$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Học biết phân định. Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật 33 TNC

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 197 | Cật nhập lần cuối: 11/17/2019 11:32:41 AM | RSS

Luca 21, 5-19

Đức Giê-su đáp : "Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng : ' Chính ta đây ', và : ' Thời kỳ đã đến gần ' ; anh em chớ có theo họ ( Lc 21,8)

Xem ra thật là thú vị với câu nói của Chúa Giêsu mà chúng ta vừa đọc trên đây. Chúng ta sẽ hỏi Chúa: ai là thuộc nhóm “nhiều người” mà Chúa Giêsu nói rằng họ là kẻ mạo danh Thầy? Ngày hôm nay, “nhiều người” này có ở giữa chúng con hay không, lạy Chúa?

Có thể chẳng mấy hữu ích khi chúng ta cố gắng chỉ ra “nhiều người” giả mạo đó là ai: là người này hay người kia. Nhưng chí ít cái mà chúng ta đọc Lời Chúa, suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa sẽ cho chúng ta một vài nguyên tắc chung để phân định, cũng như cũng cần phải dè chừng chính mình rơi vào nhóm “nhiều người”ấy.

Trước tiên, Chúa Giêsu sử dụng từ “lừa gạt”, “mạo danh để chỉ đến những kẻ giả dối, tự cho mình là những ngôn sứ, hay tự cho mình là chính đấng có thể cứu chuộc người khác, cứu chuộc chúng ta.

Đã có lần, Chúa Giêsu cảnh cáo những người đi theo Ngài, những người biệt phái và cả chúng ta rằng: không phải khi chúng ta kêu lên “Lạy Chúa, Lạy Chúa”, chúng ta nói về Chúa, chưa chắc là chúng ta đã nói trong Thánh Thần. Có những người giảng hay, nói hay, rất thuyết phục người khác, nhưng nếu không có Thánh Thần chỉ dẫn, họ chỉ là những ngôn sứ giả, lời nói của họ không phát xuất từ Thiên Chúa, và dĩ nhiên, kéo người nghe họ rơi xuống hố, xa lạc đức tin, và không gặp được chân lý, Thiên Chúa trong cuộc đời của họ.

Vậy làm thế nào để chúng ta biết phân định, nhận ra đâu là ngôn sứ thật của Thiên Chúa, người đang nói từ chính trái tim của Chúa Giêsu?

Tiêu chuẩn để chúng ta nhận ra tính ngôn sứ thật trong lời nói của người khác, khi họ nói về Thiên Chúa: đời sống cầu nguyện cùa người rao giảng.

Bởi chỉ trong cầu nguyện, Thánh Thần sẽ đưa dẫn tâm hồn họ đến gặp chính Chúa, làm cho trái tim của họ được hòa nhập vào trong trái tim của Chúa Giêsu. Thánh Thần sẽ hướng dẫn họ, dạy họ biết nói những gì, làm gì để giới thiệu Chúa cho người khác. Và như vậy, những gì họ giảng, họ nói từ trong trái tim của Chúa Giêsu, làm cho lời- cách sống của họ hàm chứa chân lý, sự thật; chứng minh họ là ngôn sứ thật, chỉ rõ Thiên Chúa là ai, chứ không làm cho người khác ngộ nhận họ là chúa.

Và với chúng ta cũng vậy, nếu có đời sống cầu nguyện với Thánh Thần, thì khi chúng ta nghe những lời người khác nói, chúng ta có khả năng để phân định được họ là ai, lời nói họ rao giảng có ý gì, hay muốn đạt mục đích gì. Nhờ cầu nguyện, ít nhất là trong cách nhận định ban đầu, chúng ta nhận ra lời nói hay nội dung truyền đạt không hợp với cách suy nghĩ của chúng ta, để rồi, càng nhờ ơn Thánh Thần trong nhừng giờ cầu nguyện, chúng ta nhận ra con người và thông điệp của người giảng là sai lệch, có ý lừa dối. Tiếp sau đó, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nội dung người khác nói sẽ nhận ra đâu là những lời giảng thuyết chân thật phù hợp với Tin Mừng, giáo lý, và giáo huấn của Giáo, không xuất phát từ trái tim của Thiên Chúa.

Ngày hôm nay, dường như có rất nhiều người trong chúng ta không có hay thiếu vắng sự phân định này, để rồi dễ bị mập mờ lôi cuốn theo những kiểu ngôn sứ giả đang thao thao bất tuyệt ở giữa chúng ta. Chẳng hạn như việc người giảng và chữa lành bệnh ngay trong thánh lễ, - trong khi thánh lễ chỉ để cử hành phụng vụ Lời Chúa và Thánh Thể- làm cho nhiều người ùn ùn chạy theo chưa nói theo kiểu ví von “tin sái cổ” vào họ, đấng có thể chữa lành bệnh tật. Hoặc có kiểu cách đặt tay ban Thánh Thần, xô ngã người lãnh nhận một cách lạ lẫm, khó hiểu…trong hay sau thánh lễ.

Thế nhưng, những kiểu ngôn sứ giả ấy vẫn tồn tại…bởi vẫn còn nhiều người tin theo. Vì sao?

Bởi nếu chúng ta cũng không có đời sống cầu nguyện thật trong Thánh Thần, chúng ta làm gì có thể có được cách phân định để nghe được đâu là tiếng nói của Thiên Chúa, đâu là của ngôn sứ giả, của thần ác. Và như vậy, những ngôn sứ giả vẫn có đất dụng võ, và chúng ta vẫn mãi chạy theo mà không nghe được tiếng nói đích thực của Thiên Chúa trong lòng mình, của Giáo Hội, của những ngôn sứ thật.

Vì thế, bạn chỉ có thể nhận ra đâu là ngôn sứ thật, hay ai là ngôn sứ giả mạo, lừa dối mình…khi chúng ta có đời sống cầu nguyện mà thôi. Và dĩ nhiên, chúng ta sẽ quay lưng lại với những tiếng nói của ngôn sứ giả, mà chỉ nghe theo tiếng Chúa, đi theo Chúa và làm những gì Chúa muốn.

Nt. Teresa Ngọc Lễ,O.P