$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Khi tình yêu sửa lỗi. Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXIII Thường Niên

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 166 | Cật nhập lần cuối: 9/5/2020 9:12:46 PM | RSS

Mt 18, 15-20

“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em”

Trong cả ba bài đọc hôm nay, chúng ta thấy một chủ đề nổi lên xuyên suốt, đó chính là tình yêu, một tình yêu có khả năng làm cho người khác được biến đổi, được lớn lên từ những giới hạn và lỗi phạm của họ.

Từ bài đọc 1 trích từ sách Edekiel 33, 7-9, Thiên Chúa chỉ rõ cho ngôn sứ Edekiel nhiệm vụ của ông chính là “người canh gác cho nhà Israel”. Nhiệm vụ “canh gác” này không phải hiểu theo nghĩa đen là ngồi đấy giữ cửa, nhưng nhiệm vụ của ngôn sứ chính là thay mặt Thiên Chúa để nói với dân những điều Thiên Chúa truyền cho dân. Ngôn sứ phải là người gióng lên tiếng nói cảnh báo lỗi lầm của kẻ ác và kêu gọi họ ăn năn trở lại. Ngược lại, nếu ngôn sứ lại không chịu nói lời Thiên Chúa, sợ hãi để không chịu mở miệng sửa lỗi cho dân, giúp cho kẻ ác sửa lỗi, thì Thiên Chúa sẽ trừng phạt, sẽ “đòi nơ máu” ngôn sứ khi ông không làm tròn nhiệm vụ của mình, để cho kẻ ác phải chết mà không có cơ hội để sửa đổi.

Sang đến bài Tin Mừng, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách thức sửa lỗi anh chị em mình. Từ nhỏ to chỉ có hai người, rồi đến thêm nhân chứng thứ ba nếu người mắc lỗi không chịu nghe-sửa, tiếp đến đưa ra cộng đoàn, nếu người mắc lỗi vẫn mãi cứng lòng, không chịu nghe, đón nhận và sửa. Và cuối cùng là loại trừ với kẻ ngoan cố.

Xem ra đó là một tiến trình của sửa lỗi trong tình yêu. Đó là cách thức sửa lỗi nhẹ nhàng, kín đáo, tôn trọng người khác, cho dẫu họ mắc lỗi hay phạm tội. Phương thức mà Chúa Giêsu dạy chúng ta trong cách sửa lỗi đó, khởi đi từ tình yêu, khi thực sự từ bên trong, chúng ta muốn điều tốt cho người khác. Chỉ khi chúng ta có tình yêu đủ, thì cách thức chúng ta sửa lỗi cho người khác mới có thể đi đến kết quả tốt, một khi họ nhận ra sự chân thành, tình yêu mà chúng ta dành cho họ. Để rồi, chính khi cảm nhận được yêu thương, họ mới thôi không còn “khiên thuẫn phòng thủ”, không cứng cỏi, nhưng là mở lòng, là đón nhận và chấp nhận lỗi phạm của chính họ để sửa sai.

Tuy nhiên, chúng ta lại có một cách sửa lỗi, góp ý với tha nhân trước lầm lỗi của họ một cách xem ra thiếu tôn trọng, tế nhị, và trên hết là thiếu tình yêu. Nhiều khi chúng ta nói cho được, xem ra như quan tòa, thẩm phán kết tội, hơn là trao cho anh chị em mình cái nhìn của sự cảm thông, lòng thương xót, nhưng cũng có đủ sự cứng rắn để khuyên bảo họ sửa lỗi. Chúng ta dễ làm cho người mắc lỗi cảm thấy sự ngột ngạt, thiếu tôn trọng, và không đủ tin tưởng vào sự cẩn mật của chúng ta với lầm lỗi của họ. Thế nên, họ không dễ để chấp nhận sự lỗi phạm, và việc chối hay phòng thủ là điều trước tiên họ cần thực hiện.

Xin Chúa giúp cho chúng ta có một tình yêu đủ lớn, nhờ đó, chúng ta mới có được lòng nhân hậu và sự cảm thông, biết thế nào là sự cẩn mật cần thiết, là sự tôn trọng với người cần chúng ta sửa lỗi, biết làm thế nào để nói, để sửa lỗi cho anh chị em mình. Và như vậy, chúng ta mới có thể thi hành sứ vụ ngôn sứ mà Chúa đã đặt để vào trong mỗi người chúng ta, trong mỗi hoàn cảnh cụ thể, để nói lời Thiên Chúa cho người khác. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P