$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Đón nhận và sống lòng thương xót. Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật II Phục Sinh- Chúa Nhật Kính Lòng Thương xót Chúa

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 95 | Cật nhập lần cuối: 4/11/2021 8:46:59 AM | RSS

Ga 20, 19-31

Các bài đọc của ngày Chúa Nhật hôm nay đều nói về lòng thương xót của Thiên Chúa, sự cần thiết của niềm tin cậy và sự cần thiết của chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa trên tội lỗi của chúng ta.

Lời nguyện nhập lễ nói đến Chúa Cha là “Thiên Chúa của lòng thương xót”. Trong Thánh vịnh – đáp ca hôm nay (Tv 117(118), chúng ta lập lại nhiều lần “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.” Thực vậy, Thiên Chúa đã mặc khải, biểu lộ lòng thương xót của Ngài, trước hết và trên hết, bằng việc gửi Con duy nhất của Ngài để trở nên Đấng Cứu Độ và là Chúa của chúng ta bằng đau khổ, cái chết và sự Phục sinh của Người. Đó là dấu chỉ tuyệt vời của lòng thương xót trên con người tội lụy. Và tiếp nối mãi trong dòng chảy nhân loại, lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn mãi được ban cho chúng ta mỗi khi chúng ta cử hành các Bí tích.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể chia đoạn Tin Mừng thành hai phần, để suy niệm về lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời của mỗi người chúng ta, và thái độ đón nhận đức tin, và làm cho đức tin được trưởng thành trong cuộc đời mình

Phần đầu của bài Tin Mừng (cc 19-23), Thánh sử Gioan kể lại việc Chúa Giêsu Phục Sinh đã trao lệnh truyền cho các môn đệ, khi sai các ông đi rao giảng về “Tin mừng” của tình yêu, của lòng thương xót. Người thổi hơi – trao ban Thánh Thần- trên các ông và trao cho các ngài năng quyền – thay thế Người- để trao ban lòng thương xót của Thiên Chúa trên con người, trên các tội nhân Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” Trong phần này, chúng ta nhận ra rằng, Chúa Giêsu đã dùng Giáo Hội để tiếp tục sứ mệnh lòng thương xót của Ngài. Ngài ban cho Giáo Hội, ban cho các tông đồ thẩm quyền để tha thứ, quyền năng để chuyển trao lòng thương xót của Thiên Chúa trên con cái mình là những tội nhân. Chính khi Giáo Hội tha thứ cho con cái mình, đó mới là Giáo Hội có Chúa Giêsu, Đấng Phục Sinh ở giữa, Đấng ban sức mạnh và quyền năng tha thứ cho Giáo Hội.

Và như vậy, chúng ta, khi đón nhận được lòng thương xót của Chúa qua Giáo Hội, chúng ta cũng phải sống lòng thương xót đó với tha nhân. Chính khi chúng ta đón nhận tha thứ của người khác, hay chính chúng ta tha thứ cho tha nhân, Chúa Giêsu Phục Sinh mới thực sự đang ở giữa chúng ta. Chúng ta sẽ không thể nào thiết lập được một cộng đoàn Kitô thực sự nếu chúng ta không tha thứ cho nhau. Và gia đình của chúng ta sẽ không thể là một gia đình Công Giáo, một gia đình có Chúa ở giữa, một gia đình hạnh phúc, nếu vợ - chồng, cha mẹ-con cái, và giữa anh chị em không biết tha thứ cho nhau, đón nhận và chữa lành thương tích, tổn thương của nhau bằng tình yêu và lòng thương xót.

Phần thứ hai của bài Tin Mừng, Gioan cho chúng ta thấy một Tôma nhất quyết không khoan nhượng với những lời “đồn thổi” về Chúa đã sống lại, mặc cho những lời tường thuật lại của các môn đệ khác. Ông đòi kiểm chứng, để rồi mới tin. Đó cũng là một lời nhắc, một lời cảnh báo cho chúng ta, nếu chúng ta cứ khăng khăng đòi những dấu lạ, đòi phải xem thấy dấu lạ, hay Chúa hiện ra…chúng ta mới tin. Và chúng ta nghe Chúa nói “Phúc cho những ai không thấy mà tin.” (Ga 20, 29). Quả thật, với những người tin vào Chúa Giêsu chết và sống lại, những Kitô hữu sau thời các tông đồ, hay những Kitô hữu trải qua giòng lịch sử mấy ngàn năm, và cho đến nay, họ không còn có thể “nhìn thấy” Chúa bằng con mắt thể lý, nhưng họ vẫn tin vào Ngài. Vì sao? Là bởi họ được nghe những lời rao giảng, như Thánh Phaolô nói “Có đức tin là nhờ nghe rao giảng” (Rm 10,17). Thế nên, đây cũng là lời nhắc nhớ chúng ta về sứ mạng rao giảng về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu chết và sống lại để cứu độ con người, mà chúng ta xem ra đang quên lãng, hay còn thờ ơ.

Suy gẫm Tin Mừng, chúng ta đang thấy lòng mình nổi lên những điều gì? Phải chăng,

Chúa muốn tôi và bạn, hãy mở lòng mình ra để đón lấy lời mời gọi của Chúa: hãy đón lấy và thực hành lòng thương xót ngay tại trong gia đình, hàng xóm, bạn bè…

Và giống như Thánh Tôma, có những khi sự hoài nghi là một cơ hội để chúng ta lớn lên trong đức tin. Thế nên, chúng ta xin Chúa cho chúng ta khi phải đối mặt với những thách đố, nhưng luôn có sự tín thác và mở lòng mình ra để Chúa làm việc trên chúng ta, vì Chúa biết chúng ta cần gì để lớn lên trong đức tin.

Và đừng quên còn bao người chưa biết Chúa, phải chăng tôi và bạn chưa nói về Chúa cho họ?

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P