$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Dạy là phải thực hành. Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần III Mùa Chay.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 172 | Cật nhập lần cuối: 3/18/2020 4:08:53 PM | RSS

Mt 5, 17-19.

“Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời”

Người đời rất dễ bị dị ứng, quay lưng với những người nói mà không làm. Họ lại còn khắt khe hơn nữa đối với những người đóng vai trò “thầy dạy” trong xã hội và đặc biệt với những “thầy dạy” của các tổ chức tôn giáo. Họ muốn bạn dạy điều hay, bạn phải sống điều đó trước đã. Bởi cho dẫu cái xã hội, hay thế giới từ ngày xưa cho đến nay cũng không hề thiếu những sự dối trá, nhưng tận trong cái phần thiện và điều tốt nơi con người, họ vẫn muốn nghe và muốn nhìn thấy lời dạy phải được thực hành nơi người dạy mình.

Ngày hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ “Các ngươi đừng tưởng ta đến để bãi bỏ lề luật”, nhưng không, Chúa Giê su khẳng định, Ngài không bãi bỏ luật cũ- luật Mô sê mà họ đã tuân giữ, nhưng là để kiện toàn luật đó, làm cho luật mang ý nghĩa của yêu thương, của một sự chân thành giữ luật vì tình yêu với Thiên Chúa và với anh chị em mình.

Tình yêu phải là điều căn cốt, thúc đẩy con người giữ luật, để nhờ luật, như cái thang, hay con đường, đưa họ đến với Thiên Chúa. Không có tình yêu, mọi khoản luật con người tuân giữ sẽ trở nên nặng nề, và dẫn đến tình trạng nệ luật và lược bỏ tình yêu, lòng nhân hậu của Thiên Chúa dành cho con người.

Để rồi, giáo huấn của Chúa Giêsu đưa chúng ta đi tới chỗ cật vấn chính bản thân mình, khi Người muốn chúng ta, trong vai trò là người thầy (là cha, là mẹ, là một giáo lý viên, một nữ tu, một chủng sinh, linh mục…) khi dạy dỗ người khác thực hành các luật Giáo Hội, luật Chúa, tuân giữ các giá trị Tin Mừng. Thiên Chúa muốn chúng ta dạy người khác tuân giữ luật, nhưng chúng ta phải là gương mẫu để sống điều mình đã dạy.

Vì sao? Cũng chính “tình yêu” làm thước đo để giữ luật, thì tình yêu ấy cũng là động lực để đẩy chúng ta đi tới việc dạy người khác phải sống sao cho trọn vẹn làm con cái Chúa, giữ luật và sống các giá trị Tin Mừng đòi hỏi.

Nếu không có tình yêu, không có sự thân tình, gần gũi với Thiên Chúa, chúng ta không có đủ “sức mạnh” để làm cho lời dạy của chúng ta thành hành động, điều cần trước nhất khi dạy cho người khác.

Khi bạn yêu cha, hay mẹ mình, thì những gì bạn dạy về sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ mà bạn dạy con mình, sẽ rất có tác dụng và đạt kết quả. Bởi những đứa con sẽ nhìn thấy tỏ tường sự thảo hiếu, tận tụy chăm sóc ông bà của bố/mẹ nó, và như một giòng nước ngọt trong, những gì chúng thấy, những gì chúng nghe từ lời dạy của bố mẹ, sẽ giúp chúng có được sự thảo hiếu, quý trọng, yêu thương ông bà, cha mẹ của chúng.

Nếu chúng ta chỉ dạy, mà không tuân giữ những gì chúng ta giảng dạy, sẽ chẳng có ai nghe và thực hành những gì chúng ta đã dạy. Và như thế, chúng ta rơi vào tình trạng của sự khốn đốn, sẽ bị trở thành “kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời.

Hoặc giả như khi bạn dạy con mình phải giữ luật Chúa như sự công bằng, chân thật, …nhưng bạn lại chèn ép lương của người lao động, không cho họ khoảng trợ cấp tương xứng với công việc, khi họ làm thêm giờ… Hoặc khi bạn nói dối, làm ra những sản phẩm kém chất lượng, sử dụng những chất cấm… trong kinh doanh, sản xuất...thì làm sao con của bạn có thể tìm thấy một gương mẫu để chúng noi theo.

Ví dụ như trong vai trò là một linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, là một thành viên trong hội đồng mục vụ giáo xứ…có vai trò giảng dạy, hướng dẫn cho giáo dân, cộng đoàn, cho các em thiếu nhi về những luật phải thi hành, khuyên răn mời gọi sống quảng đại, sẵn sàng phục vụ người khác, yêu thương, khiêm tốn, hiệp nhất, công bằng …, nhưng chính chúng ta lại xem ra hay không nghiêm túc thi hành luật dạy, chúng ta thích tìm quyền, muốn được phục vụ, tính khí kiêu ngạo, khó làm việc chung được với người khác, …thì chúng ta làm sao có được “chỗ nhất trong Nước Trời” được. Bởi lẽ, chúng ta đã không giúp,đưa dẫn người khác đi vào con đường tốt lành, để trở thành con cái tốt lành của Thiên Chúa, do sự bất nhất trong lời dạy và lối sống của chúng ta.

Xin Chúa giúp con luôn cảnh tỉnh chính mình, để những gì con dạy khiến con phải ý thức, và cố gắng sống, thực hành hoàn thiện mỗi ngày từng chút một. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P