$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Khiêm tốn để được tha thứ. Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần III Mùa Chay, Năm C

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 280 | Cật nhập lần cuối: 3/30/2019 8:33:32 AM | RSS

Luca 18,9-14

Tin Mừng, với dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể về hai người lên đền thờ cầu nguyện, nhưng hai kết quả lại khác và trái ngược nhau.

Dụ ngôn tiết lộ cho chúng ta thấy một vài điểm trọng tâm yêu thích trong Tin Mừng của Luca : lời cầu nguyện và về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những tội nhân bị ruồng bỏ. Dụ ngôn tiết lộ một sự kết hợp của các chi tiết thực tế, lạ, và sự xuất hiện của nghịch lý để cắt xén đi những hiểu biết thông thường về nước của Thiên Chúa.

Nghịch lý trong câu chuyện nằm ở chỗ : một con người bị kết là tội nhân, bị cộng đồng tôn giáo khinh dể thì lại được Thiên Chúa nhận lời cầu nguyện, và được tha thứ, nhưng còn một người được cộng đồng tôn giáo coi trọng, kính nể…thì không được Thiên Chúa nhận lời và trở về với tay không.

Một lời cầu nguyện được Chúa đón nhận, nhờ vào sự khiêm tốn, nhờ vào một sự nhìn nhận tội của mình và cầu mong lòng thương xót Chúa, đó là của người thu thuế. Trái lại, lời cầu nguyện của người Pharisiêu đã không được Chúa đón nhận và thứ tha, bởi sự tự mãn, gạt bỏ ân sủng của Thiên Chúa trong việc làm cho người nên công chính.

Thiên Chúa luôn ưa thích tâm hồn khiêm tốn trước Ngài. Sự khiêm tốn trước Thiên Chúa không phải là hệ quả của sự sợ hãi trước một uy quyền, nhưng là thái độ của một ý thức khi nhận ra tình trạng, thân phận đầy dẫy những giới hạn của mình, những lỗi phạm của mình trước Đấng Thánh, Đấng Tuyệt Hảo.

Nếu tôi vẫn cầu nguyện, nhưng tại sao đời tôi vẫn chẳng thay đổi, và xem ra vẫn dậm chân tại chỗ, không thấy mình gần Chúa là bao?

Tôi phải nhìn lại tự trong chính lòng mình, để thấy tôi đã cầu nguyện ra sao? Tôi có thực sự khiêm tốn để nhận ra sự bất toàn của bản thân, để cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình hay không?

Hay tôi như người Pharisiêu, luôn tự hào mình đã làm được điều này, cái kia, đã đi nhà thờ, đọc kinh đều đặn…trước Chúa, một thói tự phụ kiêu căng chối bỏ tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa đối với mình?

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P