$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Lời Chúa thứ Sáu Tuần III Phục Sinh : BÁNH CỦA SỰ SỐNG

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 412 | Cật nhập lần cuối: 4/21/2018 9:15:45 AM | RSS

Ga 6,52-59

Vẫn là những ngôn từ gây “shock” của Chúa Giêsu. Quả là Chúa Giêsu không ngừng gây nên những khó chịu, những cú sốc chóng mặt với người Do Thái thời Ngài.

Ăn thịt ông và uống máu của ông sao? Chúng tôi không thể hiểu nổi những gì ông nói, và chẳng lẽ ông không phải là người Do Thái, biết mình sợ những gì. Chắc chắn họ đã phải thốt lên trong sự tức tối và khó chịu lắm lắm.

Sốc thật, vì người Do Thái rất sợ máu, thứ mà dễ làm cho họ bị ra nhơ uế. Máu biểu tượng cho sự sống, nhưng lại cũng là biểu tượng của sự nhơ uế. Vì thế, trong câu chuyện người Samaritanô nhân hậu, hai vị “có chức sắc” trong Do Thái đã không thể giúp đỡ nạn nhân nên họ chọn phương án bỏ mặc nạn nhân đang bê bết máu giữa đường. Họ không dám đụng vào, không phải vì sợ vạ lây như nhiều người trong xã hội chúng ta ngày nay đang lo sợ, nhưng là vì họ sợ bị ra nhơ uế.

Trong suốt chương 6, với diễn từ Bánh Hằng Sống, Chúa Giêsu liên tục nhắc đi nhắc lại “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi…”, làm cho sự khó chịu của người Do Thái ngày càng bị đẩy lên đỉnh điểm.

Chỉ trong đoạn Tin Mừng phụng vụ hôm nay, chỉ trong 8 câu, Đức Giêsu đã lập đi lập lại 4 lần cụm từ “ai ăn thịt và uống máu tôi”… đủ để cho chúng ta thấy tầm quan trọng của những lời Chúa Giêsu mời gọi, tuyên bố. Nhưng đồng thời cũng bày cho chúng ta thấy sự khó chịu ngày càng tăng của người Do Thái, khi họ chỉ hiểu được theo nghĩa văn tự (nghĩa đen) lời của Chúa Giêsu nói với họ.

Ngày hôm nay, chúng ta không hiểu những gì Chúa Giêsu nói theo nghĩa văn tự, bởi chúng ta đã được học và hiểu những gì Ngài đang nói đến chính là Thánh Thể, nguồn lương thực cho đời sống tâm linh của mọi Kitô hữu.

Làm sao chúng ta có thể lãnh nhận Thánh Thể, đón nhận Chúa Kitô vào trong cõi lòng mình, mà cuộc sống của chúng ta còn ì ạch, không có gì để chứng tỏ Ngài đang ở trong chúng ta?

Nếu chúng ta đón nhận Thánh Thể như là nguồn sống, và ý thức rằng Đức Kitô đang ở trong chúng ta, thì chắc chắn, cuộc sống của chúng ta sẽ được biến đổi, cộng đoàn nơi chúng ta đang sống sẽ được biến đổi, và lúc đó, chúng ta có thể nói được như Thánh Phaolô “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)

Xin Chúa cho mỗi người chúng con ý thức hơn khi đón nhận Ngài vào trong tâm hồn mình mỗi khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Xin cho chúng con không chỉ hiểu Mình và Máu Chúa Kitô trong Thánh Thể, nhưng còn mở rộng ra hơn trong khi chúng con đón nhận anh chị em mình, hình ảnh và than thể Chúa Kitô đang ở giữa chúng con. Có như thế, trái tim của chúng con sẽ mở ra và vòng tay của chúng con sẽ rộng mở hơn để đón lấy Chúa nơi từng người chúng con gặp gỡ. Và đó cũng là bí tích trong cuộc đời của chúng ta mỗi ngày. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP