$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Ngôn ngữ và cách nói của Chúa Giêsu. Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 222 | Cật nhập lần cuối: 5/5/2020 8:42:39 AM | RSS

Gioan 10, 22-30

“Người Do-thái vây quanh Đức Giê-su và nói : “Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ ? Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết.” 25 Đức Giêsu đáp : “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi.” (24-25)

Trong khi những người Do Thái đang muốn tin Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, nên họ yêu cầu Chúa hãy nói công khai, giải đáp thắc mắc của họ. Thế nhưng, câu trả lời của Chúa Giêsu có thể khiến họ thêm bối rối. Người không trả lời trực tiếp câu hỏi của họ “đúng” hay “không”, nhưng Chúa Giêsu cho họ cơ hội để hiểu ngôn ngữ, cách nói của Người trước vấn đề của họ.

Chúa Giêsu cho biết, những gì Người nói, những việc Người làm nhân danh Chúa Cha, đều là câu trả lời rõ ràng, là những điều làm chứng thật công khai để minh chứng Người chính là Đấng Mêsia của dân.

Thế nhưng, bao phen nghe, bao lần thấy những điều Chúa nói và hành động, nhưng những người Do Thái vẫn chẳng chịu tin. Họ đòi Chúa nói công khai, rõ ràng, trả lời thẳng vào câu hỏi của họ.

Món quà đức tin mà Chúa Cha trao cho họ, đòi buộc họ phải đón nhận từ bên trong, và chắc chắn sẽ cho họ điều họ mong muốn. Tuy vậy, họ không mở lòng mình ra để cho quà tặng đức tin đó có được vị trí trong tâm hồn họ, và chịu mở món quà để đi tiếp trên hành trình đức tin của mình.

Điều này cũng có thể đúng với chúng ta, khi mà chúng ta bao phen cũng muốn Chúa “hiển hiện” cách công khai, muốn Chúa trả lời rõ ràng, “có” hoặc “không” với niềm tin của chúng ta vào Ngài, như một bài trắc nghiệm của đức tin. Chúng ta đòi Chúa phải đáp ứng điều kiện thì chúng ta mới tin, còn nếu không, chúng ta vẫn cảm thấy nghi ngờ và không đặt cược cuộc đời mình vào tay Chúa.

Tuy nhiên, Chúa có ngôn ngữ và cách nói riêng của Người với chúng ta. Người dùng ngôn ngữ hoàn hảo và theo cách hoàn hảo để nói với chúng ta trong đời sống đức tin. Đức tin của chúng ta chỉ có thể lớn lên được khi chúng ta ngoan ngoãn chịu lắng nghe tiếng của Chúa, học nghe ngôn ngữ của Người nói. Và như vậy, chúng ta mới hiểu được điều Chúa nói với chúng ta trong thực tế đời mình. Và đó là cách duy nhất mà chúng ta có thể được biến đổi như Chúa muốn chúng ta là.

Soi rọi vào đời sống thiêng liêng, chúng ta cật vấn chính bản thân: khi Chúa nói, tôi có lắng nghe Chúa được tốt hay không? Tôi có muốn học biết cách lắng nghe được Người rõ ràng và có thể phân định được tiếng nói sự thật của Chúa với những tiếng nói giả dối khác trong cuộc đời của tôi hay không? Khi lắng nghe, tôi có muốn để cho Chúa thuyết phục tôi, hay tôi muốn Chúa làm theo cách của tôi, với ngôn ngữ mà tôi muốn?

Lạy Chúa, xin hãy giúp con biết khiêm tốn đón nhận quà tặng đức tin của Chúa ban cho con bằng tất cả tâm trí của con, để con dễ dàng lắng nghe được tiếng của Chúa, hiểu được ngôn ngữ của Chúa, và đón nhận Ngài là Vị Mục Tử duy nhất của đời con. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P