$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY -CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN ĐỨC TIN, Nt. Maria Tăng Thị Thiêng

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 137 | Cật nhập lần cuối: 3/14/2020 6:42:56 PM | RSS

Tin Mừng Gioan muốn chúng ta tìm hiểu hôm nay là để người đọc tin rằng Đức Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa và nhờ tin vào Ngài thì được sống. Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng đang chờ đợi người thiếu phụ Samari bên bờ giếng của Tổ phục Giacob giữa ngã ba đường, tại làng Sikar. Từ một lời xin được nước uống, Chúa Giêsu đã khéo léo bắt chuyện và dần dần đưa người thiếu phụ từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: từ chỗ chỉ thấy người đối thoại với mình là một người lữ hành, một người Do Thái kỳ lạ, dám tiếp xúc với một người phụ nữ Samari vốn thù nghịch với mình, đến chỗ coi người lữ hành nầy như một tổ phụ – như Tổ phụ Giacod – còn hơn nữa, như một tiên tri và cuối cùng nhận ra Ngài là Đấng Cứu Thế đã được trông đợi từ lâu. Chị liền vội vàng chạy đi thông báo cho dân thành đến với Đấng Cứu Thế. Chính ngài sẽ ban cho chúng ta “Nước hằng sống”. Bao lâu chưa tìm ra nguồn nước đó, con người sẽ chết đói, chết khát.

Để có thể nhận ra Ngài là Đấng Thiên Sai. Ngài đã dẫn chị qua ba bước:

a) Đức Giêsu làm cho chị nhận ra mình không phải là người cho nước mà trái lại là người xin nước: Trước hết Chúa đã thay đổi tương quan giữa Ngài và người phụ nữ (c.7-15)

Người phụ nữ vừa đến nơi, liền xảy ra cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và chị ấy, “ xin cho tôi nước uống ”. Có lẽ do nghe giọng nói của Đức Giêsu, người phụ nữ biết rằng, Người không phải là dân địa phương, nên đã cao giọng đưa ra mấy nhận xét tiêu cực. Làm sao Người lại dám xin điều gì với một người Samari? Chẳng lẽ Người lại không biết tập tục cấm một người đàn ông nói chuyện một mình với một người đàn bà lạ mặt? Nhưng Chúa Giêsu đã dẫn chị từ sự đối lập giữa hai dân tộc Samari và Do Thái. Ngài không phân biệt, không khinh chê, không kỳ thị, sẵn sàng xin nước uống từ một người phụ nữ Samaria, là người đàn bà trắc nết, đã qua sáu đời chồng nên đi lấy nước cũng không dám đi công khai vì sợ người ta khinh bỉ, dè bỉu nên phải đi vào ban trưa vắng vẻ. Với một người tội lỗi mà trong văn hóa Do Thái cũng như Samari đều coi rẻ, coi khinh. Ngoài ra Samari còn là một loại người mà người Do Thái cho là ly khai, vì người Do Thái cho mình là người trung thành với luật, đặt mình lên trên, còn Samari chỉ là người ngoại bang. Chị biết thế, nên thấy Chúa Giêsu là người Do Thái đến xin nước thì chị rất đỗi ngạc nhiên thắc mắc: “ Ông là người Dothái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao.”(c.9). Sự khiêm tốn của Chúa Giêsu khiến chị thấy gần gũi và tiếp nhận được điều Chúa muốn dạy. Thế nên sau khi xin nước, chị cảm thấy được Chúa Giêsu tôn trọng và thương mến. Sự hạ mình của Chúa Giêsu chính là cốt lõi để biến đổi tương quan giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ, Ngài đã chuyển từ nước tự nhiên sang nước tái sinh và đã đảo ngôi từ người xin sang người cho. Ngài gây sự ngạc nhiên nơi người phụ nữ bằng cách tự hạ xin nước và Chúa Giêsu trở thành người cho nước chị và chị trở thành người xin nước.

  1. Đức Giêsu làm cho chị nhận ra chị được Ngài biết rõ và từ đó nhận ra Ngài là vị ngôn sứ (c.16-19).

Cuộc đối thoại lại chuyển sang một hướng khác hẳn. Không úp mở, Đức Giêsu bảo chị đi gọi chồng lại đây. Qua câu nói này, Đức Giêsu nắm lại phần chủ động trong đối thoại. Chị đã thú nhận không mập mờ rằng chị không có chồng. Đức Giêsu trân trọng sự chân thành đó. Nhưng Người cho chị thấy khả năng hiểu biết đặc biệt của Người khi nói rằng rằng chị đã có năm đời chồng. Đã thế, Người còn nói: “Hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị”. Chúa cho chị thấy Ngài biết rõ đời tư của chị, cái biết không phải soi mói nhưng là cảm thông, thương sót. Vì thế, Người phụ nữ không mất tinh thần. Chị nhận ra chiều kích ngôn sứ này. Đây không phải là một cuộc xưng thú tội lỗi ép buộc, nhưng là một bước đi tới sự thật, nhờ đó người phụ nữ cảm thấy được giải thoát khỏi quá khứ của chị. Sự thật và sự rõ ràng của cuộc gặp gỡ đòi hỏi sự trong suốt này. Bây giờ chị hướng về hiện tại và tương lai một cách mới mẻ, và hậu quả là chị tuyên xưng Đức Giêsu là một ngôn sứ.Người phụ nữ đang khát tình thương mà giờ đây chị nhận được tình thương nên điều đó thật quan trọng như thế nào đối với chị. Chị đã nhận ra Đức Giêsu chẳng những là một ngôn sứ mà còn là người yêu thương chị nữa, dù đã biết đời tư của chị không tốt đẹp. Chị cảm thấy được yêu và sinh lòng cảm mến. Đây chỉ là cuộc gặp gỡ bên bờ giếng không gì thường tình hơn, nhưng cuộc gặp gỡ giữa Chúa và người phụ nữ xứ Samaria đã đi vào lịch sử và còn truyền tụng qua muôn thế hệ. Sức mạnh nào đã lật ngược thế cờ vận mệnh đời chị, Từ một người đàn bà đàng điếm trở nên một cán bộ hăng say của Nước Trời. Đó chính là sự khiêm tốn và dịu dàng yêu thương xuất phát từ Chúa Giêsu.

Lạy Chúa, Hôm nay Chúa đến gặp người phụ nữ Samari bên bờ giếng Giacop, chị đã có 6 đời chồng mà lòng vẫn chưa thỏa. Thật cảm động, Đấng ban cho chúng con nguồn nước và mọi ân phúc, kể cả sự sống, thì lại khiêm hạ xin chị “ Chị làm ơn cho tôi xin chút nước!”(c.7b), từ cơn khát thể xác Chúa dẫn chị đến một thực tại lớn lao hơn là cái khát tâm linh, khát hạnh phúc và khát sự sống đời đời. Chúa dạy chị xin Chúa và Chúa hứa ban cho chị “ thứ nước hằng sống” có thể làm cho chị hết khát và trở nên “ dòng suối phát sinh sự sống vĩnh cửu” trong lòng chị. Chúa tỏ cho chị biết Chúa là Đấng Thiên Sai, Đấng đến để đưa chị, đưa nhân loại tội lỗi, đưa chúng con nữa, ra khỏi cuộc sống tội lỗi, ra khỏi nô lệ trần gian , ra khỏi bản thân hư hèn chỉ dẫn tới khổ đau và sự chết và đưa chúng con đến với Chúa là Nước Hằng sống, nuôi dưỡng tâm hồn chúng con trong sự sống đời đời.

  1. Đức Giêsu tăng cường niềm chờ mong của chị về một Đức Kitô và mạc khải mình chính là Đức Kitô (20-26).

Cuộc đối thoại tiến sang một giai đoạn mới nữa, chị tiến thêm một bước rõ hơn về Chúa Giêsu. Người phụ nữ đi tới một bình diện hiểu biết mới: đã linh cảm Đức Giêsu là ngôn sứ, chị hỏi Người rằng đâu là nơi hợp pháp để thờ phượng Thiên Chúa, núi Garizim hay Jerusalem, và chị dùng lời lẽ nghèo nàn để trình bày thế lưỡng nan truyền thống giữa người Do Thái và người Samari. Ngài nói với chị về việc thờ phượng là điều chị đang trăn trở, Người đã nói thẳng thắn và đơn giản về ý nghĩa của phụng tự trong thần khí và sự thật, mà không bận tâm xem là chị có hiểu chăng. Và sự phân rẽ giữa nơi thờ phượng Jerusalem và Garazim thì Chúa Giêsu xóa bỏ nơi thờ phượng, điều mà họ đang mong mỏi “ lúc này không còn là ở Jerusalem hay Garazim mà là trong tinh thần và chân lý”Người không đi vào các tranh cãi “truyền thống”, cứ để cuộc xung đột trong tình trạng mở, chỉ nêu bật ý nghĩa đích thực của việc thờ phượng. Trong hành trình này Đức Giêsu dẫn người phụ nữ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, từ bậc thấp đến bậc cao, cứ mỗi bậc lại nhận ra Ngài rõ hơn. Hướng đi cứ thay đổi liên tục. Và Đức Giêsu, chỉ sau tất cả những chặng này, mới tự mạc khải cho chị như là Đấng Messiah, Người nói đơn giản: “Chính là tôi”. Chị nhận ra Ngài là Đấng Thiên sai..Và khi nhận ra Chúa Giêsu là ai thì chị vội vàng đi loan báo cho dân làng giống như câu chuyện của các môn đệ tiên khởi...Như thế có thể tin mà không loan báo điều mình tin hay không?

Kết: Bằng cách dùng nhiều danh hiệu cách tiệm tiến, mỗi danh hiệu lại như một lời mời gọi tin vào Đức Giêsu, bản văn này vén mở cho thấy mầu nhiệm Đức Giêsu. Lúc đầu, Người chỉ là một người lữ khách vô danh. Sau đó, Người đã được coi là một người Do Thái(c. 9). Dần dần Người xuất hiện ra như nhân vật còn cao trọng hơn tổ phụ Jacob (c. 12). Thêm một bước nữa, Người được được gọi là ngôn sứ (c.19). Và cuối cùng, người phụ nữ linh cảm Người là Đấng Messiah (c. 29). Nhưng lại chính là những người Samari, hoa trái đầu mùa của Dân ngoại, mới tuyên xưng niềm tin của họ vào Đức Giêsu, “Đấng Cứu độ trần gian” (c. 42). Quả thật, Đức Giêsu chính là ánh sáng thế gian (Ga 8,12; 12,46), Đấng mạc khải và Đấng Messiah, là Con Một Thiên Chúa được Ngài cử đến cứu trần gian. Bất cứ người nào tin vào Người thì được sống đời đời (Ga 3,16-18). Người là Ngôi Lời đang thực hiện điều mà Lời Tựa đã nói: “Những ai đón nhận (Người), tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12).

Lạy Chúa, bên bờ giếng của cuộc đời Chúa vẫn ngồi chờ đợi để gặp gỡ chúng con, vẫn khao khát sự hồi tâm trở lại của chúng con. Xin cho chúng con biết lắng nghe để Lời Chúa như mạch nước trường sinh thấm nhuần linh hồn chai đá của chúng con để chúng con được biến đổi như người phụ nữ Samari.

NT. Maria Tăng thị Thiêng op