$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Lời Chúa Thứ Năm Tuần XIV Thường Niên B: Tôi có truyền giáo trong chính môi trường cụ thể của mình?

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 247 | Cật nhập lần cuối: 7/12/2018 9:32:59 AM | RSS

Mt 10,6-15

“Dọc đường, hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần”( c.7)

Chương 10 của Thánh Matheu là một trong 5 bài giảng lớn của Chúa Giê su mà Matheu đã cố tình sắp xếp bố cục để cho thấy có một sự tương hợp với 5 cuốn sách bộ Ngũ Thư. Chương 10 là bài giảng thứ hai sau bài giảng trên núi (chương 5-7). Bài giảng nơi chương 10 là bài giảng về sứ mạng truyền giáo mà Chúa Giesu đã giáo huấn và trao cho các môn đệ sứ mạng đi rao giảng về Nước Thiên Chúa. Vì thế, đoạn Tin Mừng hôm nay 10, 6-15 nằm trong cấu trúc này nơi Tin Mừng Matheu, một giáo huấn và chỉ thị của Chúa Giesu với các môn đệ trong sứ vụ truyền giáo.

Vào mọi thời đại, người Ki tô hữu không thể lãng quên sứ mạng truyền giáo của mình. Họ cần phải thi hành cách triệt để và nhiệt tâm trong sứ mạng. Họ cần phải trở nên những con người truyền giáo cho thời đại, cho những ngươi chưa nhận biết Chúa.

Giữa một xã hội đang có khuynh hướng tục hóa nhiều hơn, Thiên Chúa dường như có nguy cơ bị “đẩy ra bên ngoài” cuộc đời của con người theo cách mà con người muốn. Nhưng rồi, trong tận căn hoặc cuối đường của sự chối từ, hoặc không biết Thiên Chúa, là sự trống rỗng tột cùng, thất vọng và mất đi hạnh phúc đời đời mà Thiên Chúa vẫn luôn muốn dành cho con người.

Vì thế, người Ki tô hữu phải có sứ mạng truyền giáo, đem Chúa đến với những ai không biết Chúa, những con người đang sống trong những thất vọng, cay đắng hoặc trống rỗng…để họ có Chúa và được hạnh phúc.

Thế nhưng, nhìn lại cuộc sống của tôi và bạn, chúng ta đã thực sự thi hành sứ mạng truyền giáo, một nhiệm vụ rất quan trọng mà chúng ta không thể trốn tránh hoặc chối từ hay chưa. Chúng ta thực sự đã đi ra khỏi sự an toàn của mình để thực hiện sứ mạng này?

Chỉ khi nào chúng ta dám vượt ra khỏi sự an toàn bản thân, dám thoát khỏi “một hợp đồng bảo hiểm”, để lăn xả vào những môi trường bất lợi…chúng ta mới có thể truyền giáo, mới đem Chúa đến cho thế giới và con người hôm nay.

Thay vì bắt đầu với một giả thuyết, tôi và bạn, chúng ta cần tiến đến gần với những gì đang thực sự diễn ra và bắt đầu từ đó.
Truyền giáo không có tính lý thuyết. Truyền giáo diễn ra cách cụ thể giữa con người với con người. Điểm bắt đầu của truyền giáo phải là một hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là một lý thuyết. Vì thế, Truyền giáo ở trong cuộc sống, bằng lối sống, đơn giản thế mà nhiều khi chúng ta vẫn chưa làm được. Truyền giáo qua việc bày tỏ tình thương với tha nhân mà sao trở nên quá khó. Truyền giáo thể hiện qua việc tha thứ cho những người xúc phạm đến mình, chúng ta vẫn thấy mình không thể.

Ngay tại Việt Nam này, hôm nay đó thôi, Giáo Hội tại Việt Nam vẫn còn đó những cánh đồng truyền giáo mênh mông…nhưng tôi và bạn, chúng ta đã thực sự truyền giáo hay chưa?

Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP