòng thương” mà Luca thường dùng để mô tả tình yêu và trái tim của Chúa Giêsu xuất hiện rất nhiều lần trong Tin Mừng thứ ba này.

Chúa Giêsu, trên con đường sứ vụ, đã bao phen Ngài phải rơi lệ, đã chạnh lòng thương trước những nỗi khốn cùng của con người. Ngài không chỉ nhập thể với những gì bên ngoài, nhưng Con Thiên Chúa nhập thể để sống cùng, sống với, và khóc cùng với những nỗi đau của con người: chết, mất mát, bịnh tật, …Vì thế, Chúa Giêsu đã bao phen thổn thức, không cầm lòng được trước nước mắt của con người.

Hôm nay, nhìn thấy đám tang đi ngang qua, đám tang con trai của một bà góa, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương. Tại sao?

Mẹ còn, con chết. Còn gì đau đớn hơn. Tưởng là con phụng dưỡng mẹ, không ngờ, con ra đi trước, để lại mẹ già…

Nhưng trong nỗi khốn khổ của bà mẹ góa này, trong bối cảnh xã hội thời đó, bà mẹ góa này đã mất gần như tất cả, và sẽ trở nên “thừa thãi” trong một xã hội, sống cũng gần như chết. Vì sao? Góa phụ, khi chồng chết, là người phụ nữ đã mất đi một nửa thân phận mình, vị trí của mình trong xã hội Do Thái thời đó. Bà chỉ còn dựa cậy vào đứa con trai cho cuộc sống của mình. Nay con mất đi, bà không chỉ mất con, nhưng còn mất đi quá nhiều thứ khác trong cái thân phận xã hội của mình.

Thế nên, Chúa Giêsu hiểu thấu nỗi khổ của bà mẹ khốn cùng này. Bà đang mất quá nhiều…vì vậy, Ngài chạnh lòng thương, và giải thoát cho Bà nỗi khổ: cho con trai bà sống lại.

Trong cuộc sống của mình, chúng ta có nhận ra một Thiên Chúa luôn cảm thương với nỗi khốn khổ của con người, của chúng ta hay không?

Thiên Chúa của chúng ta, qua khuôn mặt của Chúa Giêsu, là một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Thiên Chúa chạm đến nỗi đau khổ của con người và có quyền năng để giải thoát con người khỏi nỗi khốn cùng cuộc đời.

Thiên Chúa của chúng ta không phải là một vị thần bằng tượng, vô cảm…nhưng là một Thiên Chúa thật tuyệt vời, mà qua Chúa Giêsu, Ngài đã từng khóc trước mộ Laza rô…Thiên Chúa đó đang chạm vào cuộc đời của chúng ta, nhưng chúng ta có nhận ra Ngài hay không? Chúng ta có thực sự tin tưởng và khóc với Ngài, kể với Ngài, sẵn sàng gục đầu trong vòng tay của Ngài để trao dâng tất cả?

Chính niềm tin vào Thiên Chúa sẽ là phép lạ để nâng chúng ta lên với Ngài, để cho những nỗi khốn khổ không còn là sức mạnh đè bẹp chúng ta, làm cho chúng ta mất an vui và hạnh phúc.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P